Hòa Phát chịu nhiều tổn thất sau khi dừng hoạt động 4 lò cao
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu Hòa Phát sa sút, ông Trần Đình Long không còn là tỷ phú USDĐóng cửa 4/7 số lò cao, Hòa Phát đang phải chịu những sức ép nào?Hòa Phát đưa ra quyết định “mang tính sống còn” - Dừng 4 lò caoTrong phiên giao dịch ngày 10/11, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã tiếp tục nằm sàn cùng với nhiều cổ phiếu khác trong ngành, đồng thời bị khối ngoại bán ròng 17 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, cổ phiếu HPG cũng đã giảm sản xuống còn 12.100 đồng/cổ phiếu và khối lượng dư bán sàn là 3,7 triệu đơn vị. Diễn biến trên sàn chứng khoán không mấy khả quan, Hòa Phát tiếp tục thông báo về việc dừng hoạt động của 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất cùng với lò cao ở Hải Dương từ tháng 11 năm nay càng khiến tình hình thêm tồi tệ.
Cụ thể, theo như văn bản của Hòa Phát, bên cạnh việc dừng hoạt động của 4 lò cao, trong tháng 12 tới nhiều khả năng tập đoàn sẽ tiếp tục dừng sản xuất thêm 1 lò cao nữa tại Dung Quất. Từ nay cho đến cuối năm, HPG Dung Quất sẽ có 3 lò cao dừng hoạt động. Được biết, lý do dừng lò cao được đưa ra là để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của tập đoàn. Bất chấp thị trường gặp khó, lượng tồn kho của các doanh nghiệp nói chung và Hòa Phát nói riêng vẫn đang ở mức khá cao. Tính đến cuối quý 2 năm nay, hàng tồn kho của HPG đã ghi nhận mức tăng vọt lên mức 57.600 tỷ đồng.
Trong quý 3 năm nay, Hòa Phát ghi nhận mức lỗ lịch sử là 1.800 tỷ đồng, đây chính là mức lỗ kỷ lục trong toàn ngành thép. Có thể thấy, sau khi đạt đỉnh vào quý 4 năm nay, doanh thu của “vua thép” Việt đã liên tục giảm sút. Thời điểm hiện tại, tổng sản lượng tiêu thụ thép trong quý 3 của Hòa Phát đã giảm 7% so với quý trước. Ngoài ra, giá thép xây dựng cũng tiếp tục giảm về mức thấp nhất so với quý 2 năm trước. Bên cạnh đó, giá vốn vẫn ở mức cao, trong đó có khoảng 80% giá vốn đến từ quặng sắt và than cốc.
Dù giá của 2 nguyên liệu này đã giảm xuống nhưng Hòa Phát vẫn ghi nhận hàng tồn kho nguyên liệu nhập còn tồn lại từ những quý trước với mức giá cao hơn so với thời điểm quý 3. Chi phí tài chính tăng cao cũng bào mòn lợi nhuận của tập đoàn. Chưa kể, Hòa Phát nhập than cốc và quặng sắt từ nước ngoài sau đó thanh toán bằng USD, chênh lệch tỷ giá đã khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn. HPG trong quý 3 đã phải trả cho nhà cung cấp khoản nợ 10.855 tỷ đồng cho nhà cung cấp trong bối cảnh tỷ giá USD/VND leo thang. Kết quả, HPG ghi nhận mức lỗ lên đến 1.119 tỷ đồng, so với lợi nhuận gộp trong quý còn cao hơn.
Phía ban lãnh đạo tập đoàn cho biết, kết quả kinh doanh trên là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước lẫn thế giới đều suy yếu. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu và đặc biệt là giá than so với thời điểm bình thường đã cao lên gấp 3 lần. Hoạt động của Hòa Phát đã bị ảnh hưởng đáng kể từ việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ và kiểm soát room tín dụng cộng với việc tỷ giá cùng lãi suất tăng mạnh… Các chuyên gia tính toán, thời điểm hiện tại Hòa Phát đang có 7 lò cao với tổng công suất mỗi năm là 8 triệu tấn. Chi phí đóng cửa cũng như mở lại mỗi lò cao sẽ rơi vào khoảng 40 tỷ đồng. Nếu đóng 4 lò cao, chưa kể việc khấu hao các chi phí Hòa Phát cũng đã mất 160 tỷ đồng.
