meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khoảng cách giữa giá nhà với thu nhập người dân ngày càng xa

Thứ ba, 04/04/2023-13:04
Theo các chuyên gia, mức thu nhập bình quân của người dân tại các thành phố lớn hiện đang không đuổi kịp với tốc độ tăng giá nhà ở tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề mất cân bằng phân khúc nhà ở, nguồn cung cầu khiến cho việc sở hữu nhà ở của những người có thu nhập trung bình hoặc thấp vẫn mãi là “giấc mơ”.

Giá nhà Việt Nam cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân

Theo Batdongsan.com.vn, thu nhập bình quân của người lao động tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm. Trong khi nhà mặt phố tại Hà Nội hiện đang được rao bán với giá trung bình là 22,8 tỷ đồng/căn, biệt thự là 17,8 tỷ đồng/căn, nhà riêng là 6,3 tỷ đồng/căn và chung cư là 3,1 tỷ đồng/căn.

Tức là, nếu họ chỉ dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì sẽ phải mất một khoảng thời gian dài trong 169 năm để người dân làm việc mới có thể sở hữu được một căn nhà mặt phố tại Thủ đô, mất 132 năm để người dân mua được biệt thự, mất 47 năm để người dân có được căn nhà riêng và phải mất 23 năm người dân mới sở hữu được căn hộ riêng cho mình.

Hiện nay, giá nhà được xem đã thiết lập mặt bằng giá mới, ở mức cao hơn so với 2 năm trước đây. Chung cư phân khúc cao cấp có giá ở mức 50 – 80 triệu đồng/m2, có những căn hộ hạng sang còn lên đến vài trăm triệu mỗi mét vuông. Không chỉ riêng các dự án tại khu vực trung tâm mà các dự án ở khu xa hơn như ở Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức, Hà Tây cũng đã tiệm cận gần 30 triệu đồng/m2. Những dự án có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 gần như đã “tuyệt chủng”.


Việc sở hữu nhà ở đối với nhiều người dân hiện nay là một bài toán thực sự khó. (Ảnh minh họa)
Việc sở hữu nhà ở đối với nhiều người dân hiện nay là một bài toán thực sự khó. (Ảnh minh họa)

Theo ông Trần Thanh Bình, cố vấn đầu tư bất động sản, với giá nhà cao như hiện nay thì những bạn trẻ với mức lương trung bình khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng thì sẽ rất lâu mới có thể sở hữu được nhà, nhất là trong vòng 10 – 15 năm nữa giá nhà sẽ còn tiếp tục tăng gấp 3 – 4 lần hiện nay thì cơ hội mua được nhà cũng những người có thu nhập thấp sẽ càng khó khăn.

“Việc sở hữu nhà ở đối với những người có thu nhập thấp hay những bạn trẻ mới ra trường là một bài toán thực sự rất khó. Vì vậy nếu các bạn không có ý thức tích lũy thu nhập, kế hoạch tài chính rõ ràng thì sẽ khó có thể đuổi kịp được giá nhà tăng cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ vay mua nhà trả góp được xem là một giải pháp tích cực”, ông Bình nói.

Ông Bình cũng cho biết thêm, xu hướng “ở riêng” của giới trẻ hiện đại tăng cao đòi hỏi nhu cầu nhà ở cũng tăng lên trong bối cảnh “đói” nguồn cung đặt ra cho các nhà chức trách phải nhanh chóng tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu ở thực, giải quyết các vấn đề pháp lý để có những sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, phù hợp với những đối tượng này.

Cần cơ cấu lại nguồn hàng bất động sản

Bắt nguồn từ chính diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua, cơ cấu nguồn hàng nhà ở có những phát triển chưa thực sự hợp lý. Mặc dù trong các chương trình phát triển nhà ở quốc gia tại Việt Nam đã có những kế hoạch, chiến lược rõ ràng nhưng việc thực hiện lại chưa thành công. Đặc biệt là những chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp chưa có hiệu quả cao. Bởi, tất cả các nguồn vốn, nguồn lực hiện nay của chúng ta dường như đều đang tập trung đổ hết vào phân khúc trung và cao cấp gây mất cân bằng cung, cầu.

