Khương Tử Nha - Tiểu sử vị quân sư tài ba giúp lập dựng nhà Chu
BÀI LIÊN QUAN
Vua Khang Hy - Từ đứa con bị ghẻ lạnh đến vị hoàng đế vĩ đại của nhà ThanhKhang Hy hỏi quần thần “Trên thế gian thứ gì béo nhất, thứ gì gầy nhất?”: Câu trả lời chỉ có 8 chữ khiến ông liên tục gật gùTiểu sử về cuộc đời của Khương Tử Nha
Khương Tử Nha là vị quân sư tài ba giúp Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương và lập dựng nên nhà Chu. Trong dân gian có nhiều câu chuyện huyền bí về Khương Tử Nha, thậm chí còn có cả một bộ tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa” viết về cuộc đời ông và cuộc chiến thương chu.
Khương Tử Nha là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc và là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa. Khương Tử Nha là người họ Khương, tên Thương và tự là Tử Nha. Tổ tiên ông ở đất Lã vì thế ông được gọi là Lã Thượng. Khương Tử Nha là người khai quốc công thần nhà Chu vào thế kỷ 12 TCN và là quân chủ đầu tiên của nước Tề, do vậy ông được gọi là Tề Thái công.
Khương Tử Nha là người có công rất lớn trong việc tiêu diệt nhà Thương, lập dựng nên nhà Chu. Ông cũng nổi tiếng với câu nói: “Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, 500 năm trước Gia Cát Lượng, 500 năm sau Lưu Bá Ôn”.
Khương Tử Nha không chỉ nổi tiếng trong thần thoại, tiểu thuyết mà ngay cả trong lịch sử Trung Hoa thì cái tên Khương Tử Nha cũng tiêu tốn khá nhiều giấy mực. Ông được nhận định là một nhà chính trị, nhà quân sự và là người có mưu lược vĩ đại, tuy nhiên cuộc đời của ông cũng khá thăng trầm.
Trước khi phò tá Chu Văn Vương, cuộc sống của Khương Tử Nha vô cùng vất vả và gian nan. Năm 32 tuổi, do triều Thương chiến tranh không dứt nên để tránh tai họa ông đã lựa chọn lên núi tu đạo. Trải qua 40 năm khổ luyện đến năm 72 tuổi ông mới xuất sơn.
Sau khi xuất sơn, do tuổi đã cao lại không có sở trường về nghề nên cuộc sống mưu sinh của ông rất khó khăn, ông phải làm rất nhiều công việc như đàn sọt tre, xay tiểu mạch thành buộc rồi đem đi chợ phiên bán. Ông cũng từng mở quán ăn, bán trâu bò, lợn dê hay di bói mệnh cho người khác nhưng đều thất bại, không kéo dài được bao lâu, do vậy ông bị vợ chê cười và châm chọc. Có thể thấy cuộc sống của ông khá khó khăn và vất vả nhưng ông chưa bao giờ nản chí, Khương Tử Nha là “người cùng nhưng chí không cùng”.
Ông từng đi làm quan cho vua Trụ và đảm nhận chức vị đại phu nhưng thấy vua Trụ tiểu sắc, vô đạo và từng sai ông giám sát việc xây dựng Lộc Đài. Khi xem bản vẽ thi công, ông thấy Lộc Đài được xây cao 4 trượng 9 thước, khoảng 15m với rất nhiều đá quý, trang sức được trang hoàng, trên làm nhà quỳnh, lầu ngọc, điện đài mái cong, còn dùng cả mã não lát thành lan can.
Thấy Trụ Vương chỉ một mực hưởng thụ, lao dịch bách tính, còn băm thịt đại thần, gây hấn với chư hầu, giết hại dân chúng, ông biết ngày mạt vận sẽ không xa, nên đã nói với vợ cùng đi Tây Kỳ, tương lai ắt sẽ có ngày hiển vinh nhưng vợ của ông lại chê ông không có tài cán gì, có mỗi chức quan nhỏ cũng làm không xong và không muốn ở cùng ông. Bất đắc dĩ, Khương Tử Nha phải một mình đi Tây Kỳ (Tây Kỳ sau này là nước Chu).
Cuộc gặp định mệnh của Khương Tử Nha và Chu Vũ Vương
Sau khi đến Tây Kỳ ông có cuộc gặp định mệnh với Chu Vũ Vương hay còn gọi là Chu Văn Vương hay Cơ Xương. Tương truyền rằng đến năm Khương Tử Nha 72 tuổi mới gặp được Cơ Xương và được ông công nhận là người tài. Lúc bấy giờ, Khương Tử Nha mới bắt đầu con đường “dựng Chu diệt Thương” của mình.
Sau khi trốn đến Tây Kỳ, Khương Tử Nha thường xuyên đến núi Chung Nam ngồi câu cá ở trên sông Vị Hà. Do lưỡi câu của ông thẳng nên ông không câu được con cá nào trong nhiều năm. Nhưng thần kỳ ở chỗ, ông câu được một cuốn binh thư trong bụng cá. Đây cũng là thời điểm mà Khương Tử Nha về phò tá cho Cơ Xương. Có rất nhiều điển tích về cuộc gặp gỡ của hai người.
Thời điểm lúc bấy giờ, Cơ Xương nuôi chí lật đổ nhà Thương, ông đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài. Một hôm ông đi săn trên núi Bàn Khê, thấy Khương Tử Nha ngồi câu cá với một lưỡi câu thẳng. Ông thấy làm lạ, bèn hỏi: “Ông lão, ông câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế thì câu sao được?”.
Khương Tử Nha mới trả lời rằng: “Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá còn lưỡi câu này mới câu được minh chủ”.
Thấy thế Cơ Xương liền đem những câu chuyện thế sự ra hỏi, quả nhiên Khương Tử Nha trả lời thông suốt và cho thấy những kiến giải siêu phàm, nói chuyện rất hợp với ông. Cơ Xương rất ngưỡng mộ tài năng của Khương Tử Nha, ông nhớ lời tổ tiên căn dặn sẽ có một vị thánh nhân đến giúp nhà Chu hưng thịnh. Do vậy, Cơ Xương quả quyết rằng Khương Tử Nha chính là người mà ông đang kiếm tìm. Khương Tử Nha được ông đón về cung và phong làm Thái công vọng, từ đó Khương Tử Nha đã theo phò Cơ Xương.
Khương Tử Nha phò tá Cơ Phát
Sau khi về phò tá Cơ Xương, Khương Tử Nha đã giúp Cơ Xương chấn chỉnh lại nội bộ, xây dựng kế sách, lực lượng để chuẩn bị thực hiện việc đánh nhà Thương, mở rộng lãnh thổ nước Chu. Sau này khi Cơ Xương qua đời, Khương Tử Nha tiếp tục phò tá Cơ Phát.
Trong khoảng thời gian phò tá Cơ Xương, Khương Tử Nha đã giúp rất nhiều cho Cơ Xương và được ông đánh giá cao. Tuy nhiên trong 9 năm sau khi Cơ Xương mất, Cơ Phát lên ngôi, Khương Tử Nha tiếp tục phò tá Cơ Phát tiêu diệt Đế Tân nhưng đến tận tháng 2 năm thứ 12 thì quân nhà Chu mới đánh bại được quân nhà Thương ở Mục Giã.
Đôi nét về quá trình Khương Tử Nha làm vua nước Tề
Vào thời điểm Cơ Phát lên ngôi, Khương Tử Nha được phong làm vua Tề ở đất Doanh Khâu. Để làm vua nước Tề ông cũng gặp phải khó khăn khi Lai hầu là vua đất Lai vốn là chư hầu cũ của nhà Thương, chưa thuần phục nhà Chu nên đang có ý định đem quân đi đánh. Thế nhưng với tài trí thông minh của mình, Khương Tử Nha đã dùng mưu lấy lòng dân, được người dân ủng hộ nên việc đánh bại Lai hầu dễ dàng hơn. Sau khi đánh bại Lai hầu, ông đã trở thành vua nước Tề.
Sau khi Chu Vũ Vương qua đời, Chu Thành Vương lên ngôi. Ba người em Vũ Vương nghe theo lời của Vũ Canh khởi binh tạo phản, lôi kép rất nhiều người hưởng ứng. Sau 3 năm, nhà Chu dẹp được loạn, Tề thái công mở rộng được bờ cõi và nước Tề trở thành nước lớn được lòng người dân.