SSI Research tiếp tục điều chỉnh giảm lợi nhuận của Hòa Phát
Theo như báo cáo mới công bố, SSI Research cũng đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hòa Phát giảm 70% so với năm 2021 và xuống chỉ còn 10.200 tỷ đồng. Theo ước tính, trong quý cuối của năm nay, HPG sẽ ghi nhận 270 tỷ đồng lỗ ròng. Trong thời gian tới, nhiều khả năng Hòa Phát sẽ đối diện với tương lai không mấy sáng sủa trong bối cảnh nhu cầu thép giảm nhanh cả thị trường nội địa và xuất khẩu, cộng thêm việc đóng cửa 4 lò cao mới đây của tập đoàn.
Đến năm 2023, SSI tiếp tục điều chỉnh lợi nhuận ròng của Hòa Phát giảm xuống chỉ còn 10.880 tỷ đồng. Theo SSI Research, trong ngắn hạn bối cảnh thị trường bất động sản chững lại và triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan khiến cho tập đoàn không được hỗ trợ nhiều.
Trong một diễn biến khác, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước thời điểm hiện tại vẫn đang ở mức thấp. Trong quý 3 năm nay, sản xuất thép của toàn ngành đã giảm 7% so với cùng kỳ năm trước và giảm 18% so với quý 2, đạt 6.58 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ thép cũng giảm 12% và đạt 6.14 triệu tấn. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm đã giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 20.81 triệu tấn. Ngoài ra, tiêu thụ thép thành phẩm cũng đạt 19.26 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước đã giảm khá mạnh.
Đáng chú ý, vào quý 3 năm trước là thời điểm Việt Nam giãn cách xã hội và phải đóng cửa để phòng dịch Covid-19. Hầu hết các hoạt động xây dựng đều bị đóng băng ở những thành phố lớn. Thế nhưng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép trong quý 3/2022 còn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ đã giảm mạnh đến mức nào.
Đặc biệt sau nhiều vụ việc như Tân Hoàng Minh và An Đông, ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó do kênh trái phiếu bị siết chặt. Trái phiếu được biết đến là một trong những nguồn vốn quan trọng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây, đặc biệt là khối bất động sản. Vì thế, trong trường hợp thị trường bất động sản không phục hồi thì ngành thép cũng khó mà gượng dậy. Hòa Phát cũng vì thế sẽ phải đối diện với một năm tiếp theo đầy ảm đạm.
Mới hồi tháng 5 vừa qua, tại Đại hội đồng cổ đông, trước câu hỏi Hòa Phát liệu có ý định giảm sản lượng hay không trong bối cảnh thị trường đang có nhiều yếu tố bất lợi, ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng giám đốc của tập đoàn cho biết, phương án tối ưu nhất vẫn là vận hành công suất ở mức tối đa.
“Chúng tôi luôn tính toán kịch bản thị trường xấu nhất bởi thời gian tới còn nhiều yếu tố rủi ro và thị trường đang đi xuống. Với Hoà Phát, lợi thế là quy mô lớn, do đó việc hoạt động tối đa công suất vẫn là tốt nhất để tối ưu chi phí. Trong giai đoạn này Hoà Phát vẫn phải sản xuất hết công suất và tăng cường công tác bán hàng”, ông Thắng nhấn mạnh.
Trong quý 3/2022, doanh thu của ông lớn ngành thép Việt là 34.103 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm gần 12%. Giá vốn bán hàng trong kỳ cũng đã tăng 23,5% khiến cho biên lợi nhuận còn 2,9% - mức thấp nhất kể từ cuối năm 2013 - trong khi quý đầu năm 2022 là 23%. Ngoài ra, biên lợi nhuận thuần của tập đoàn cũng đã giảm từ 18% trong quý 1/2022 xuống còn -5% trong quý 3 năm nay.
Sau khi khấu trừ đi các loại chi phí, Hòa Phát ghi nhận lỗ sau thuế là 1.786 tỷ đồng, quý đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2018. Tuy nhiên, chiếm đến 36% thị phần, Hòa Phát vẫn là cái tên dẫn đầu mảng thép xây dựng trong nước.