Khai phá dữ liệu trong viễn thông và các ứng dụng
Tổng quan về khai phá dữ liệu trong viễn thông
Khai phá dữ liệu là cụm từ quen thuật trong quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nó ra đời vào những năm cuối của thập kỷ 80 và được miêu tả là một loạt kỹ thuật để phân tích, xử lý dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định cho nhà quản trị nhằm phát hiện ra những dữ liệu mang lại thông tin có giá trị tiềm ẩn trong các tập dữ liệu thu thập được.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới internet trong thời thời kỳ 4.0 thì sự tiếp cận các phần mềm công nghệ của công người cực kỳ nhanh tạo tiền cho khai phá dữ liệu trở thành một quá trình sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu khác nhau nhằm phát hiện ra các mối quan hệ giữa các dữ kiện và các đối tượng bên trong bộ dữ liệu. Từ đó, nó được xem là quy trình đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định cho một chiến lược kinh doanh nào đó.
Định hướng khai phá dữ liệu trong viễn thông
Chuyển đổi số thông qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng từ quá trình khai phá dữ liệu và việc đầu tư phát triển hệ thống nguồn nhân lực hiệu quả sẽ mang lại nhiều thành tựu lớn và nền tảng vững chắc cho ngành viễn thông. Chính vì thế, định hướng của chuyển đổi số, đặc biệt là vấn đề khai phá dữ liệu trong viễn thông được chính phủ tập trung vào những nội dung chính sau:
- Thứ nhất, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số: Ngành viễn thông được nhà nước định hướng phát triển theo hướng thương mại điện tử, áp dụng các kỹ thuật cùng các công nghệ số để từ đó hình thành các công ty chuyên nghiệp, là lực lượng nòng cốt để triển khai xây dựng hệ thống bưu chính tới từng địa chỉ cụ thể và đồng thời thành lập hội bưu chính Việt Nam.
- Thứ hai, chuyển dịch hạ tầng ICT thúc đẩy việc chuyển đổi số trong viễn thông: Định hướng của việc khai phá dữ liệu trong viễn thông là chuyển dịch ngành viễn thông bằng hình thức đối thoại sang hình thức data thông qua các yếu tố như: giảm cước kết nối thoại, phổ cập smartphone, quy hoạch tần số 5G, cắt toàn bộ các sóng 2G, 3G và thử nghiệm ứng dụng mobile money.
- Thứ ba, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển theo 4 loại hình công nghiệp ICT như sau: (1) Doanh nghiệp dịch vụ thương mại chuyển sang hình thức công nghệ công nghiệp, (2) Doanh nghiệp ICT, (3) Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ với các hoạt động tư vấn chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động đời sống kinh tế của người dân, (4) Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cả về công nghệ và mô hình kinh doanh mới.
Các phương pháp tiếp cận việc khai phá dữ liệu trong viễn thông
- Phương pháp luật kết hợp: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong khai phá dữ liệu nhằm mục đích xác định mối quan hệ, sự kết hợp giữa các mục dữ liệu (item) trong nguồn cơ sở dữ liệu lớn mà đã được thu thập trước đó.
- Phương pháp cây quyết định: Là phương pháp hữu hiệu trong khai phá dữ liệu trong viễn thông, nó mô tả tri thức được định dạng đơn giản nhằm phân các đối tượng dữ liệu thành một số lớp nhất định. Cát nút cảy cây quyết định được gán nhẵn là tên của các mục dữ liệu được thu thập, các lá mô tả các lớp khác nhau dựa trên thuộc tính và định dạng của dữ liệu.
- Phương pháp K-Mean: Đây là phương pháp phân cụm, có nghĩa là các dữ liệu thu thập được nhờ các ông nghệ kỹ thuật khai phá dữ liệu chia các thông tin có thuộc tính và hình dạng giống nhau thành một cụm. Từ đó người quản trị dự án có thể dễ dàng trích xuất các thông tin quan trọng để đưa ra quyết định của mình.
- Phương pháp dựa trên mẫu: đây là phương pháp sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian. Xét về yếu tố kỹ thuật thì đây là phương pháp tương tự như phương pháp luật kết hợp. Tuy nhiên, phương pháp dựa theo mẫu có nhiều tính năng dự báo cao về số thứ tự và thời gian nên được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn trong các lĩnh vực tài chính và thị trường chứng khoán.
Các xu hướng ứng dụng khai phá dữ liệu trong viễn thông
-
Internet vạn vật và dữ liệu lớn
Xu hướng phát triển các giải pháp bằng IoT trong lĩnh vực khai phá dữ liệu trong viễn thông đang được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yêu một cách nhanh chóng và hoàn thiện. Cụ thể công nghệ IoT giúp kết nối đồng bộ tất cả các thiết bị như các đồ dùng trong nhà bày các thiết bị thông minh bằng mạng không dây wifi hoặc mạng viễn thông bằng hình thứ 3G, 4G, 5G,...
Bên cạnh đó, thông qua các các phương án có sự kết hợp của công nghệ IoT thì các công ty viễn thông có thể đồng bộ và thu thập được khối lượng dữ liệu quan trọng cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và an toàn. Từ đó việc khai phá dữ liệu trong viễn thông sẽ diễn ra vô cùng thuận lợi, những quyết định của nhà quản trị sẽ phù hợp và trùng khớp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn, đồng thời cải thiện được sự tương tác, trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng viễn thông. Một ví dụ điển hình và thành công nhất đó chính là thiết bị điều khiển bằng giọng nói của công ty Amazon hợp tác sản xuất có tên gọi là Alexa. Thiết bị này không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng trong các công việc thông thường hằng ngày như: nhận lịch chiếu phim, đặt hàng, thanh toán hóa đơn,... mà còn có thể kết nối với các thiết bị thông minh khác trong nhà tạo nên một ngôi nhà hiện đại và hoàn toàn tự động.
-
Trí tuệ nhân tạo AI
Sự phổ biến về các thiết bị thông minh đang làm gia tăng nhu cầu chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng trong mọi lĩnh vực đời sống. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần phải giải quyết một số vấn đề mà khách hàng thường xuyên vướng mắc như: tình trạng tắc nghẽn và chậm trễ, lỗi đường truyền, băng thông hợp lý,...để đáp tối đa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, với một khối lượng lớn thông tin thu thập được từ cơ sở khách hàng sử dụng dịch vụ thì việc khai phá dữ liệu trong viễn thông sẽ được các công ty viễn thông sử dụng sức mạnh của công nghệ AI nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi nhất cho trải nghiệm của khách hàng, cải thiện hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu bán hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ mới.
Ngoài ra, công nghệ AI trong việc khai phá dữ liệu trong viễn thông còn có khả năng quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ khách hàng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo để tìm ra những xu hướng mới trong ngành viễn thông. Các ứng dụng như để tối ưu hóa mạng, bảo trì dự án bằng trợ lý ảo hay robot tự động hóa quy trình là những ví dụ cụ thể nhất của trường hợp sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong vấn đề khai phá dữ liệu để giải quyết tình huống, sự cố của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ viễn thông.
-
Điện toán đám mây và an ninh mạng
Với sự thay đổi mạnh mẽ về kỹ thuật trong việc khai phá dữ liệu của lĩnh vực viễn thông, từ việc phát minh ra mạng 5G để hỗ trợ các ứng dụng của IoT, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu lớn đến các dịch vụ điện toán đám mây cho thấy ngành viễn thông tại Việt Nam đang chuyển đổi số với tốc độ cực kì nhanh chóng. Tuy nhiên, công nghệ càng phát triển, đồng nghĩa với việc các vấn đề về an ninh mạng sẽ trở nên vô vùng phổ biến mà các công ty dịch vụ viễn thông cần chú ý. Thông thường, sẽ có hai kiểu tấn công mạng, đó là tấn công trực tiếp vào hoạt động viễn thông và tấn công gián tiếp bằng cách xâm phạm thông tin thuê bao. Tội phạm với khả năng truy cập không tốn kém đang là một mối đe dọa to lớn đối với những thông tin trong quá trình khai phá dữ liệu trong viễn thông. Do vậy, đây cũng là một thách thức to lớn yêu cầu các bộ phận bảo mật mạng viễn thông phải luôn cập nhật, đồng thời bám sát các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật mới để quá trình khai phá dữ liệu trong viễn thông đảm bảo được hoàn thành kịp thời và chính xác.
Bên trên là toàn bộ nội dung của bài viết về vấn đề khai phá dữ liệu trong viễn thông và các ứng dụng liên quan mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn một nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực chuyển đổi số. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn gặt hái được nhiều thành công hơn trong cuộc sống