Kim ngạch tăng mạnh, xuất khẩu "sáng cửa" về đích
BÀI LIÊN QUAN
Kim ngạch xuất khẩu cà phê thiết lập kỷ lục mới, hứa hẹn vụ 2022-2023 sẽ tiếp tục khởi sắcSau 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu điều giảm 14%Kim ngạch xuất nhập khẩu và công thức tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩuTheo ghi nhận, tính chung trong 10 tháng năm 2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ghi nhận 616,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 14,1% (tương ứng với mức tăng 75,99 tỷ USD).
Cũng theo đó, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 10 thặng dư ghi nhận là 2,47 tỷ USD, điều này đã đưa thặng dư thương mại hàng hóa trong 10 tháng năm 2022 lên mức 9,59 tỷ USD.
Chi tiết, về xuất khẩu, trong tháng 10 năm 2022 ghi nhận 30,37 tỷ USD, so với tháng trước tăng 1,9% (tương ứng với mức tăng 552 triệu USD về số tuyệt đối).
Có một số nhóm hàng tăng ở trong tháng điển hình như điện thoại các loại và linh kiện tăng trưởng 285 triệu USD (tương ứng với mức tăng 5,7%); giày dép các loại cũng tăng 171 triệu USD (tương ứng với mức tăng 9,5%); dầu thô ghi nhận tăng 156 triệu USD (tương ứng với mức tăng 100%).
Quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và nội thất "sáng cửa" nhờ nhu cầu phục hồi hậu đại dịch
VNDIRECT cho biết, yếu tố rủi ro xuất phát từ lo ngại lãi suất thế chấp và giá nhà cao hơn có thể làm giảm đi nhu cầu mua nhà và các sản phẩm gỗ nội thất ở Mỹ trong năm 2022. Bên cạnh đó, chi phí logistics và nguyên liệu đầu vào cao hơn so với dự kiến có thể làm giảm đi các biên lợi nhuận gộp trong năm 2022.Cách tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu như thế nào?
Thuật ngữ “kim ngạch” được sử dụng khi định lượng về hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Kim ngạch là tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự phát triển kinh tế và tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Vậy cách tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu như thế nào?6 tháng đầu năm, doanh thu của Vinataba đạt hơn 12.838 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 94 triệu USD
Trong nửa đầu năm nay Vinataba đã nộp ngân sách nhà nước 6.851 tỷ đồng, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 94 triệu USD.Ngoài ra thì có một số nhóm hàng đã giảm mạnh ở trong tháng đó là máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện ghi nhận giảm 410 triệu USD (tương ứng với mức giảm 8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác cũng ghi nhận giảm 238 triệu USD (tương ứng với mức giảm 5,7%).
Như thế, tính chung trong 10 tháng năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu ghi nhận là 312,94 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 16% (tương ứng với mức tăng 43,1 tỷ USD). Trong đó thì mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ cùng các phụ tùng khác ghi nhận tăng 8,27 tỷ USD; giày dép cũng ghi nhận tăng 5,89 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận tăng 5,75 tỷ USD; hàng dệt may cũng tăng 5,64 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện ghi nhận tăng 3,78 tỷ USD.
Ở chiều hướng ngược lại, nhập khẩu hàng hóa ở trong tháng 10 năm 2022 ghi nhận đạt tỷ USD, so với tháng trước giảm 1,7% (tương ứng với mức giảm 485 triệu USD).
Có một số nhóm hàng có giá trị nhập khẩu đã giảm mạnh đã bao gồm máy móc thiết bị dụng cụ cũng như phụ tùng ghi nhận giảm 309 triệu USD, dầu thô cũng ghi nhận giảm 224 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử cũng như linh kiện giảm 221 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may da giày cũng ghi nhận giảm 105 triệu USD. Như thế, tổng giá trị của 4 nhóm hàng này ghi nhận giảm đến 859 triệu USD.
Tính chung trong 10 tháng năm 2022, tổng giá trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước ghi nhận đạt mức 303,35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 12,2%.
Trong đó thì mặt hàng tăng mạnh nhất đó là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận tăng 10,04 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 16,6%); xăng dầu các loại cũng tăng 4,08 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 123,9%); hóa chất và sản phẩm hóa chất ghi nhận tăng 2,81 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 22,5%); than các loại ghi nhận tăng hơn 2,7 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 77,3%); dầu thô tăng 2,31 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 57,2%); nguyên phụ liệu dệt may, da giày cũng tăng 2,24 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 10,4%).
Còn về thị trường xuất nhập khẩu, trong thời gian 10 tháng năm 2022, trao đổi về thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt mức 398,41 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 13,8% và cũng tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (ghi nhận 64,6%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu trên toàn quốc.
Còn trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác cũng lần lượt đó là châu Mỹ đạt 131,23 tỷ USD, so với 10 tháng/2021 tăng 16,8%; châu u đạt 64,7 tỷ USD, so với 10 tháng/2021 tăng 8,9%; châu Đại Dương đạt 15,02 tỷ USD, so với 10 tháng/2021 tăng 30,4% và châu Phi đạt 6,94 tỷ USD, so với 10 tháng/2021 giảm nhẹ 1,5%.
Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận tổng trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 10/2022 ghi nhận là 41,08 tỷ USD, so với tháng trước giảm 0,9%. Điều này đã đưa tổng giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong thời gian 10 tháng năm 2022 lên mức 428,99 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 14,6% (tương ứng với mức tăng 54,58 tỷ USD).
Trong đó thì xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 10 năm 2022 ghi nhận là 22,73 tỷ USD, so với tháng 9 tăng nhẹ 0,1%, từ đó cũng nâng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong 10 tháng năm 2022 của doanh nghiệp FDI lên mức 231,04 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17% (tương ứng với mức tăng 33,52 tỷ USD) và ghi nhận chiếm 73,8% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều hướng ngược lại thì giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong tháng 10/2022 ghi nhận là 18,35 tỷ USD, so với tháng trước giảm 2% và đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt mức 197,95 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 11,9% (tương ứng với mức tăng 21,06 tỷ USD) và chiếm 65,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Còn cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI ở trong tháng 10/2022 đạt mức thặng dư là 4,38 tỷ USD từ đó đưa cán cân thương mại trong 10 tháng năm 2022 của khối doanh nghiệp này lên mức thặng dư gần 33,1 tỷ USD.