Hãng hàng không Việt “chi đậm” tuyển phi công sau khi du lịch mở cửa trở lại
BÀI LIÊN QUAN
Hãng hàng không Vietnam Airlines - Niềm tự hào của Việt Nam4 ông lớn ngành hàng không Mỹ và cách tạo ra doanh thu trong mùa dịchCục Hàng không Việt Nam bác thông tin xây sân bay thứ hai của Hà Nội ở Hòa LạcĐại dịch Covid bùng phát đã khiến các ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó phải kể đến ngành hàng không với những sân bay im lìm không được hoạt động. Vào thời điểm đỉnh dịch thậm chí ngay cả các chuyến bay trong nước cũng phải tạm hoãn. Điều này đã khiến cho ngành hàng không bị đóng băng, không chỉ có các hãng máy bay rơi vào tình trạng khủng hoảng, nợ lớn mà ngay cả các phi công, tiếp viên hàng không cũng bị tạm nghỉ hoặc rời khỏi ngành.
Sau gần hai năm hạn chế hoạt động khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát và du lịch mở cửa trở lại. Các hãng hàng không đã rục rịch khởi động nhưng bài toán lúc này chính là tuyển lại nhân viên phi công và tiếp viên hàng không. Đặc biệt, tại thời điểm này các hãng hàng không đang mạnh tay để tăng quỹ lương.
Ví dụ như hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC đã đưa ra mức thu nhập tối đa lên tới 13.300 USD/tháng (tương đương khoảng 300 triệu đồng) đối với vị trí cơ trưởng dòng máy bay thân rộng B787. Vị trí cơ phó sẽ nhận mức lương 8.000 USD/tháng (khoảng 180 triệu đồng). Đối với dòng máy bay thân hẹp Airbus và Embraer 190 thu nhập tối đa cho cơ trưởng và cơ phó lần lượt khoảng 10.450 USD/tháng (khoảng 236 triệu đồng) và hơn 6.300 USD/tháng (khoảng 142 triệu đồng). Nếu so sánh với khoảng thời gian trước đại dịch mức thu nhập của cơ trưởng dòng máy bay thân rộng đã tăng thêm 50 triệu đồng, trước đó mức lương được chi trả chỉ là 250 triệu đồng. Đây được đánh giá là con số khá cao trong thời điểm hiện tại.
Đối với vị trí tiếp viên 5 sao hãng đưa ra mức thu nhập bình quân hàng tháng là 1500 USD (khoảng 34 triệu đồng) và tiếp viên trưởng khoảng 3000 USD/tháng (khoảng 68 triệu đồng). Sau đại dịch mức lương của các hãng hàng không đã được đẩy lên do có sự phục hồi kinh tế và thời điểm này việc tuyển được nhân viên cũng rất khó khăn.
Trên thị trường hiện nay các hang hang khổng cũng đang ráo riết tuyển nhân viên như: Vietjet Air đăng thông báo tuyển dụng cơ trưởng, cơ phó cho tất cả các dòng máy bay Airbus A320F và A330 đến hết năm 2022. Vietravel Airlines cũng thông tin hãng đang tuyển dụng thêm vị trí phi công cho dòng máy bay Airbus A320. Bên cạnh đó, hang hang khổng trẻ tuổi này cũng đang tuyển số lượng lớn tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, mức thu nhập chính thức vẫn được hãng giữ bí mật.
Hãng hàng khổng lữ hành đầu tiên của Việt Nam chia sẻ đang tích cực bổ sung, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Sau khi tuyển dụng xong họ sẽ có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp cho phù hợp với từng vị trí. Sắp tới, hang dự định sẽ mở rộng đội bay lên 6 tàu bay và khai thác thêm nhiều đường bay quốc tế mới đến các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á vào nửa cuối năm nay.
Đại diện hãng cũng chia sẻ, nhân lực ngành hàng không trong thời gian tới sẽ cực kì khan hiếm khi các hãng đều đang trong thời gian tuyển dụng hàng loạt, thị trường sẽ diễn ra sự cạnh tranh lớn nên mức lương và đãi ngộ tốt sẽ là điều kiện để người dự tuyển lựa chọn gắn bó. Đồng thời, quy trình tuyển dụng cũng cần phải kĩ lưỡng hơn để chọn được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao.
Theo số liệu thống kê, số lượng khách quốc tế trung bình đi/đến Việt Nam là khoảng 40.000-50.000 khách/tháng, trước khi mở lại các đường bay quốc tế thường lệ. Từ tháng 1/2022 khi thực hiện thí điểm mở lại các đường bay quốc tế, lượng khách quốc tế tăng lên hơn 103.000 khách trong tháng 1 và 153.000 khách cập nhật đến hết ngày 14/2/2022.
Ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam chia sẻ ngành du lịch và hàng không sẽ phục hồi sau quyết định mở lại các đường bay quốc tế từ 15/2 và mở cửa du lịch từ ngày 15/3. Việc bình thường hoá này sẽ giúp cuộc sống trở lại ổn định, giao thương đi lại thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hành khách, quan trọng là tạo lực đẩy cho sự hồi phục và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Ông Bùi Minh Đăng - Phó trưởng phòng Vận tải Hàng không - Cục Hàng không Việt Nam cũng đồng quan điểm trên. Ông cho rằng đến thời điểm này việc khôi phục hoạt động hàng không, du lịch đã hiện hữu ngay trước mắt chứ không phải là kịch bản hay cơ hội có thể xảy ra mà chắc chắn sẽ diễn ra. Đây là một kịch bản lý tưởng khi xác định năm 2022 thị trường hàng không Việt Nam sẽ đón khoảng 42-43 triệu hành khách.
Trước đó vào ngày 15/2, Cục Hàng không Việt Nam đã chính thức dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, đưa ngành hàng không Việt Nam trở lại bình thường mới sau đại dịch. Ngay khi thông tin này được ban hành các hãng hàng không đã đưa vào hoạt động và khai thác các đường bay quốc tế để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Đại diện Bamboo Airways cho biết hãng này đã chuẩn bị kế hoạch, nguồn lực từ sớm, cùng với việc trang bị kỹ lưỡng về mặt kĩ thuật và các bảo dưỡng các máy bay để khai thác các đường bay quốc tế trở lại ngay khi được dỡ bỏ hạn chế. Hãng đánh giá “kì nghỉ đông bất thường” này là bất đắc dĩ nên tiến trình chuẩn bị là cần thiết để đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường.
Ngay khi thị trường vừa mở cửa, Bamboo Airways đã triển khai khai thác đường bay quốc tế thường lệ từ Hà Nội đến Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Narita (Nhật Bản), Incheon (Hàn Quốc). Với các đường bay dài đến châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương, Bamboo Airways sẽ triển khai các chặng bay kết nối Hà Nội với Frankfurt (Đức), Hà Nội - London (Anh), TP.HCM với Melbourne (Australia)… Sắp tới, hãng dự kiến triển khai, mở thêm các đường bay từ TP.HCM đến Frankfurt (Đức), Hà Nội/TP.HCM đến Berlin/Munich (Đức).
Trước đó, Bamboo Airway đã có chuyến bay thẳng đầu tiên từ sân bay Nội Bài đến sân bay San Francisco (Mỹ), chuyến bay này đã thể hiện mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai quốc gia. Đồng thời, đây cũng là bước đệm đánh dấu cho sự phát triển của hàng không Việt Nam.
Trong khu vực Đông Nam Á, Bamboo Airway sẽ triển khai sớm các đường bay từ TP.HCM đến Singapore và Thái Lan trong tháng 3. Song song với đó hãng dự kiến thúc đẩy khai thác nhiều tuyến bay tới Lào, Campuchia trong dịp hè. Dự kiến năm 2022, hãng sẽ mở rộng quy mô lên gần 80 đường bay nội địa, 40 đường bay quốc tế.
Ngay khi mở cửa đường bay quốc tế, lượng vé bán ra của hãng đã được đặt mua khá nhiều. Đặc biệt, giá vé đang trong giai đoạn này có rất nhiều ưu đãi nhằm thúc đẩy nhu cầu di chuyển. Giá vé chỉ dao động từ 211.000 đồng/chiều với các đường bay Đông Nam Á (chưa tính thuế phí), giá vé cho đường bay Đông Bắc Á khoảng 1.242.000 đồng/chiều (chưa tính thuế phí) và giá vé cho chặng bay châu Âu, châu Đại Dương vào khoảng 2.319.000 đồng/chiều (chưa bao gồm thuế phí).
Đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cho biết, nhãng luôn sẵn sàng để bay quốc tế trở lại ngay khi dỡ bỏ lệnh bay quốc tế. Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airline đã khai thác đường bay thường lệ giữa Hà Nội và Moscow (Nga) với tần suất 1 chuyến/tuần để phục vụ những khách hàng có nhu cầu di chuyển và giao thương hàng hoá. Ngay khi có lệnh dỡ bỏ đường bay quốc tế, hang cũng đã lên lịch bay đến các nước châu Âu như Đức, Anh, Pháp. Để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho các chuyến bay đường dài từ Việt Nam đến châu Âu, hãng đã thông báo sẽ sử dụng các dòng tàu bay thân rộng là Boeing 787 và Airbus A350.
Đại diện hãng hàng không Pacific Airlines cho biết, hãng đã chuẩn bị và triển khai chuyến bay thường lệ đến Bangkok (Thái Lan). Đồng thời, hãng cũng sẽ sớm có kế hoạch đưa vào khai thác các đường bay giữa TP.HCM đến các nước trong khu vực.
Dự báo đến quý III năm 2022 thì ngành hàng không nội địa mới thật sự phục hồi trở lại. Còn đối với đường bay quốc tế sẽ phải chờ đến quý I/2023 lượng khách quốc tế mới ổn định. Trong thời gian tới, chắc chắn sự cạnh tranh giữa các ngành hàng không sẽ tăng cao để phục vụ nhu cầu di chuyển của du khách.