sapo-1695031798.jpg
 
sub-1-1695031811.jpg
 

Nhìn nhận tình hình nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trong trạng thái trầm lắng, chưa có nhiều chuyển biến tích cực dù cho Chính phủ và các cơ quan bộ ngành đã liên tục đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời. 

Đặc biệt, có một số trường hợp vướng mắc vào vòng lao lý khiến cho nhiều cán bộ e dè, né tránh trách nhiệm, sợ sai, sợ rủi ro, không dám làm, dám quyết. Điều này đang xảy ra phổ biến tại nhiều địa phương hiện nay, khiến cho các chính sách hỗ trợ chưa được thực thi hiệu quả, kéo theo nền kinh tế trì trệ. 

Theo đánh giá gần đây của Bộ Xây dựng, hầu hết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, tuy nhiên bản thân các địa phương lại chưa hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Trong đó, cán bộ, công chức còn mang tâm lý sợ sai, trách nhiệm nên đùn đẩy, né tránh dẫn đến giải quyết chậm, không dám đề xuất, quyết định.

 

11-1695112118.jpg
 

 

Mặc dù hiện nay các địa phương đang tích cực giải quyết các khó khăn của thị trường nêu ra, nhưng việc tháo gỡ vướng mắc còn nhiều bất cập do quá trình thực hiện các dự án kéo dài, luật pháp thay đổi liên tục qua các thời kỳ dẫn đến những vướng mắc này ngày càng khó tháo gỡ. 

Phía doanh nghiệp cũng thừa nhận, các thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp và thiếu đồng bộ, liên thông là lý do chính làm kéo dài thời gian thực hiện, thủ tục hành chính lòng vòng đối với các dự án bát động sản, nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ,… dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Điều này làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định, các chính sách, cơ chế hỗ trợ từ phía Chính phủ mới chỉ đang dừng lại ở giai đoạn “tiếp cận” và tháo gỡ “lớp ngoài” đối với vấn đề nguồn cung. Đây là bài toán khó không thể giải quyết nhanh trong một sớm một chiều. 

 

a1-1695112216.jpg
 

 

b1-1695112653.jpg
 

Công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản còn nhiều hạn chế do những vướng mắc đã tồn tại từ rất lâu, trong khi “sức khỏe” của các doanh nghiệp ngày càng suy yếu, khó có thể cầm cự được đến khi thị trường bất động sản “sang trang”. Và tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của một số địa phương cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề này. 

Thực tế là bản thân những người làm cán bộ cũng tỏ ra rất lúng túng, không biết xử lý ra sao khi có quá nhiều quy định, sờ đến công đoạn nào cũng có nhiều vấn đề khó, xử lý phức tạp,… từ quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, tính giá đất,… “Chúng ta đang trong rừng quy định, nhiều quy định bổ sung, quy định sau khó hơn quy định trước dẫn đến tâm lý cán bộ rất sợ”, ông Đính nói.

PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đột phá tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tuy nhiên, bộ máy thực thi còn có thể có nhiều e ngại, sợ trách nhiệm, tính sẵn sàng chịu trách nhiệm trong thời điểm hiện nay không cao, tâm lý này là cản trở lớn. 

Điều này giải thích vì sao chính sách đưa ra nhiều, tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực nhưng hiệu ứng thực tế lại rất chậm. Cần có giải pháp để đẩy nhanh, đẩy mạnh và cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ dám làm, có tinh thần đổi mới trong thực thi chính sách.
 

q1-1695113076.jpg
 
sub-2-1695031811.jpg
 

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị GP Invest, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giải quyết những vấn đề khó khăn của thị trường, tuy nhiên điều mà các doanh nghiệp mong muốn là cần có một “địa chỉ” chịu trách nhiệm các chính sách hỗ trợ này. Đồng thời, có thêm những biện pháp, thời gian thực hiện cụ thể và rõ ràng, quy trách nhiệm từng cấp mới có thể giải quyết các vấn đề tồn tại hiện nay.

Ông Hiệp cho rằng, câu chuyện cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm không dám giải quyết là chuyện rất phổ biến, thậm chí đã trở thành “căn bệnh” chung của xã hội. Nguyên nhân điển hình là do pháp lý liên quan đến bất động sản Việt Nam còn chồng chéo. Chẳng hạn như có một số vấn đề Luật Nhà ở bảo làm được, nhưng Luật Đất đai bảo không làm được, Luật Đầu tư lại bảo phải làm thế này, Luật Xây dựng bảo phải làm thế kia…. Điều này tạo nên sự mâu thuẫn lớn, không đồng nhất với nhau khiến cho những người thực hành pháp luật cũng không biết phải vận dụng cái nào, hay làm cái nào đúng, cái nào sai. 

 

a2-1695113966.jpg
 

 

“Lý do khách quan mà nói thì những người thực thi cũng sợ do những mâu thuẫn trong văn bản pháp lý quá rắc rối, hiểu thế nào cũng được, hoặc có những câu chữ hiểu theo nghĩa này cũng được, nghĩa kia cũng được. Câu chữ luật của chúng ta không thật sự rõ ràng”, ông Hiệp nói. 

