meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Highlands Coffee có tham vọng gì khi quyết định thay đổi bộ nhận diện mới?

Chủ nhật, 04/12/2022-15:12
Mới đây, chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam là Highlands Coffee đã công bố nhận diện thương hiệu sau thời gian 23 năm kinh doanh ở Việt Nam. Cũng từ động thái này, có vẻ như tham vọng của họ không đơn giản chỉ nằm ở cà phê.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp, chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với hơn 500 cửa hàng ra mắt logo mới cùng thông điệp là “Highlands Coffee® Là Của Chúng Mình”. Đây cũng chính là lần thay đổi logo thứ 2 của Highlands Coffee sau lần gần nhất trong năm 2013. 

Highlands Coffee “Refresh” với nhận diện mới

Có thể thấy, điểm mới ở lần chuyển mình trong lần này của Highlands Coffee nằm ở bộ màu sắc thương hiệu là đỏ, nâu cà phê, nâu đất cũng được chuyển thành một gam màu đỏ duy nhất nằm ở trên nền trong suốt. 

Trên thực tế thì thương hiệu Highlands Coffee cũng đã từ rất lâu khá ấn tượng và rất dễ nhận diện. Cụ thể, họ có hai gam màu chủ đạo đó là đỏ - đen từ đồng phục nhân viên cho đến cách bài trí không gian nội thất và cho đến logo. Từ trước đến nay, chuỗi này vẫn luôn tạo ra một ấn tượng với khách hàng về một vẻ vừa mang tính hiện đại, vừa năng động nhưng vẫn rất gần gũi cũng như dễ nhớ. 

Phía Highlands Coffee chia sẻ rằng, vối lần thay đổi diện mạo này không chỉ dừng lại ở câu chuyện muốn “refresh” thương hiệu cũng như lan tỏa văn hóa cà phê mà họ còn muốn các địa điểm của chuỗi trở thành một sợi dây liên kết và là điểm đến của cộng đồng, theo tinh thần của nhà sáng lập từ những ngày đầu xây dựng nên thương hiệu. 


Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với hơn 500 cửa hàng ra mắt logo mới cùng thông điệp là “Highlands Coffee® Là Của Chúng Mình”
Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với hơn 500 cửa hàng ra mắt logo mới cùng thông điệp là “Highlands Coffee® Là Của Chúng Mình”

Tổng quan thì đổi mới nhận diện thương hiệu của một công ty chính là một công việc đòi hỏi có nhiều can đảm. Bởi vì việc xây dựng lại thương hiệu cũng như truyền tải toàn bộ tầm nhìn vào các bên liên quan là một điều chẳng hề dễ dàng. Có nhiều thương hiệu đã đạt được thành công to lớn bằng cách thay đổi nhận diện cũng như thiết kế lại chiến lược của công ty nhưng ngược lại cũng có những đơn vị gặp không ít thất bại. 

Ở trong quá khứ, người ta đã từng nhìn thấy gã khổng lồ đồ uống Starbucks làm như vậy. Và dù là một thương hiệu đồ uống cực kỳ phổ biến ở trên toàn thế giới bằng một chiếc logo nàng tiên cá nổi tiếng nhưng ông lớn này cũng quyết định thay đổi logo của mình vào năm 2011. Theo tìm hiểu, điều này cũng được thực hiện khi mà Starbucks  muốn khám phá ra các thị trường mới ngoài cà phê. Và cùng với sự thay đổi này thì họ đã có thể thâm nhập vào các thị trường mới từ đó đưa ra các sản phẩm như kem, rượu cùng với nhiều thứ khác nữa. Lúc đầu thì việc đổi nhận diện thương hiệu cũng đã dẫn đến những phản ứng trái chiều, cuối cùng thì họ cũng đã được công chúng công nhận. Cho đến ngày nay, Starbucks vẫn đang đứng đầu ở trong thị trường chuỗi đồ uống trên toàn cầu và việc thay đổi logo của họ cũng được xem là một sự thành công ngoài mong đợi. 

