Hành trình xây dựng sự nghiệp của “Vua dao Hong Kong”: Khách muốn mài dao phải đặt lịch trước 3 tháng, làm việc còn tùy theo tâm trạng
BÀI LIÊN QUAN
Hành trình phát triển của Infosys - Công ty của bố vợ Tân thủ tướng Anh: Từ doanh nghiệp nhỏ với 250 USD vốn trở thành tập đoàn giá trị hàng chục tỷ USDToo Good To Go: Startup cùng hành trình sứ mệnh xanh, giúp "giải cứu" 147 triệu bữa ăn - tương đương 26.600 tấn thực phẩm khỏi thùng rácHành trình khởi nghiệp đầy chông gai của “tiên sinh sườn xám”: Từ gánh hàng rong cho đến doanh thu hơn 10 triệu USDCó thể, nhiều người đều nghĩ rằng, mài dao chỉ là một phương tiện kiếm sống mà thôi và gần như không thể làm giàu từ công việc này. Tuy nhiên, ở Trung Quốc lại có một người đàn ông tên là Trần Đăng Hoa đã gắn bó với công việc này hàng chục năm và kiếm được rất nhiều tiền. Điều đáng nói, khách hàng của Trần Đăng Hoa đến từ khắp nơi trên thế giới. Và nếu muốn Trần Đăng Hoa mài một con dao khách hàng phải tốn khoảng 1.000 NDT (tương đương 3,5 triệu đồng). Thậm chí nếu như muốn mài dao, nhiều khách hàng phải đặt lịch trước hẳn 3 tháng.
Được cha mẹ cho đi học nghề mài dao
Ông Trần Đăng Hoa vốn sinh ra và lớn lên tại Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông đã phải bỏ học đến Hong Kong để làm đủ mọi nghề với mong muốn có thể kiếm tiền để phụ giúp cha mẹ. Nghèo đói, lại không có quần áo ấm, người đàn ông này từng phải ngậm gừng để giữ ấm cơ thể. Trần Đăng Hoa chia sẻ, cho đến hiện tại ông vẫn không thể quên những ngày tháng khó khăn đó. “Tôi không hiểu sao bản thân có đủ can đảm để có thể vượt qua những ngày tháng đó”, ông bộc bạch.
Sau khoảng 2 năm sinh sống tại Hong Kong, cha mẹ Trần Đăng Hoa nhận ra rằng không thể cứ để con trai bỏ học rồi không có nghề nghiệp cụ thể như thế. Mong muốn con trai không phải chịu cảnh nghèo khó như cha mẹ, ông đã được gửi đi học nghề mài dao. Thế nhưng, trong suốt một năm đầu học việc, Trần Đăng Hoa không được sư phụ của mình giảng dạy bất kỳ kỹ năng gì về việc mài dao. Ngày nào đi học, ông cũng phải lặp đi lặp lại những công việc nhàm chán như quét dọn, gánh nước và làm việc nhà. Mỗi khi sư phụ mài dao cho khách, Trần Đăng Hoa chỉ dám lén lút quan sát từ xa mà thôi.
Dù như thế, người đàn ông này chưa bao giờ phàn nàn hay kêu ca. Ông vẫn luôn tôn trọng sư phụ của mình, không ngại khó ngại khổ làm tốt mọi yêu cầu từ sư phụ. Sự siêng năng cùng với kiên trì của Trần Đăng Hoa dần dần đã khiến sư phụ cảm thấy vô cùng hài lòng và quyết định truyền nghề cho ông. Trong suốt 2 năm sau đó, ông đã thu nạp được rất nhiều kỹ năng cũng như những mánh khóe mà sư phụ truyền lại.
Từng có thời gian phải nhịn đói vì không có khách hàng
Sau khi “tốt nghiệp” lớp học mài dao, Trần Đăng Hoa đã thuê một cửa hàng nhỏ, chỉ rộng khoảng 10m2 tại Cửu Long, Hong Kong, Trung Quốc. Được xem là một khu dân cư sầm uất, địa điểm này sẽ hứa hẹn sẽ giúp ông “ăn nên làm ra”. Thế nhưng, công việc kinh doanh của ông lại không được thuận lợi dự định.
