Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà đất mới nhất tính tới thời điểm hiện tại
Bạn muốn tìm hiểu về hợp đồng ủy quyền nhà đất để soạn thảo hợp đồng chi tiết? Tuy nhiên, bạn chưa nắm rõ về hình thức của loại hợp đồng này, thời hạn cũng như mẫu đơn chuẩn như thế nào? Vậy thì sau đây sẽ là những thông tin chi tiết cho mọi người tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những mẫu giấy uỷ quyền cá nhân sử dụng nhiều nhất
Hợp đồng ủy quyền nhà đất là gì?
Hợp đồng ủy quyền hiện nay được Bộ luật dân sự 2015 quy định rất chi tiết tại Điều 562. Theo đó thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Còn bên ủy quyền sẽ trả thù lao khi có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Và như vậy thì hợp đồng ủy quyền nhà đất chính là sự thỏa thuận giữa các bên. Đó là bên được ủy quyền và bên ủy quyền. Bên được ủy quyền thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền liên quan đến nhà đất thuộc sở hữu của bên ủy quyền. Còn bên ủy quyền có thể phải chi trả thù lao cho bên được ủy quyền.
Hình thức của hợp đồng ủy quyền nhà đất
Hiện nay, hình thức của của việc ủy quyền theo quy định của pháp luật thì có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Và việc ủy quyền cũng có thể thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Đặc biệt, hợp đồng ủy quyền mua bán đất cần phải được thể hiện bằng văn bản. Và hợp đồng này thường được biết đến với tên gọi là giấy ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền nhà đất có phải công chứng không?
Đây là một trong những thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo đó, có thể thấy trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật Đất đai 2013 và Luật Công chứng 2014 thì không có điều khoản cụ thể quy định về việc phải công chứng hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, để hạn chế các tranh chấp xảy ra thì mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán đất cần phải được công chứng.
Vậy hợp đồng ủy quyền này có thể công chứng ở đâu? Theo quy định tại Điều 42 của luật Công chứng 2014 thì công chứng viên chỉ được công chứng hợp đồng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở trừ trường hợp di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản, văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền với bất động sản.
Theo đó thì mọi người được phép công chứng tại bất kỳ tổ chức công chứng nào. Thậm chí là mọi người có thể công chứng tại cả tổ chức công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có nhà đất.
Ai là người phải nộp thuế?
Khi tìm hiểu về hợp đồng ủy quyền bán đất, nhiều người còn thắc mắc về vấn đề ai là người phải nộp thuế. Và để trả lời được câu hỏi này, mọi người nên tham khảo điểm b Khoản 3 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó thì cá nhân ủy quyền bất động sản sẽ là người nộp thuế khi ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp mà các bên thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thì việc nộp thuế sẽ thực hiện theo thỏa thuận này.
Thời hạn của hợp đồng Ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thời hạn như thế nào cũng là điều nhiều người quan tâm. Bởi thời hạn ủy quyền có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu thời hạn ủy quyền hết thì các bên chấm dứt việc thực hiện ủy quyền. Hiện nay, vấn đề này đã được quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định. Thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Khi nào hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất chấm dứt?
Đây cũng là một trong những vấn đề mà nhiều người hiện nay quan tâm. Bởi hành vi ủy quyền sẽ chấm dứt theo căn cứ của việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Và Điều 422 của Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rất chi tiết về các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Cụ thể:
- Khi hợp đồng đã được hoàn thành
- Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
- Chủ thể của hợp đồng uỷ quyền mua bán nhà đất chết (trường hợp là cá nhân) hoặc chấm dứt tồn tại (trường hợp là pháp nhân). Mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
- Hợp đồng chấm dứt khi bị huỷ bỏ hoặc bị 1 trong 2 bên đơn phương chấm dứt thực hiện. Bởi bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào.
- Đối tượng của hợp đồng không còn nên khiến cho hợp đồng không thể thực hiện được
- Hợp đồng ủy quyền nhà đất chấm dứt theo quy định của Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015.
Vấn đề cần lưu ý
Đặc biệt, với trường hợp ủy quyền có thù lao thì khi chấm dứt hợp đồng, bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên được ủy quyền. Thù lao này phải tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện. Còn nếu ở hợp đồng ủy quyền không có thù lao. Thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bên ủy quyền phải thông báo cho bên nhận ủy quyền. Thời gian thông báo không quy định cụ thể nhưng bên ủy quyền phải cân nhắc khoảng thời gian hợp lý.
Riêng với trường hợp hợp đồng ủy quyền không có thù lao thì bên được ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, bên được ủy quyền cần phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.
Tải ngay mẫu hợp đồng ủy quyền nhà đất
Để đảm bảo tính hợp pháp của mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất, mọi người cần phải soạn thảo hợp đồng theo mẫu quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa biết tìm mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu thì hãy tham khảo
tại đây
.Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng chuẩn theo quy định
Trên đây là những thông tin chi tiết về hợp đồng ủy quyền cho mọi người tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất. Dành cho những ai đang có ý định làm hợp đồng ủy quyền liên quan đến nhà đất.