Cùng quay trở lại với câu chuyện của Highlands Coffee, có vẻ như là sau thời gian gần 2 thập kỷ gắn bó với chiếc logo cũ thì họ cũng đã muốn thay thế bản sắc của một thương hiệu đã cũ - nó cũng giống như việc thay đổi một bộ quần áo đã cũ bằng một bộ quần áo mới và hợp mốt với mục đích tránh đi sự nhàm chán của khách hàng về một thương hiệu đã quá quen thuộc hoặc là đã lỗi thời. 

Không những thế, Highlands Coffee cũng còn muốn thể hiện được tham vọng có thể khám phá các thị trường mới bên ngoài cà phê, như trong lời phát biểu của ông David Thái - người sáng lập đã từng nói rằng: “Mặc dù đã có hơn 500 cửa hàng trên khắp Việt Nam, thế nhưng chúng tôi không muốn mình chỉ phục vụ cà phê”.


Phía Highlands Coffee chia sẻ rằng, vối lần thay đổi diện mạo này không chỉ dừng lại ở câu chuyện muốn “refresh” thương hiệu cũng như lan tỏa văn hóa cà phê mà họ còn muốn các địa điểm của chuỗi trở thành một sợi dây liên kết và là điểm đến của cộng đồng
Phía Highlands Coffee chia sẻ rằng, vối lần thay đổi diện mạo này không chỉ dừng lại ở câu chuyện muốn “refresh” thương hiệu cũng như lan tỏa văn hóa cà phê mà họ còn muốn các địa điểm của chuỗi trở thành một sợi dây liên kết và là điểm đến của cộng đồng

Các chuyên gia phân tích rằng, cũng có nhiều lý do khiến cho các công ty đã chấp nhận những rủi ro trong việc nhận diện thương hiệu. Đầu tiên phải kể đến là khi họ muốn thâm nhập vào một thị trường mới hoặc là sản xuất ra một sản phẩm mới. Thứ hai chính là họ muốn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh hay là làm mới mình để có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế với mục đích phù hợp hơn đối với thị trường mới mang tính thân thiện với văn hóa của thị trường đó. 

Ở đây, nhìn chung thì dường như đang muốn có một sự thay đổi về việc nhận diện thương hiệu của mình với mục đích có thể định vị lại chiến lược kinh doanh cũng như là làm mới mình bằng một hệ sinh thái mới. 

Tiểu sử Highlands Coffee

Highlands Coffee chính là một cái tên vô cùng quen thuộc đối với những người đam mê với cà phê hay là thức ăn nhanh ở Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ hoặc là những ai đã đi làm. Highlands Coffee được thành lập vào năm 1998 bởi một doanh nhân người Việt Kiều tên là David Thái có niềm yêu quê hương mãnh liệt và sẵn sàng rời khỏi gia đình ở Mỹ để có thể về Việt Nam lập nghiệp.


Highlands Coffee chính là một cái tên vô cùng quen thuộc đối với những người đam mê với cà phê hay là thức ăn nhanh ở Việt Nam
Highlands Coffee chính là một cái tên vô cùng quen thuộc đối với những người đam mê với cà phê hay là thức ăn nhanh ở Việt Nam

Theo đó, Tập đoàn Việt Thái được thành lập bởi ông David Thái đồng thời cũng là đơn vị sở hữu Highlands Coffee. Cho đến năm 2008, Tập đoàn Việt Thái của ông David Thái cũng đã phục vụ được 4 triệu ly cà phê cùng với 2 triệu bữa ăn cho 5 triệu khách hàng. Có thể thấy, đây chính là con số vô cùng đáng nể đối với những thương hiệu cà phê cũng như thức ăn nhanh được thành lập ở Việt Nam.

Đến năm 2009, Tập đoàn Việt Thái đã chính thức mở đến 80 điểm bán hàng ở các tỉnh thành ví dụ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Vũng Tàu. Năm 2011, Highlands Coffee cũng đã có đến 59 cửa hàng đồng thời cũng đã mua lại chuỗi Phở 24 với mức giá là 20 triệu USD. Những sản phẩm chủ yếu của Highlands Coffee chính là đồ uống và thức ăn nhanh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước