Học du lịch ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành du lịch?
BÀI LIÊN QUAN
Cơ trưởng là gì? Những chia sẻ thực tế của một cơ trưởng bạn cần phải đọcCơ trưởng là gì? Kỹ năng và công việc của cơ trưởngBiệt thự du lịch là gì? TOP 10+ Tourist Villa đẳng cấp nhất Việt NamNgành học du lịch lữ hành là gì?
Ngành du lịch trong tiếng Anh là Tourism. Về cơ bản hãy hiểu nó theo cách đơn giản như sau: là một phần nhỏ thuộc hệ thống giáo dục ngày nay, du lịch được định danh là một chuyên ngành mang tính tổng hợp, trong đó gồm các nhóm ngành nhỏ khác.
Sứ mệnh của ngành du lịch đó là đào tạo, giáo dục, cung cấp các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trải nghiệm thực tế,... cho các học viên nhằm để đáp ứng một lực lượng nhân sự kịp thời cho các văn phòng du lịch, công ty lữ hành, các tổ chức du lịch hay các nhà hàng, khách sạn,... khi họ có nhu cầu và mục tiêu rộng hơn đó chính là đảm bảo sự phục vụ và chăm sóc tối đa nhất cho các nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi, giải trí của đông đảo khách du lịch, không chỉ trong nước mà còn ở các khu vực và quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
Chuyên ngành du lịch gồm những gì?
Ngành du lịch bản chất rất đa dạng, chính vì vậy các nhóm ngành bên trong đó luôn chứa đựng sự thú vị và có sức hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, các ngành du lịch phụ bên trong có thể được điều chỉnh và thay đổi hay không đầy đủ còn dựa trên cơ sở điều kiện thực tế, kế hoạch hay quy mô đào tạo tại khu vực địa bàn nhất định nào đó trên phạm vi toàn quốc.
Một số ngành nghề có cơ hội việc làm sau khi ra trường cao hơn các nhóm ngành khác, cụ thể:
+ Thứ nhất đó là nhóm ngành Quản trị khách sạn.
+ Thứ hai, nhóm ngành Quản trị du lịch & lữ hành.
+ Thứ ba, nhóm ngành Quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống.
+ Thứ tư là nhóm ngành Việt Nam học.
+ Thứ năm là nhóm ngành Quản trị kinh doanh du lịch.
+ Thứ sáu, nhóm ngành Quản trị chế biến món ăn/ Khoa học chế biến món ăn hoặc Kỹ thuật chế biến món ăn.
Một số chuyên ngành khác cũng hấp dẫn và thu hút sinh viên không kém đó là: ngành Kinh tế du lịch; ngành Hướng dẫn du lịch; ngành Quản lý lữ hành; ngành Tổ chức & quản lý sự kiện; ngành Truyền thống & Marketing du lịch dịch vụ; ngành Quản trị quan hệ công chúng; ngành Văn hóa du lịch; ngành Thương mại điện tử du lịch và dịch vụ;...
Học du lịch ra làm gì?
Có thể bạn chỉ trông thấy sự hào nhoáng từ bề nổi của các cá nhân đang hành nghề du lịch. Tuy nhiên, sự thật sau ánh hào quang ấy là một hệ thống các công việc cần chuyên môn, nghiệp vụ không hề dễ dàng, không hề nhàn hạ và sung sướng. Học du lịch ra làm gì? Học du lịch có thể làm các công việc như điều hành du lịch, nhà quản lý du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân,..
Nhà quản lý du lịch - Một vị trí “thời thượng” nhất!
Nếu bạn mới ra trường hay bạn ra trường được một vài năm và hiện đang phục vụ ở vị trí công việc này. Hẳn năng lực của bạn rất đáng tuyên dương và ngưỡng mộ. Nói như thế để bạn hình dung được rằng, vị trí nhà quản lý du lịch là một trong các công việc yêu cầu rất cao về chuyên môn, sự am hiểu về ngành du lịch, và đặc biệt là năng lực quản lý và lãnh đạo.
Bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà quản lý du lịch tại các công ty kinh doanh du lịch, công ty du lịch, tài nguyên du lịch hoặc cơ sở đơn vị dịch vụ du lịch,... Bên cạnh nền tảng kiến thức đại cương về ngành và nghiệp vụ quản lý, nhà quản lý du lịch còn cần phải sở hữu chuyên môn, trình độ nhất định về từng lĩnh vực và khía cạnh cụ thể để làm tốt vai trò lãnh đạo của mình.
