Khi nào thị trường bất động sản “đảo chiều”, bùng nổ trở lại?
BÀI LIÊN QUAN
Hạ lãi suất điều hành: Thị trường bất động sản sẽ ấm lên?Thị trường bất động sản có khả năng đóng băng lần thứ 4?Doanh nghiệp bất động sản TP HCM đẩy mạnh hoạt động bán hàng, kỳ vọng thị trường "ấm" lênTheo Nhịp sống thị trường, khả năng đảo chiều của thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng từ 3 yếu tố vĩ mô là tăng trưởng tín dụng, lãi suất và chính sách điều hành. Trong đó, hai yếu tố tăng trưởng tín dụng và chính sách mang tại tác động tích cực và thúc đẩy tiến trình đảo chiều của thị trường. Dự kiến, thị trường bất động sản sẽ hồi phục sớm vào thời điểm cuối năm.
Đến nay, đa số các chính sách và quyết định được ban hành gần đây như Nghị định 08 về quy định trái phiếu, gói hỗ trợ 120.000 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, thành lập 5 tổ công tác tháo gỡ đầu tư công, Nghị quyết 33 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường đều đã đem lại những tác động tích cực và đồng nhất với dự báo về tín hiệu đảo chiều.
Ngoài ra, Nghị định 08/2023/NĐ-CP kéo giãn kỳ hạn trái phiếu 2 năm cũng đem đến kỳ vọng kéo dài thời gian cũng như điều kiện để các doanh nghiệp địa ốc có thể tháo gỡ các dự án đang gặp khó khăn về pháp lý, tích lũy dòng tiền hay chuyển nhượng dự án. Việc phát hành huy động mới, trái phiếu doanh nghiệp trở lại sẽ giúp thanh khoản dễ dàng hơn khi niềm tin của nhà đầu tư quay lại cùng với các dự án được tháo gỡ pháp lý.
Với Nghị định 08, doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực và nhà đầu tư cũng được bảo vệ. Nghị định còn bảo vệ trực tiếp quyền lợi của các trái chủ không muốn gia hạn 2 năm bởi vẫn cho họ quyền lựa chọn mà không để doanh nghiệp được tự ý gia hạn. Đối với nhà đầu tư chưa có nhu cầu ngay, doanh nghiệp sẽ có thời gian tái cơ cấu, bảo toàn giá trị tài sản trong ngắn hạn nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư sở hữu số tiền chứng khoán ít hơn 2 tỷ nhưng có khoản tiền tiết kiếm nhàn rỗi ở ngân hàng có thể cân nhắc tham gia thị trường. Việc phát hành mới và phân loại các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt hơn khi thanh khoản tăng lên.
Ông Nguyễn Quốc Anh đánh giá cao những tín hiệu tích cực từ Nghị quyết số 33/NQ-CP. Ông nhận định rằng Nghị quyết 33 cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ những vướng mắc của thị trường, nhất là về pháp lý và nguồn vốn. Doanh nghiệp địa ốc khó khăn sẽ được cân nhắc giãn nợ gốc, lãi vay, tái cơ cấu nhóm nợ. Chính phủ cũng đề nghị NHNN xem xét điều chỉnh hệ số rủi ro của các loại hình bất động sản phù hợp nhằm có được mức lãi suất cho vay hợp lý, tránh trường hợp kiểm soát dòng vốn quá mức.
Bên cạnh đó, nghị quyết còn đề cập rõ về mục tiêu quan trọng là tăng cường xử lý, tháo gỡ pháp lý có liên quan tới các dự án bất động sản nhằm hỗ trợ cũng như tạo ra nguồn cung trên thị trường. Đó là yếu tố rất quan trọng bởi thị trường hiện nay có hơn 100 nghìn căn hộ đang được xây dựng. Nguồn cung sẽ được cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nếu các thủ tục ảnh hưởng tới tiến độ dự án được thông qua.