Có thể thấy, Khương Tử Nha không chỉ xây dựng được thể chế chính trị cho nước Chu mà ông còn đặt nền móng cho nước Tề, tư tưởng quân sự của ông được người đời đánh giá rất cao.
Có thể nói rằng, Khương Tử Nha hạ thế chính là mang theo sứ mệnh khai sáng văn minh nhân loại và trải qua 5 nghìn năm hết thảy mới được xem là công thành viên mãn, thời điểm Khương Tử Nha trở lại Côn Lôn, trở lại bên sư phụ và trở thành tiên mới là nguyện vọng cả đời của ông.
Dân gian lưu truyền những câu chuyện thần thoại vô cùng huyền bí về ông, thậm chí còn có cả một bộ tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa viết về Khương Tử Nha và cuộc chiến nhà Chu - Thương.
Gia thế của Khương Tử Nha và câu chuyện từ bỏ tái hợp với vợ cũ
Theo các tài liệu và sổ sách ghi lại, gia thế của Khương Tử Nha vô cùng vinh hiển. Tuy vậy, đến đời của ông gia cảnh lại khánh kiệt, nghèo nàn khiến cho người đời xem ông là một kẻ xuất thân thấp kém. Được biết, Khương Tử Nha từng đi ở nhà vợ nhưng cuộc sống nhà vợ ông không hề dễ dàng khi ông không giỏi mưu sinh, do đó không được lòng gia đình vợ và bị nhà vợ đuổi đi.
Khương Tử Nha đã từng làm qua rất nhiều công việc, trong sử sách có ghi về việc ông buôn bột mì, ông mua 30 cân bột mì đem đến Chân Khẩu Tử, ông đứng bán từ sáng sớm cho đến xế chiều mà không có một ai hỏi mua, ông ngửa mặt lên trời than một tiếng “Trời ơi” thì bị phân chim rơi vào miệng, ông vội chạy đến bờ sông để rửa thì đột nhiên xuất hiện một trận cuồng phong lật tung chiếc sọt đựng bột của ông và tất cả số bột trong chiếc sọt đều bị gió thổi bay.
Gia cảnh bần hàn, nghèo khổ nên vợ ông là mã thị đem lòng ghét bỏ, muốn rời bỏ và đuổi ông ra khỏi nhà. Khương Tử Nha hết lời khuyên vợ nhưng Mã thị không nghe, nhất quyết bỏ ông. Về sau khi ông được làm quan nhà Chu thì Mã thị lại muốn tái hợp, tuy nhiên Khương Tử Nha sớm đã nhìn thấu lòng vợ nên khước từ. Ông đổ một bát nước ra đất và bảo người vợ cũ của mình hốt lên, lúc này vợ cũ của ông chỉ bốc lên được một nắm bùn, Khương Tử Nha mới nói, một khi đã nói lời chia cắt thì khó hợp, giống như bát nước đổ đi khó mà hút lại cho đầy và đây cũng là nguồn gốc của điển tích “Bát nước đổ đi”.
Thiên tề chí tôn Khương Tử Nha
Theo sử sách ghi lại, Khương Tử Nha sống thọ 139 tuổi. Tại sao ông lại sống lâu như thế, hơn nữa còn có trí tuệ siêu phàm? Được biết, người tu luyện khi đạt được đến cảnh giới nhất định nào đó thì có thể khai mở được trí tuệ, đồng thời cũng kéo dài được tuổi thọ.
Khương Tử Nha trải qua 40 năm khổ tu, không chỉ kéo dài được tuổi thọ mà còn ngộ ra được nhiều chân lý vũ trụ mà người thường không hiểu được. Bên cạnh đó còn trải qua mười mấy năm khổ luyện nên Khương Tử Nha đã đạt được cảnh giới cao. Chính vì thế mà người đời gọi ông là Thiên tề chí tôn và theo nhiều truyền thuyết kể lại, ông đã tu luyện thành tiên.
Tổng kết
Bên trên là bài viết chia sẻ về tiểu sử của Khương Tử Nha - một vị quân sư tài ba giúp lập dựng nhà Chu. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cuộc đời của vị Thiên tề chí tôn Khương Tử Nha này.