Điều hành du lịch
Sinh viên du lịch sau khi ra trường, còn có cơ hội để thử sức với vị trí điều hành viên du lịch hay còn gọi điều hành tour. Đây là một công việc rất được ưa chuộng ngày nay, hơn nữa các nhu cầu về mặt nhân sự của công việc này đối với những doanh nghiệp chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Một điều hành viên - họ cần phải làm những gì? Công việc chính của họ là sắp xếp và phân công nhiệm vụ cho hướng dẫn viên du lịch trong một dự án, hay một chương trình du lịch nhất định nào đó. Tiếp nhận các thông tin, dữ liệu và hành trình du lịch nhằm mục đích phối hợp với những bộ phận liên quan để giải quyết và xử lý các rủi ro, phát sinh tình huống hay yêu cầu từ các du khách được hướng dẫn viên phản ảnh lại.
Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh đó là Tour guide. Không còn lạ lẫm đối với mọi người, hướng dẫn viên du lịch ngày nay đang là sự ưu tiên hàng đầu về việc làm khi các sinh viên du lịch vừa mới tốt nghiệp ra trường. Hướng dẫn viên phải có thẻ thông hành, do Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp thì mới được công nhận là một hướng dẫn viên thực thụ. Công việc trọng tâm của họ đó là trực tiếp đón du khách, tổ chức, triển khai các hoạt động trong hành trình du lịch mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng.
Nhân viên lễ tân chuyên nghiệp
Reception - Lễ tân là một công việc được chúng ta biết đến nhiều nhất. Bạn có thể bắt gặp họ đầu tiên khi bước vào một nhà hàng, một khách sạn, một khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao, hay là một điểm tham quan hấp dẫn nào đó,... Học du lịch ra trường sinh viên có thể ứng tuyển vào vị trí công việc tương đối phổ biến này. Một công việc nhìn thì có vẻ rất nhàn rỗi và đơn giản, nhưng phía sau đó là một nghiệp vụ đã được rèn dũa và trau dồi trong một thời gian dài.
Công việc của một lễ tân là gì? Họ thực hiện tiếp đón khách, hỏi về nhu cầu và giới thiệu các dịch vụ của đơn vị mà mình đang cung cấp, thủ tục check in, check out nơi ăn, nơi ở theo mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên lễ tân phải hỗ trợ và hướng dẫn cho khách hàng khi họ yêu cầu bất cứ lúc nào.
Chuyên viên marketing
Marketing du lịch được hiểu đơn giản là tiếp thị du lịch. Trở thành một chuyên viên marketing, bạn sẽ có cơ hội trở thành một cá nhân đi đầu mọi xu hướng. Mục đích chính là chủ động tìm kiếm và nghiên cứu, phân tích các thị trường, nhằm tiếp cận được mạng lưới khách hàng, biết được những mong muốn và điều gì làm họ hài lòng nhất. Thông qua các chiến lược cũng như phương án marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để hoạch định các hướng đi phù hợp, vừa đảm bảo mặt doanh số và vừa đáp ứng được dự thảo doanh thu.
Để thực hiện điều này thành công, bạn cần phải có kiến thức thông thạo về cả du lịch lẫn kinh doanh, óc phân tích và sự nhạy bén với các xu hướng của thị trường. Công việc này sẽ thuộc về riêng bạn nếu bạn là một người trẻ sở hữu nhiều năng lượng và sức sáng tạo không ngừng nghỉ.
Bồi bàn, Bar và Bếp
Đừng cho rằng những công việc như bồi bàn, bếp núc là những công việc đơn điệu. Bạn đã bao giờ nhìn thấy các chuyên gia làm đồ uống hay các đầu bếp thực hiện sản phẩm của mình một cách vô cùng điêu luyện và điệu nghệ hay chưa? Những ly Cocktail hay các loại rượu được kết hợp nhuần nhuyễn trong những sản phẩm thức uống,... tất cả không chỉ dừng lại ở một nghiệp vụ, mà còn là cả một bộ môn nghệ thuật thú vị và đầy hấp dẫn.
Các sự kiện lớn nhỏ hay các bữa tiệc kỳ công và sang trọng,... đều do những chuyên viên đầu bếp làm nên. Và cũng khẳng định rằng, chất lượng phục vụ và hình ảnh của khách sạn, nhà hàng có tỏa sáng trên thị trường du lịch hay không được quyết định bởi đội ngũ “hậu cần” này.
Các sự lựa chọn khác về ngành du lịch
Bên cạnh các công việc được xem là hấp dẫn và được săn đón nhiều nhất chúng tôi đã kể trên, thì các tân cử nhân ngành du lịch còn có thể làm việc tại những vị trí thú vị khác như: chăm sóc khách hàng, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu du lịch, giảng viên giảng dạy các bộ môn về du lịch, bán hàng lưu niệm, thông tin du lịch hay là chuyên viên tổ chức sự kiện,..
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành du lịch và trả lời được câu hỏi “Học du lịch ra làm gì?”. Chúc bạn thành công!