Kết thúc mùa cao điểm mua sắm cuối năm, liệu sức khỏe kinh tế Mỹ có được cải thiện?
Theo VTV, hiện tại là thời điểm mà các nhà bán lẻ Mỹ phải chạy đua với từng dịp lễ cuối năm. Mùa mua sắm này rất bận rộn đã chính thức khởi động vào tuần trước. Hàng loạt chương trình khuyến mãi đã và đang được gắn đầy trên các trang web hay bên ngoài cửa hiệu của những hãng bán lẻ.
Sau 2 năm dịch bệnh, Mỹ đã căng mình để chống lại những sự gián đoạn về nguồn cung, hiện tại những hạn chế về dịch bệnh và sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng đa phần đã giảm thiểu, doanh nghiệp của họ đang chạy đua với việc kích cầu, thúc đẩy khách hàng mở chi tiêu thêm vào giai đoạn này.
Người Mỹ đang mua sắm bằng tiền tiết kiệm
Không khí mùa lễ hội đã tràn ngập trên các con phố và cửa hàng tại Mỹ từ nhiều tuần nay. Không chỉ được trang trí lung linh mà còn có nhiều biển quảng cáo về các chương trình mua sắm, giảm giá rầm rộ vào dịp cuối năm.
Chủ tịch Fed xác nhận đà tăng lãi suất có thể hạ nhiệt ở cuộc họp sắp tới
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Jerome Powell ngày 30/11 đã lên tiếng xác nhận rằng cơ quan này có thể hạ nhiệt đà tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tới, mặc dù ông nhìn nhận về cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ vẫn chưa có những tín hiệu hồi phục rõ ràng.Chứng khoán Mỹ xanh rực sau tín hiệu lãi suất từ Chủ tịch Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 30/11 tăng điểm mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell xác nhận rằng Ngân hàng Trung ương nước này chuẩn bị giảm tốc độ chiến dịch tăng lãi suất.Kinh tế Mỹ đón tin vui từ thước đo yêu thích của Fed
Dấu hiệu lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt được nhận thấy từ thước đo yêu thích của Fed. Điều này có thể cho phép Fed tăng lãi suất nhẹ tay hơn.Đơn cử như Amazon đã áp dụng một Prime Day vào chương trình giảm giá tháng 10, trang web của họ được phủ kén bằng những deal giá hời. Best Buy thì triển khai một đợt giảm giá ngày Black Friday vào tháng trước. Kohl's tổ chức chương trình mời 200 khách hàng đầu tiên vào cửa hàng tham gia rút thăm trúng thưởng.
“Các số liệu bán lẻ thể hiện một cách tích cực vào dịp này cho thấy sức mua bền bỉ của người tiêu dùng Mỹ trong bối cảnh giá cả hàng hóa cùng xăng dầu đều tăng” - Chuyên gia phân tích thị trường và người tiêu dùng Claire Tassen đánh giá.
Không ít các công ty sẵn sàng áp dụng mức chiết khấu cao và giá thành thấp hơn năm ngoái, bất chấp việc chi phí lao động vẫn neo cao.
“Chúng ta đã biết người tiêu dùng phần lớn chi tiêu và mua sắm thông qua thẻ tín dụng để vay nợ. Do đó, khi lạm phát hạ nhiệt vào cuối năm thì xu thế mua sắm tiêu dùng chắc chắn sẽ mạnh hơn nữa” - Bà Claire Tassen nhìn nhận.
Vào tháng 10 vừa qua, Target đã tổ chức Deal Day và Old Navy đã triển khai chiến dịch nghỉ lễ "Sorry not sorry". Các cửa hàng tại J.C. Penney đã mở cửa vào lúc 5h sáng vào ngày Black Friday, quảng cáo về “giá trước lạm phát” cho những mặt hàng gia dụng. Nhưng trên mạng xã hội có những phàn nàn về việc các khuyến mãi trong dịp Black Friday không lớn như mong đợi.
Thực tế, dù vẫn có những phàn nàn về giá trị của những chương trình khuyến mãi, nhưng có vài số liệu thống kê đã cho thấy mặt tích cực trong việc mua sắm cuối năm của người dân.
Một cuộc khảo sát của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia cho thấy, kỷ lục 197 triệu người Mỹ mua sắm vào kỳ nghỉ giữa Lễ Tạ ơn và Thứ Hai Điện tử (Cyber Monday). Mức tăng trưởng ghi nhận tăng 10% so với năm 2021.
Người mua hàng vào đợt này chi trung bình khoảng 325 USD cho việc mua sắm, cao hơn mức 301 USD của năm ngoái. Tính riêng doanh thu bán hàng trực tuyến vào ngày Cyber Monday ghi nhận mức kỷ lục là 11,3 tỷ USD, tăng trưởng 5,8% so với năm ngoái.
Tuy lạm phát vẫn còn gây áp lực lớn với người tiêu dùng Mỹ khi nó vẫn tăng cao trong vòng 40 năm qua, nhưng các chuyên gia phân tích của Adobe Digital Insights lại cho rằng, số liệu doanh thu vừa nhắc đến tăng chủ yếu dựa trên số lượng giao dịch.
Theo Giám đốc điều hành của Bank of America, sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ gần giường như đã ngăn chặn nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ. Vị giám đốc này cho hay, do người Mỹ còn duy trì được việc làm, vẫn có tiền trong tài khoản ngân hàng, nên việc tiêu số tiền này là điều hiển nhiên. Phải chăng đây là sự khởi đầu tốt cho mùa mua sắm cuối năm, bất chấp lạm phát hay những lo lắng về kinh tế?
Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia cho biết, chi tiêu của người tiêu dùng chính là động lực lớn nhất cho nền kinh tế và 2 tháng cuối năm, để chiếm được khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ, thậm chí con số còn tăng cao đối với một số nhà bán lẻ.
Có 2 cách nhìn nhận về mùa mua sắm dịp này, nếu là người lạc quan thì sẽ nhìn số lượng người tới cửa hàng và doanh số; Nếu là người thực tế, khi nhìn vào những người thực sự mua và liệu có mua được món hời và mua từ nguồn tiền nào?
Ngân hàng Wells Fargo cho rằng, trong mùa mua sắm này, giá cả hàng hóa sẽ được giảm nhưng thực tế là mỗi mặt hàng đều gánh thêm lạm phát hoặc chất lượng đã được điều chỉnh nhằm ứng phó với chi phí gia tăng.
Hãng Morning Consult cho biết, người Mỹ mua sắm chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm và vay nợ thẻ tín dụng. Có 75% tiền tiết kiệm là từ thời dịch bệnh và nó chỉ có thể duy trì trong vòng 9 - 12 tháng tới.
Do đó, sẽ là quá sớm để nói về hiện tượng mua sắm năm nay thể hiện sức khỏe tài chính của người dân và kinh tế Mỹ đang tốt.
Tuy tiền trong tài khoản ngân hàng của Mỹ vẫn còn, nhưng số lượng thì lại giảm đi nhanh chóng. Nhiều người Mỹ đã đi vay thêm để chi tiêu. Vào quý III/2022, số dư thẻ tín dụng tăng lên gần 351 tỷ USD, tương đương 15% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2004 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu theo dõi dữ liệu.
Ngoài ra, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ suốt 11 tháng qua đã giảm xuống mức đáy kể từ tháng 7. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận giảm điểm. Đây cũng là thước đo cảm nhận của người tiêu dùng về tình hình tài chính của họ và nền kinh tế Mỹ. Theo chuyên gia phân tích, ngay cả khi người dân tiếp tục mua hàng, họ vẫn thấy chán nản về tình hình kinh tế chung và đang miễn cưỡng chi tiêu thêm.
FED có thể giảm mức tăng lãi suất
Chi tiêu của người Mỹ đang chiếm khoảng 70% tổng tăng trưởng nền kinh tế nước này, nên dữ liệu về đợt mua sắm lớn nhất trong năm chắc chắn sẽ được các nhà hoạch định chính sách quan tâm.
Doanh số bán lẻ trong thời gian mua sắm dịp cuối năm nay có thể cung cấp thêm manh mối về quỹ đạo của nền kinh tế trong những tuần, tháng tới. Có thể đây sẽ là gợi ý để FED đi những bước tiếp theo.
Sang tuần sau, FED sẽ phải đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất. Vào hôm 30/11 tại Viện Brookings, Chủ tịch FED đã ngụ ý rằng FED có thể giảm dần mức tăng lãi suất. Các chuyên gia đến từ phố Wall dự đoán, hơn 80% FED sẽ tăng 0,5 điểm phần trăm vào cuộc họp giữa tháng này.
Theo nhóm người này, FED sẽ khó mà tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay tiếp, bởi tình thế hiện nay giống như một con dao 2 lưỡi. Khi lãi suất tăng cao, kinh thế khó khăn, thất nghiệp tràn lan, chi tiêu bị thắt chặt, thì nền kinh tế Mỹ cũng chịu ảnh hưởng lớn, bởi chi tiêu người dân đang chiếm 70% tổng tăng trưởng nền kinh tế.
Ngày 1/12, ngân hàng Wells Fargo buộc phải sa thải thêm hàng trăm nhân viên thuộc mảng cho vay thế chấp, bởi lãi suất đã quá cao khiến hoạt động cho vay mua nhà bị đình trệ, nhân viên không có việc để làm. Đây cũng chỉ là một trong nhiều ngân hàng của Mỹ có xu hướng làm tương tự.
Tuy nhiên, FED đã thông báo một tin vui khác để tự tin giảm nhẹ lãi suất, đó là chỉ số giá của những ngành dịch vụ trong tháng 10 vừa qua đã hạ nhiệt so với tháng 9. Ở thời điểm hiện tại, với tình hình này thì thị trường vẫn có dự báo FED sẽ dừng việc tăng lãi suất vào cuối quý I/2023.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trong quý III với tốc độ là 2,9% sau khi suy giảm vào nửa đầu năm nay. Các dữ liệu kinh tế mới nhất như thị trường lao động, cùng với số việc làm tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp tăng không đáng kể, hay các dự báo về doanh thu cả mùa mua sắm này có thể tăng tới 8%... đều được các chuyên gia đánh giá là, dường như sau những khó khăn gặp phải, nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh bình yên, nghĩa là không rơi vào suy thoái. Thậm chí nếu có thì mức độ sẽ rất nhẹ trong vòng nửa cuối năm 2023.