meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

IMF dự báo tỷ lệ lạm phát của VIệt Nam trong năm 2022 là 3,9%

Thứ tư, 27/04/2022-16:04
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 6%, tỷ lệ lạm phát sẽ đạt mức 3,9%, rất gần với mục tiêu kiểm soát được đặt ra trước đó là 4%.

Biến chủng Omicron ảnh hưởng tới lạm phát của các quốc gia 

Theo VnExpres, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết, hiện nay biến chủng Omicron là biến chủng Covid-19 chủ yếu ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cùng với đó, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đã coi Covid-19 như một bệnh đặc hữu, nhưng ở Trung Quốc thì các biện pháp chống dịch vẫn còn rất nặng nề và chặt chẽ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thương mại 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc năm 2021 đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt gần 56 tỷ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu xấp xỉ 110 tỷ USD từ Trung Quốc, tăng tới 30,5% so với năm 2020. Như vậy, trong năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, lớn nhất là Hoa Kỳ. Với những biện pháp chống dịch chặt chẽ của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn tới thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. 


Trong năm 2021, thương mại 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 165,8 tỷ USD.
Trong năm 2021, thương mại 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 165,8 tỷ USD.

Bên cạnh đó, xung đột tại Ukraine khiến những mặt hàng thiết yếu như lương thực, nguyên liệu tăng giá đột biến. Tuy nhiên, cuộc xung đột này được dự đoán tác động ở mức vừa phải với tốc độ phục hồi và lạm phát tại Việt Nam. Dù vậy, tổ chức IMF này vẫn đánh giá lạm phát vẫn đang được kiểm soát dù giá cả hàng hoá, nguyên liệu thô tăng lên. 

Về cuối năm, lạm phát Việt Nam được IMF dự báo tăng lên 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát mà Việt Nam đặt ra. 

Theo IMF, Covid-19 và sự tăng mạnh về giá đã khiến tình hình lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới tăng lên. Đơn vị này dự báo, hệ lụy của tăng giá có thể sẽ kéo dài đến năm 2023. Tại các nền kinh tế phát triển và đang phát triển lạm phát sẽ tăng cao hơn so với mức dự báo của IMF. Ông Painchaud cho hay, ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ hay châu  u, lạm phát tăng chóng mặt, ở mức cao nhất trong 40 năm trở lại đây.

Đây cũng là 2 lý do chính mà gần đây IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của thế giới cũng như nhiều quốc gia khác so với bản dự báo vào tháng 1/2022. GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6% trong 2022 và 7,2% trong 2023.

GDP của Việt Nam năm 2022 ở mức 6%

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 việc tiêm vắc-xin chính là liều thuốc an toàn đưa người dân và kinh tế - xã hội của Việt Nam nhanh chóng bước sang giai đoạn bình thường mới. Bởi nước ta đã thực hiện thành công chiến lược vắc-xin “đi sau - về trước” với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, Việt Nam trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc-xin cao nhất trên thế giới.

Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc-xin cho 3 nhóm gồm người lớn từ 18 tuổi trở lên, trẻ em trong độ tuổi 12 - 17, và trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tổng số vắc-xin đã tiêm là hơn 213 triệu mũi. 


Hiện nay, Việt Nam đã tiêm hơn 213 triệu mũi vắc-xin phòng Covid-19.
Hiện nay, Việt Nam đã tiêm hơn 213 triệu mũi vắc-xin phòng Covid-19.

Với độ phủ vắc-xin cao, nước ta đã thực hiện chính sách phục hồi kinh tế và mở cửa trở lại “bầu trời” với hộ chiếu vắc-xin. Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam đánh giá cao các biện pháp hỗ trợ phục hồi tính đến thời điểm hiện tại. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã có những thành công trong việc ổn định tài khóa, kinh tế đối ngoại và thị trường tài chính.

Liên quan tới thị trường lao động, IMF cho rằng nhóm lao động trẻ và nhóm lao động không có kỹ năng là 2 nhóm đang chịu nhiều thiệt thòi. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong khi lực lượng lao động lại có sự suy giảm so với thời gian trước. Theo ông Painchaud, Covid-19 đã tác động rất mạnh tới các hộ gia đình cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên doanh nghiệp lớn vẫn có khả năng phục hồi. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng sự bất bình đẳng giữa các nhóm này.

Nói về sự ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine tới Việt Nam, ông Painchaud cho rằng, thông qua nhiều kênh khác nhau, cuộc xung đột này ảnh hưởng ít nhiều tới Việt Nam. Trên cơ sở đó, IMF đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam là 6% năm 2022 và 7,2% năm 2023. 

Khuyến nghị xây dựng chính sách

Trong ngắn hạn, IMF khuyến nghị việc thiết lập chính sách phải nhanh chóng và linh hoạt theo tốc độ phục hồi. Chính sách tài khoá nên đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt trong trường hợp các rủi ro làm suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, vì dư địa cho việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ rất hạn chế khi các rủi ro lạm phát đang gia tăng.

Ông Painchaud khuyến nghị: “Hiện tại chính sách tiền tệ đang thể hiện khả năng hỗ trợ nhất định tuy nhiên bị giới hạn trong tương lai, rõ ràng Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ so với mục tiêu ban đầu. Do đó, chính sách tài khoá phải đi đầu, kết hợp với chính sách tiền tệ trong việc hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp trong tương lai”.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Trong thời gian tới, chính sách tài khoá cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ có mục tiêu mang tính tạm thời với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Trong năm 2022, thâm hụt tài khóa chung được dự báo tăng vừa phải. 

IMF cho rằng trong thời gian sắp tới chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa đảm bảo ổn định tài chính và thúc đẩy phục hồi kinh tế. 
Trong trung hạn, việc tăng cường sức chống chịu của khu vực ngân hàng là thiết yếu nhằm hỗ trợ một cách bền vững cho tăng trưởng. Theo đó, IMF kiến nghị, Việt Nam nên chấm dứt nới lỏng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng khi sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn. Không nên gia hạn các quy định cho phép cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ áp dụng sau thời hạn tháng 6/2022 vì hành động này sẽ làm chậm trễ việc ghi nhận các tài sản xấu, làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng sai lệch và chấp nhận rủi ro quá mức.

Bên cạnh đó, theo IMF, nên tăng cường việc quản lý, giám sát khu vực tài chính để giải quyết những rủi ro đang nổi lên và xây dựng một hệ thống ngân hàng có khả năng chống chịu tốt hơn. Cơ quan này cho rằng khuôn khổ an toàn vĩ mô có thể đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo ổn định tài chính. Nên củng cố các khuôn khổ về thể chế và phá sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.

IMF lưu ý, Việt Nam cần có những chính sách cải cách cơ cấu, cải thiện môi trường kinh doanh quyết liệt hơn; nâng cao chất lượng lao động. Các chính sách cần lưu tâm đến sự bất bình đẳng thu nhập và tài sản trong xã hội.

Theo: VnExpress
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

3 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

3 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

3 giờ trước