Ông Hiệp cũng nêu ví dụ, khi đi hỏi cán bộ của Sở Xây dựng về Nghị định 69, quy định về lựa chọn chủ đầu tư chỉ cần 70% số chủ hộ tham gia dự họp, chỉ cần 51% đồng ý là được, tuy nhiên Sở Xây dựng lại đưa ra rằng, trong Luật Nhà ở quy định phải tất cả các hộ phải đồng ý thì mới được làm.

“Thực ra, Nghị định 69 có sau, đây là biện pháp làm giảm khó khăn cho các chủ đầu tư, nhưng cán bộ thực hành bảo tôi không biết vì trong Luật Nhà ở quy định như thế này. Họ đưa ra bằng câu, bằng chữ không thể làm gì được. Đây chính là những cái sơ sót của chúng ta trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật. Do vậy, thủ tục hành chính là vấn đề hết sức căng thẳng đối với các doanh nghiệp”, ông Hiệp chia sẻ.

sub-3-1695031841.jpg
 

Ông Hiệp cho hay, để tháo gỡ thị trường bất động sản thì phải đặt thủ tục hành chính lên trước. Cần có một cuộc cách mạng thật sự, người đứng đầu là Chính phủ phải chia sẻ với tất cả mọi người, các doanh nghiệp để tìm ra những biện pháp giải quyết được các vấn đề này.

“Hiện nay, chế độ trách nhiệm của những người đứng đầu chưa thực sự rõ ràng. Khi các doanh nghiệp tiếp xúc với một số địa phương, người đứng đầu nếu quyết liệt, rõ ràng thì cả bộ máy vận hành theo rất chơn chu, nhưng nếu người đứng đầu không rõ ràng thì bộ máy ở dưới cũng không làm được gì cả”, ông Hiệp nhận định.

 

22-1695114125.jpg
 

 

Vị chuyên gia này cho rằng, nhìn vào thực tế có thể thấy rằng bộ máy thực thi chưa đáp ứng được yêu cầu vì vậy, cần đánh giá lại, chú trọng trình độ cán bộ tại các phòng ban, từ đó nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước, có nhiều người tài giúp cho đất nước phát triển. Ngoài ra, Nhà nước cần xem xét có chính sách lâu dài, cụ thể để làm sao “chiêu hiền đãi sĩ” tránh việc cán bộ không biết làm, không dám làm.
 
PGS.TS Trần Đình Thiên đề xuất, cần có chính sách để bảo đảm cho các địa phương có quyền chủ động chính sách nhiều hơn, nhất là về các chính sách xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vì nhu cầu của mỗi địa phương là khác nhau về: điều kiện, năng lực, áp lực thực thi chính sách.

Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát khung khổ pháp lý xem vướng mắc ở đâu, tại văn bản nào, nội dung gì, ai giải quyết, giải quyết trong bao lâu; trong đó, cần thúc đẩy nhanh sự ra đời của các sàn giao dịch bất động sản để phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường, hạn chế việc can thiệp hành chính.

 

23-1695114254.jpg
 

 

Hiện nay, hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang có nhiều dự án bất động sản nhất cả nhất đã ghi nhận được một số kết quả tháo gỡ vướng mắc các dự án hết sức tích cực. Còn tại các địa phương cũng đang nỗ lực tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản. 

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng thì việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản hiện nay vẫn còn rất nhiều kho khăn, do quá trình triển khai thực hiện dự án bị kéo dài, luật pháp thay đổi qua các thời kỳ, dẫn đến nhiều chỗ còn chưa kịp thời tháo gỡ; các cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.

Đặc biệt là trong công tác phê duyệt quy hoạch, thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp phép, đấu thầu, đấu giá, định giá đất đai, bất động sản. Chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây khó dễ hoặc chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục của các dự án đầu tư bất động sản.
 

q2-1695109062.jpg
 
tac-gia-1695031774.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Không phải ai mua thêm bất động sản thứ hai cũng bị siết thuế

Chuyên gia: Hợp tác khu vực công và tư để phát triển nhà ở vừa túi tiền

Có nên dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản?

Thêm nhiều dự án NOXH, liệu có chặn đà tăng giá chóng mặt của chung cư?

Bình Định công khai 13 dự án chung cư, NOXH chưa đủ điều kiện mở bán

Tranh cãi chuyện đánh thuế bất động sản để chặn đầu cơ

Thêm nhiều dự án NOXH, liệu có chặn đà tăng giá chóng mặt của chung cư?

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Hợp tác khu vực công và tư để phát triển nhà ở vừa túi tiền

8 phút trước

Bình Định công khai 13 dự án chung cư, NOXH chưa đủ điều kiện mở bán

9 phút trước

Thêm nhiều dự án NOXH, liệu có chặn đà tăng giá chóng mặt của chung cư?

9 phút trước

TP. HCM chính thức giảm hạn mức đất ở tại nhiều khu vực

9 phút trước

Có nên dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản?

9 phút trước