Chính việc bùng nổ phân khúc cao cấp, hạng sang này khiến giá nhà càng bị đẩy lên cao, vượt xa so với thu nhập bình quân của nước ta. Người dân muốn tiếp cận được bất động sản hay nhà ở thì sẽ mất hàng chục năm, hoặc có thể sẽ không sở hữu được nhà ở.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, khoảng cách giữa giá bất động sản với thu nhập bình quân của người dân ngày càng giãn xa nhau. Đây là một vấn đề rất lớn trong cơ cấu hàng hóa của thị trường bất động sản, đòi hỏi chúng ta phải cơ cấu lại hàng hóa trên thị trường sớm nhất.


TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả
TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả

Năm 2023 được xem là năm giao ban thị trường bất động sản vì thế điểm nhấn mang tính trung và dài hạn chính là chiến lược phát triển nhà ở xã hội với đúng các đối tượng được nêu. Nhìn lại đợt dịch Covid – 19 bùng phát đã bộc lộ việc phát triển nhà ở xã hội chưa đúng đối tượng, mục tiêu. Điển hình là hàng loạt các công nhân lao động không có nhà, vẫn đang phải đi thuê, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, nếu chúng ta không giải quyết nhà ở xã hội đúng đối tượng thì sẽ còn xảy ra hàng loạt các trường hợp tương tự như thế.

“Rất cần cơ chế ưu đãi dành cho các doanh nghiệp, nhà phát triển nhà ở xã hội phải được cải thiện bằng các công cụ như: vốn vay, giảm bớt thủ tục hành chính, nâng mức lợi nhuận trên cơ sở, cân đối thu nhập đối tượng được ưu đãi mua nhà,…. Phải làm được những điều này thì mới có cơ hội thu hút được các nguồn lực tham gia phát triển”, ông Ánh nói.

Ông Ánh chia sẻ thêm, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ việc triển khai chưa thành công trong suốt hàng chục năm qua về việc phát triển nhà ở xã hội. Nếu phát triển được phân khúc này sẽ giúp cơ cấu lại được nguồn hàng trên thị trường, giải quyết vấn đề nhà ở cho rất nhiều người có nhu cầu ở thực.


Cần phải rút kinh nghiệm trong việc triển khai nhà ở xã hội chưa thành công trong nhiều năm qua để tập trung phát triển một cách tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Cần phải rút kinh nghiệm trong việc triển khai nhà ở xã hội chưa thành công trong nhiều năm qua để tập trung phát triển một cách tốt nhất. (Ảnh minh họa)

Trong đó, vấn đề quỹ đất nhà ở xã hội là vấn đề đầu tiên mà chúng ta chưa giải quyết được dù đã có sự chỉ đạo tích cực từ phía cơ quan trung ương và sự vào cuộc của các cơ quan địa phương. Phải giao về địa phương, khi lập quy hoạch đô thị phải quy hoạch quỹ đất để xây các khu nhà ở xã hội có quy mô, nếu không có quy hoạch thì các chiến lược đề ra sẽ không khả thi.

Hơn nữa, nhìn lại khoảng thời gian cuối năm 2021, đầu năm 2022 xuất hiện nhiều hiện tượng đầu cơ đất nền không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở những vùng nông thôn. Hàng loại các vi phạm liên quan đến lừa đảo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,… đã làm xôn xao dư luận, khiến cho niềm tin của những người tiêu dùng, khách hàng bị suy giảm.

Chính vì vậy, để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và cân đối lại các phân khúc, nguồn hàng trên thị trường bất động sản thì phải xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý, cơ cấu lại tài chính, cơ cấu lại hàng hóa để lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

21 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

22 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

22 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

22 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước