Kết thúc quý 1, chứng khoán chưa "về bờ" trong khi nhà đầu tư vàng nhẹ nhàng cũng có lãi hơn 10%
BÀI LIÊN QUAN
Đồng Nai: Nhà đầu tư "găm đất" chờ thời cơ trong các khu công nghiệpTrót ôm cổ phiếu nóng, nhà đầu tư cần làm gì khi bị "kẹp hàng"?Nhà đầu tư có nên tin vào "doanh thu và lợi nhuận tăng" trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định mua cổ phiếu?Kể từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán vẫn giao dịch tương đối lình xình. Tính từ phiên đầu tiên của năm 2022 đến ngày 31/3, nhiều mà cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu đưa nhà đầu tư "về bờ". Trong khi đó, các nhà đầu tư vàng lại đang "rủng rỉnh" lợi nhuận.
Cụ thể, đầu năm, giá vàng SJC trong nước giao dịch ở mức 61,65 triệu đồng/lượng với chiều bán ra và 60,95 triệu đồng/lượng theo chiều mua vào. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/03, giá vàng SJC bán ra ở mức 68,85 triệu đồng/ lượng và mua vào là 68,05 triệu đồng/lượng. Theo đó, nếu nắm giữ vàng từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư ít nhất đã bỏ túi một suất sinh lời là 10,38%.
Với thị trường vàng quốc tế, các nhà đầu tư vào kim loại quý này cũng ghi nhận mức lãi hơn 6% nếu nắm giữ vàng từ đầu năm đến nay. Giá vàng thế giới ngày 31/12 đóng cửa ở mức 1.828 USD/Ounce và tính đến 9h30 sáng 31/03 là 1.926 USD/Ounce.
Tuy vậy, những trường hợp trên chỉ là các nhà đầu tư chọn nắm giữ vàng. Còn thực tế, nếu chốt ở đỉnh các con sóng lớn thì lợi nhuận nhà đầu tư có thể thu về còn cao hơn thế. Cụ thể, như trong dịp 8/3 vừa qua, giá vàng tạo sóng với mức giá lên tới 74-74,4 triệu đồng/lượng. Nếu chốt ngay tại thời điểm đó, nhà đầu tư có thể đạt suất sinh lời tới hơn 16%.
Con sóng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng là một câu chuyện mà nhà đầu tư không thể bỏ qua vào quý 1 năm nay. Ngay sau khi Nga chính thức phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, giá vàng đã nhanh chóng từ mức 63,9 triệu đồng/lượng lên 65,7 triệu đồng/lượng và cứ thế leo lên mức trên 70 triệu đồng.
Theo các chuyên gia nhận định, đà tăng của thị trường vàng trong nước phần lớn được thúc đẩy nhờ nhu cầu vàng nội địa và một số yếu tố kinh tế vĩ mô. Còn với thị trường quốc tế, sự ảnh hưởng phần lớn đến từ kỳ vọng lạm phát cùng nhu cầu tìm kiếm một kênh trú ẩn an toàn.
Đưa ra dự báo về xu hướng giá vàng trong thời gian tới, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về xu hướng tăng. Bà Chantelle Schieven, người phụ trách bộ phận nghiên cứu của công ty Murenbeeld & Co., cho rằng nhu cầu đối với nơi trú ẩn an toàn sẽ không sớm biến mất, bởi xung đột đã trở thành điểm mấu chốt quan trọng và dần thay đổi cục diện địa chính trị cũng như thị trường tài chính toàn cầu. Theo bà Chantelle Schieven, kim loại quý này đã tìm được phạm vi mới và đang xây dựng "cơ sở vững chắc" trong khoảng giá từ 1.900 USD đến 2.000 USD/ounce.
Trong một cuộc khảo sát vài tuần gần đây, các nhà phân tích ở Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều chưa từ bỏ mục tiêu giá vàng ở mức 2.000 USD trong bối cảnh tâm lý của thị trường về triển vọng giá vàng trong thời gian tới nhìn chung đều lạc quan.