meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt 5,3%

Thứ tư, 06/04/2022-17:04
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 là 5,3%, thấp hơn 0,2 điểm phần tăng so với hồi đầu năm. Con số này dựa trên kết quả của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhu cầu trong nước. 

GDP Việt Nam đạt 5,3%

Tháng 10/2021, WB cũng từng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 6,5%. Tuy nhiên với những khó khăn mà nền kinh tế phải đối phó trước các ca nhiễm tăng cao, cùng với đó là khả năng dễ bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài do độ mở kinh tế lớn. 

Do đó, dự báo mới nhất của WB cho thấy GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 5,3%. Sau đó sẽ ổn định lại ở mức 6,5% nếu các biện pháp hạn chế đi lại trong nước và nước ngoài được nới lỏng. 

Dịch vụ sẽ là lĩnh vực được kỳ vọng phục hồi từng bước bởi lòng tin của người tiêu dùng cũng đang được khôi phục, cùng với đó là lượng du khách quốc tế cũng đang dần quay trở lại thị trường Việt từ giữa năm nay. Các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ có kim ngạch xuất khẩu chậm hơn do tăng trưởng tại các thị trường chủ lực như Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc chững lại.

WB dự báo các mặt hàng chế biến, chế tạo của Việt Nam sẽ có kim ngạch xuất khẩu chậm trong năm 2022.
WB dự báo các mặt hàng chế biến, chế tạo của Việt Nam sẽ có kim ngạch xuất khẩu chậm trong năm 2022.

Kể từ đợt bùng phát dịch từ tháng 4/2021, Việt Nam bước vào thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã kéo dài trong quý III/2021. Do đó, từ quý IV/2022, nền kinh tế Việt đang có dấu hiệu phục hồi. 

Tuy nhiên, theo WB các triển vòng này vẫn còn phải đối mặt với những rủi ro tiêu cực đang gia tăng. Một trong đó là các đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng đang tăng trưởng chậm cùng với cú sốc tỷ giá thương mại, các biện pháp trừng phạt liên quan đến xung đột Nga – Ukraine. "Các vấn đề này có thể trầm trọng hơn nếu phát sinh biến chủng Covid-19 mới", báo cáo của WB cảnh báo.

Tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi nhu cầu tư nhân trong nước. Bởi tốc độ này hiện còn tương đối chậm, thể hiện tâm lý thận trọng của người tiêu dùng trong nước và các nhà đầu tư. 

Trong thời điểm dịch bệnh lây nhiễm mạnh có thể làm gián đoạn tạm thời nguồn cung lao động và sản xuất. 

WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm. Vì vậy, nếu chính phủ triển khai gói hỗ trợ mạnh mẽ bằng chính sách tài khóa thì tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể được giảm nhẹ.

WB cho rằng: “Chính sách tiền tệ vẫn cần nới lỏng, nhưng phải tiếp tục thận trọng nhằm kiểm soát rủi ro trong khu vực tài chính”.

Kịch bản xấu nhất

Theo WB này, trong trung hạn, nếu mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam được chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất và đổi mới sáng tạo thì nước ta có thể trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao. 

Do đó, để tạo đòn bẩy cho quá trình chuyển đổi diễn ra thì WB khuyến nghị Chính phủ đưa ra những cải cách mang tính cơ cấu. Trong đó cần tập trung vào xây dựng nền kinh tế chuyển đổi số, xanh hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bên cạnh kịch bản có những “gam màu” tươi sáng trên, WB cũng đưa ra một kịch bản xấu nhất khi nền kinh tế Việt Nam hứng chịu thêm các cú sốc khác. Khi đó tăng trưởng GDP trong năm 2022 sẽ chỉ đạt 4%. Sau đó đến năm 2023 sẽ hồi phục lên 6%, đến năm 2024 là 6,5%. 

Với giả định trong năm 2022 tăng trưởng GDP sẽ phục hồi về mức trước đại dịch thì tỷ lệ nghèo được kỳ vọng sẽ giảm. Tuy nhiên, những khủng hoảng đã xảy ra sẽ có ảnh hưởng “về lâu về dài” làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. 

Ví dụ các hộ gia đình trong nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất có tốc độ phục hồi thu nhập chậm nhất tính đến quý I/2021, thậm chí trước cả đợt giãn cách xã hội vào quý III/2021. Các hộ nghèo ít có khả năng đối phó với tác động của cú sốc thu nhập, và phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn lực bên ngoài, như vay mượn.

WB cảnh báo: "Bất bình đẳng gia tăng có thể dẫn đến những hệ quả về vốn con người và kinh tế cho đất nước".

Tổ chức này cho rằng những tài sản đã bán đi không thể tạo ra thu nhập trong tương lai, trong khi sự không đồng đều về chất lượng và tình trạng gián đoạn giáo dục trong suốt giai đoạn khủng hoảng Covid-19 sẽ để lại những hệ quả về tích lũy vốn con người và tiềm năng thu nhập trọn đời.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

19 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

19 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

19 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

19 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước