meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hướng dẫn cách làm giấy xác nhận thực tập cho sinh viên

Thứ ba, 06/09/2022-15:09
Sau khi trải qua quá trình thực tập tại các đơn vị, công ty, doanh nghiệp sinh viên phải xin giấy xác nhận thực tập tại các đơn vị đó. Vậy giấy xác nhận thực tập cần có nội dung gì và phải lưu ý điều gì khi làm giấy xác nhận thực tập?

1. Giấy xác nhận thực tập là gì?


Giấy xác nhận thực tập là gì?
Giấy xác nhận thực tập là gì?

Giấy xác nhận thực tập là văn bản chứng nhận việc thực tập sinh đã hoàn thành quá trình thực tập tại đơn vị, công ty, doanh nghiệp. Đây là văn bản bắt buộc cần có để chứng minh cá nhân này đã hoàn thành xong thời gian làm việc thực tập trên thực tế. Đồng thời qua đó đánh giá thái độ làm việc và kết quả công việc.

Giấy chứng nhận thực tập thường do cán bộ hướng dẫn hoặc lãnh đạo phòng ban mà thực tập sinh làm việc đánh giá. Những nội dung có trong giấy nhận xét này sẽ dựa trên nội dung công việc mà người này được giao và kết quả hoàn thành công việc đó để đánh giá.

2. Giấy xác nhận thực tập được sử dụng khi nào?

Sau khi sinh viên đã kết thúc quá trình thực tập của mình tại đơn vị đăng ký thực tập thì sinh viên cần phải xin nhận xét thực tập từ đơn vị đăng ký thực tập để nộp cho trường làm căn cứ xét tốt nghiệp. Và giấy xác nhận thực tập chính là giấy chứng nhận kết quả của sinh viên trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị đó.

Trường hợp nếu quá trình thực tập đã kết thúc mà bạn không có giấy xác nhận thì việc thực tập này sẽ không có giá trị, do đó cùng với báo cáo thực tập bạn cần có thêm giấy xác nhận đã thực tập tại công ty, doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các giấy tờ hết sức quan trọng đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm khi đóng góp vào hồ sơ xin việc của bản thân có thêm những "chứng chỉ" quý báu!

Hướng dẫn cách làm giấy xác nhận thực tập cho sinh viên - ảnh 2

Các sinh viên năm cuối chuẩn bị đi thực tập cần phải lưu ý và biết về các giấy tờ cần thiết, nó bao gồm đầu tiên là đơn xin thực tập, sau khi kết thúc việc thực tập bạn phải có báo cáo thực tập và giấy xác nhận thực tập.

3. Giấy xác nhận thực tập cần có những nội dung gì?

Để có giá trị thì giấy xác nhận thực tập cần phải có đầy đủ các thông tin cơ bản, được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích. Cụ thể như:

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, khoa và ngành hiện đang theo học;

- Tên đơn vị, vị trí, phòng, ban hay bộ phận thực tập;

- Họ và tên, chức vụ người hướng dẫn;

- Thời gian thực tập;

- Công việc được giao;

- Đánh giá, nhận xét của đơn vị thực tập (tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, nhận xét về việc thực hiện công việc được giao…). Ngoài ra, có thể bổ sung thêm thang điểm (theo thang điểm 10) được chấm cho suốt quá trình thực tập.

- Họ và tên, chữ ký của người thực tập và người đại diện có thẩm quyền của đơn vị.

4. Mẫu giấy xác nhận thực tập

Dưới đây là một số mẫu giấy xác nhận thực tập, bạn có thể tham khảo:


Mẫu đơn xin xác nhận thực tập
Mẫu đơn xin xác nhận thực tập
Hướng dẫn cách làm giấy xác nhận thực tập cho sinh viên - ảnh 4

Mẫu giấy xác nhận thực tập có thang điểm
Mẫu giấy xác nhận thực tập có thang điểm
Hướng dẫn cách làm giấy xác nhận thực tập cho sinh viên - ảnh 6

5. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận của đơn vị thực tập

Đơn xin xác nhận thực tập là mẫu đơn người thực tập gửi tới đơn vị thực tập để xin xác nhận và đánh giá về kết quả trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Phần kính gửi thì sinh viên sẽ ghi cụ thể tên của cơ quan hoặc đơn vị mà mình thực tập.

Phần nội dung của đơn xin xác nhận thực tập:

+ Sinh viên sẽ cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (số căn cước công dân), Trường, Khoa đang học tập và làm việc.

+ Sinh viên sẽ trình bày lại một cách ngắn gọn quá trình thực tập của mình ở cơ quan hoặc đơn vị thực tập. Đề nghị cơ quan, đơn vị thực tập cho ý kiến và xác nhận quá trình thực tập của mình.

Cuối đơn, sinh viên sẽ ký và ghi rõ họ tên, đồng thời có sự xác nhận của cơ quan, đơn vị thực tập.

6. Lưu ý khi viết giấy xác nhận thực tập


Lưu ý khi viết giấy xác nhận thực tập
Lưu ý khi viết giấy xác nhận thực tập

Khi soạn thảo mẫu giấy xác nhận thực tập, người soạn thảo thường mắc phải một trong các lỗi dưới đây, có thể là do sơ ý, nhầm lẫn hoặc chưa biết cách soạn thảo một văn bản hành chính chuẩn chỉ:

- Mẫu giấy xác nhận thực tập phải có Quốc hiệu và tiêu ngữ;

- Đảm bảo đầy đủ nội dung cần nêu trong giấy xác nhận thực tập: Tên đơn vị thực tập, tên người hướng dẫn, thời gian thực tập và nhận xét của người hướng dẫn;

- Nội dung trình bày trong văn bản cần ngắn gọn và rõ ràng;

- Ngôn ngữ trình bày hợp nội dung, mạch lạc, dễ hiểu không bay bổng và không sử dụng các phép ẩn dụ hoán dụ khi soạn mẫu giấy xác nhận thực tập.

7. Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp

Thông thường trong các chương trình đào tạo cử nhân, sinh viên đều phải trải qua kì thực tập diễn ra một hoặc vài tháng hoặc nửa năm. Kết quả thực tập là một điều kiện được xem là hoàn thành kỳ thực tập để xét tốt nghiệp.

Mặt khác, thời gian thực tập cũng là cơ hội để sinh viên được áp dụng các kiến thức đã học trong trường vào thực tế. Đồng thời đây còn là cơ hội để sinh viên trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng để tạo tiền đề khi bước chân vào con đường sự nghiệp sau này. Nhiều trường hợp sinh viên sau khi kết thúc kì thực tập tại đơn vị, cơ quan thì có cơ hội trở thành nhân viên chính thức tại cơ quan đó.

8. Các quy định về việc thực tập đối với sinh viên thuộc hệ đại học chính quy

Hướng dẫn cách làm giấy xác nhận thực tập cho sinh viên - ảnh 8

Mỗi một trường Đại học chính quy sẽ có các quy định riêng về việc thực tập của sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề thực tập để hoàn thành chương trình học tập của mỗi sinh viên là vô cùng cần thiết và quan trọng. Mục đích của thực tập cuối khóa nhằm giúp cho sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức chuyên môn, nắm vững quy trình nghiệp vụ, vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích và giải quyết những vấn đề của thực tiễn về các lĩnh vực khác nhau ở các cơ sở thực tập; rèn luyện về phương pháp công tác và năng lực tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học, đồng thời so sánh giữa lý luận và thực tiễn.

Yêu cầu đặt ra đối với sinh viên thực tập:

+ Nắm được tình hình, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và các hoạt động của cơ sở thực tập.

+ Hiểu được nội dung công tác tổ chức các nghiệp vụ có liên quan đến chuyên ngành đào tạo tại cơ sở thực tập.

+ Biết vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào việc phân tích thực tiễn, phát hiện và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong phạm vi chuyên môn của ngành và chuyên ngành đào tạo.

+ Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa sinh viên với cán bộ ở cơ sở thực tập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Nhà trường và cơ sở thực tế.

Lợi ích của việc thực tập:

+ Khi đi thực tập thì sinh viên sẽ có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở thực tập, qua đó có thể tổng hợp những kiến thức đã học vào thực tế nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể.

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện và trao đổi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

+ Đồng thời sinh viên sẽ được học hỏi, rèn luyện tác phong làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ, trong công tác và cũng như trong cuộc sống xã hội.

+ Thời gian thực tập là cơ hội tốt để sinh viên nhận ra các giá trị xã hội của bản thân, tự giới thiệu với nhà tuyển dụng để có thể tuyển dụng mình vào làm việc sau tốt nghiệp.

Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về giấy xác nhận thực tập dành cho sinh viên. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn có thể tự làm một văn bản thủ tục hành chính đúng tiêu chuẩn.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Tin mới cập nhật

3 ông lớn công nghệ Mỹ cùng tiến hành một “dự án cơ sở hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử”

2 ngày trước

Chuyên gia chỉ ra các "nút thắt" đang cản trở phát triển nhà ở xã hội

2 ngày trước

Nhà đầu tư đổ xô "gom" đất nền dịp cận Tết

2 ngày trước

Doanh nghiệp TP.HCM lại “đau đầu” với giá thuê đất

2 ngày trước

NOXH cũ tăng giá: Chuyên gia đề xuất nâng thời hạn chuyển nhượng lên 10 năm

3 ngày trước