Không thể dừng đột ngột, Trung Quốc sẽ từng bước loại bỏ “zero Covid”
Không thể bỏ zero Covid
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, đại dịch Covid - 19 đã kéo dài tại Trung Quốc suốt 3 năm qua, nước này vẫn kiên trì thực hiện chính sách hà khắc zero Covid. Các nhà đầu tư hy vọng quốc gia này sẽ sớm mở cửa trở lại. Nhưng vừa qua, thái độ kiên quyết của Bắc Kinh lại khiến họ thất vọng, dù giới chức đã tiến hành một số điều chỉnh nhỏ trong công tác chống dịch.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần trước đã tăng 5,3%, mức tăng cao nhất trong hơn 2 năm. Các nhà đầu tư đã rót 1.000 tỷ USD vào thị trường vì kỳ vọng Bắc Kinh sẽ mở cửa nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngày 5/11, các quan chức y tế nước này một lần nữa khẳng định chính sách zero Covid sẽ được duy trì trong thời gian tới. Theo ông Hu Xiang - Quan chức cấp cao của Uỷ ban Y tế Quốc gia: “Thực tế chứng minh rằng, những kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát cùng các biện pháp của chúng tôi là hoàn toàn đúng đắn”.
Kể từ ngày 26/5, Trung Quốc không có ca tử vong nào vì Covid - 19. Tuy nhiên, số ca lây nhiễm hàng ngày, tuy rất thấp so với tình hình chung trên thế giới, nhưng vẫn đang tăng cao trong vòng 6 tháng qua.
Chán “Zero Covid”, nhiều doanh nghiệp ngoại dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Nhiều “ông lớn” như Apple, Google và Samsung đều đang thúc đẩy những hoạt động mới tại Việt Nam. Trong khi đó, Foxconn và Luxshare Precision Industry cũng đang bàn bạc để tiến hành sản xuất Apple Watch và Macbook lần đầu tiên tại Việt Nam.Apple đối mặt với khó khăn chồng chất vì "Zero Covid"
Tờ Nikkei cho biết một trong những mẫu iPhone mới được dự kiến sắp ra mắt của Apple đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ do đợt dịch mới bùng phát mạnh trên diện rộng tại Trung Quốc.“Sức công phá” lớn hơn cả Zero Covid: Ngành địa ốc lao dốc có thể đẩy lùi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Nếu so với Zero COVID, sự sa sút của bất động sản có thể gây tổn thất nặng nề hơn nhiều cho nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm tới.Vì áp dụng zero Covid nên mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã thấp hơn dự kiến của giới chuyên gia kể từ đầu năm đến nay, cũng nằm dưới cả mục tiêu năm khoảng 5,5% của Chính phủ. Trong quý II, GDP chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020.
Nhìn chung, tuy những ảnh hưởng từ zero Covid đối với hoạt động kinh tế - xã hội Trung Quốc là rất lớn, nhiều nhà phân tích dự đoán nước này có thể nới lỏng chính sách trước kỳ họp quốc hội vào tháng 3/2023.
Các quan chức đang thực hiện một vài thay đổi nhỏ như phong tỏa ở quy mô hẹp hơn, triển khai dùng vắc xin mới, tăng thêm chuyến bay quốc tế. Nhưng họ không có bước đi mạnh mẽ hơn như đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng mới hoặc chuẩn bị tâm lý số ca nhiễm tăng vọt.
Thách thức lớn nhất nếu Trung Quốc mở cửa vẫn rủi ro nếu Covid - 19 lây lan ra 1,4 tỷ dân, đặc biệt là với hàng trăm triệu người già ít khó khả năng miễn dịch tự nhiên. Chuyên gia kinh tế cấp cao Julian Evans Pritchard tại Capital Economics nói về việc loại bỏ zero Covid là khó xảy ra vào năm 2023. Một trong những lý do ông đưa ra là tỷ lệ tiêm phòng cho người cao tuổi vẫn thấp.
“Hong Kong là một minh chứng cho thấy những rủi ro của việc mở cửa quá sớm” - Chuyên gia cho hay và chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh tại Hong Kong là rất cao. “Một thất bại tương tự ở đại lục sẽ gây thiệt hại lớn cho Chủ tịch Tập Cận Bình, bởi ông từng ca ngợi chính sách zero Covid đã giúp Trung Quốc giảm số ca tử vong so với phần còn lại của thế giới” - Ông Evans Pritchard nói.
“Giới chức nước này không tích cực hành động nhằm giải quyết lỗ hổng đó chứng tỏ rằng chính quyền trung ương cũng không gấp rút để đổi hướng đi” - Vị chuyên gia kết luận.
Chuyển đổi theo từng bước nhỏ
Reuters đưa tin, những thay đổi nhỏ về chiến lược chống dịch của Trung Quốc được thực hiện ở cấp địa phương. Những quan chức đang muốn tránh tình trạng phong tỏa - điều từng gây tê liệt trung tâm tài chính Thượng Hải vào 2 tháng đầu năm nay.
Tuần trước, các quan chức y tế chỉ trích một số địa phương đã phong tỏa trên diện rộng làm ảnh hưởng tới những khu vực rộng hơn. Họ đã hứa sẽ sửa chữa những sai lầm đó.
Chuyên gia y tế toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại - Ông Huang Yanzhong chia sẻ: “Có vẻ các địa phương của Trung Quốc đang cố gắng chống dịch bằng những cách có mục tiêu hơn”.
Giới chức nước này cũng đang thực hiện những điều chỉnh nhỏ khác để giúp giới đầu tư có cơ sở lạc quan hơn về tương lai. Tờ People’s Daily vào tuần trước có một bài báo như sau: “Theo các chuyên gia, với hầu hết mọi người hiện nay đều có triệu chứng nhiễm Covid - 19 khá nhẹ và không kéo dài”. Lập tức, bài viết đã gây xôn xao cộng đồng mạng vì nhiều người cho rằng bài báo đang hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Thành phố Trịnh Châu cũng đang nỗ lực giảm bớt sự nguy hiểm của dịch bệnh sau khi vụ phong tỏa nhà máy Foxconn đã khiến hàng trăm công nhân leo rào để tháo chạy về nhà. Cơ quan y tế địa phương nhấn mạnh: “Covid hiện không còn đáng sợ, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị”.
Gần đây, Trung Quốc cho ra loại vắc xin phòng ngừa Covid được cho là thuốc dạng hít đầu tiên trên thế giới. Điều này đã khiến người dân của họ, nhất là nhóm người cao tuổi bớt lo lắng hơn khi tiếp nhận vắc xin.
Ngày 4/11, trong chuyến thăm Trung Quốc của một nhà lãnh đạo trong nhóm G7, lần đầu kể từ khi Covid bùng phát. Thủ tướng Đức - Olaf Scholz thông báo về một thỏa thuận cho phép người nước ngoài tại Trung Quốc có thể sử dụng vắc xin BioNTech.
Ông Scholz đề nghị Bắc Kinh cho phép công dân Trung Quốc tự do tiêm loại vắc xin trên. Hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vắc xin xuất xứ từ nước ngoài nào.
Trung Quốc đang tăng thêm các chuyến bay quốc tế. Variflight cho biết, số chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Trung Quốc mỗi hàng trong tháng 10 tăng khoảng 21,9% so với tháng trước đó. Nhưng công suất bay quốc tế chỉ đạt 7,3% so với năm 2019, theo dữ liệu từ CAPA và OAG.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể rút ngắn lại thời gian cách lý bắt buộc với các khách du lịch nước ngoài, từ 10 ngày xuống còn 7 - 8 ngày, theo Reuters.