Tuy nhiên, do cuộc đời còn khá trẻ, mối quan hệ cũng không nhiều, thế nên cửa hàng của Trần Đăng Hoa vừa mở ra mà không có khách hàng nào đến mài dao. Không kiếm được tiền, người đàn ông này đã phải nhịn ăn suốt nhiều ngày liên tiếp. Thực tế khó khăn không thể giúp Trần Đăng Hoa giải quyết được vấn đề cơm ăn áo mặc, tuy nhiên ông chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc. Người đàn ông này vẫn luôn kiên trì và chờ đợi thời cơ sẽ đến với mình.
Sự thật đã chứng minh, sự chờ đợi của ông là hoàn toàn chính xác. Sau một thời gian dài, khả năng mài dao của người đàn ông này đã được khá nhiều khách hàng kiểm chứng và công nhận. Công việc cũng vì thế mà ngày càng tiến triển thuận lợi và ổn định hơn trước. Thậm chí, Trần Đăng Hoa còn liên tục cải tiến công nghệ mài dao dựa theo những phương pháp đã được sư phụ chỉ dạy trước đó.
Điều đáng nói, Trần Đăng Hoa không coi việc mài dao là công việc để kiếm sống mà coi đây là một nghệ thuật. Sau hàng thập kỷ gắn bó, người đàn ông này đã đưa kỹ thuật mài dao của mình lên một đỉnh cao mới. Tất cả những con dao qua bàn tay của ông đều trở nên sắc ngọt như mới.
Người ta còn so sánh rằng, nếu sử dụng một chiếc dao được mài bởi Trần Đăng Hoa, bạn có thể cắt một quả cà chua mà không bị chảy nước, cắt thịt mà không cần dùng lực và cắt một tờ báo nhẹ nhàng như không. Chiếc kéo được “vua dao” mài cũng có thể dễ dàng cắt được 4 lớp vải cùng một lớp.
Chỉ mài dao khi tâm trạng tốt, giá cao ngất ngưởng
Được biết, Trần Đăng Hoa mài một con dao bình thường với giá 200 NDT, một con dao tốt có giá từ 400 cho đến 500 NDT, một con dao đặc biệt có giá lên đến 1.000 NDT. Điều đáng nói, chỉ cần ông mở cửa hàng sẽ có hàng dài khách đứng chờ đợi đến lượt, thậm chí có người còn đợi hàng tiếng đồng hồ. Dù cửa hàng được đặt tại Hong Kong nhưng khách hàng của Trần Đăng Hoa đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong số đó, có một vị khách hàng người Mỹ từng được Trần Đăng Hoa phục vụ đã lặn lội từ xa đến tận cửa hàng của ông để mài dao. Sau hơn 5 thập kỷ gắn bó với nghề này, Trần Đăng Hoa đã dần coi những con dao trở thành linh hồn của bản thân. Mỗi lần mài dao ông đều biến thành một người tu tâm, thậm chí còn coi đó là một quá trình vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. “Nếu cho tôi một triệu đô la chưa chắc tôi đã vui. Thế nhưng nếu cho tôi một con dao, tôi nhất định sẽ hạnh phúc”, Trần Đăng Hoa chia sẻ.
Người đàn ông này cũng cho rằng, việc mài dao cần phải được thực hiện bằng kỹ năng và cả trái tim, không phải cứ nhiều sức lực là đủ. Nếu như đối với người bình thường, khi họ làm công việc này trong một thời gian dài sẽ bị chai sần đôi tay, thế nhưng tay của Trần Đăng Hoa vẫn rất mềm mại.
Bên cạnh đó, Trần Đăng Hoa còn có một quy tắc kỳ lạ khi làm việc đó là sẽ không mài dao khi tâm trạng không tốt. Nguyên nhân bởi, người đàn ông này tin rằng chỉ khi trong trạng thái tốt thì mới có thể mài ra một con dao tốt. Ông cũng tin tưởng vào sự thống nhất của con người cùng với chiếc dao mà mình đang mài.
Đến nay, Trần Đăng Hoa dù đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn không ngừng cống hiến và làm việc. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện kế thừa “nghề” này, ông lại mau nước mắt. Ông cho biết: “Những người trẻ ngày nay đều không muốn làm những công việc thủ công truyền thống này. Nguyên nhân bởi, họ chẳng thể nào bình tĩnh được trước sự phát triển của công nghệ. Trước đây, cũng từng có một số người đến đây để xin học việc, thế nhưng chỉ sau vài tháng là họ lại bỏ đi vì cho rằng công việc này quá phức tạp và mệt mỏi”.