Gỗ An Cường: Hành trình vươn tới sự hoàn hảo trong ngành nội thất gỗ
BÀI LIÊN QUAN
Lisandro Martinez và hành trình từ cậu nhóc phụ hồ đến nhà vô địch World CupHành trình khởi nghiệp từ nắp khoen lon nhôm cho đến thương hiệu thời trang cao cấp của thiếu gia của đế chế MulberryHành trình phát triển của Metfone tại Campuchia: Tôn trọng tinh thần ‘cho trước, nhận lại sau’Theo thời gian, thị trường nội thất ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất liệu và kiểu dáng. Với tính thẩm mỹ cao, đa dạng và khẳng định được giá trị cho ngôi nhà, xu hướng sử dụng gỗ công nghiệp trong nội thất ngày càng được ưa chuộng.
Gỗ công nghiệp trong nội thất có ưu điểm là dễ dàng kết hợp hài hòa với nhiều không gian khác nhau, tạo nên sự đồng nhất về màu sắc, bố cục, kiểu dáng… Công nghệ ngày càng hiện đại đã giúp mẫu mã nội thất ngày càng đa dạng, tính ứng dụng cao. Do đó, gỗ công nghiệp có thể được sử dụng trong mọi phong cách thiết kế, từ cổ điển cho đến hiện đại, từ phong cách phương Tây cho đến phương Đông. Thị trường gỗ công nghiệp đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ mà nhiều doanh nghiệp muốn “canh tác”, trong đó có gỗ An Cường.
Khởi đầu từ ước muốn làm chủ chính mình
Ít ai biết được rằng, An Cường khởi nghiệp với ước muốn cùng với suy nghĩ đầu tiên là làm chủ: Làm chủ chính mình, làm chủ cuộc đời cũng như làm chủ nhiều người khi đạt được thành công. Tháng 10/1994, An Cường chính thức được thành lập sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào tháng 2 cùng năm, đẩy nhu cầu tiêu dùng của xã hội lên cao.
Trong giai đoạn 2014-2022, An Cường ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành gỗ trong nước. Đặc biệt với mảng gỗ công nghiệp phân khúc trung và cao cấp, An Cường đang nắm thị phần lớn trong thị trường nội địa. Hiện nay, An Cường là công ty hàng đầu Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung về vật liệu, giải pháp cũng như nội thất làm từ gỗ công nghiệp. An Cường còn được định giá là doanh nghiệp chục nghìn tỷ, sở hữu hàng loạt showroom trải dài trên toàn quốc với diện tích lớn bậc nhất Đông Nam Á.
Giống như các doanh nghiệp khác, An Cường mong muốn phát triển một hệ thống giao hàng quy chuẩn và chuyên nghiệp, tuy nhiên đây là một bài toán khó nhằn. Các yếu tố liên quan đến sự vận hành, công nghệ và cả con người đều phải được đầu tư một cách bài bản và chỉn chu. Trước đây, An Cường thông qua các đơn vị giao hàng không chính thống khiến thời gian tốn kém, đơn hàng thường xuyên chậm trễ. Hiện nay, mục tiêu của An Cường là số hóa, chuyển đổi toàn bộ hệ thống sang online. Công ty chú trọng cho việc mở rộng thị phần, phát triển mạng lưới phân phối trên phạm vi cả nước trở nên dày đặc hơn.
Hai thái cực trading trong những ngày đầu
Tất nhiên, không có con đường nào trải toàn hoa hồng. An Cường gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu vận hành, bởi doanh nghiệp đi lên từ trading nên khó khăn cũng từ trading mà ra. Nhu cầu thị trường lớn, đa dạng nhưng nhà cung cấp tại Việt Nam thời điểm đó lại ít ỏi, An Cường phải chật vật tìm kiếm nhà cung cấp cùng với các đối tác quốc tế.
Liên quan đến vấn đề này, bà Võ Thị Ngọc Ánh - Tổng giám đốc Gỗ An Cường cho biết, An Cường khi đó phải nhập hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Công ty phải gồng gánh chi phí logistics và nhiều chi phí liên quan, thời gian vận chuyển hàng đi lại. Dần dần, An Cường từng bước chuyển đổi mô hình thương mại thuần túy sang mô hình sản xuất kinh doanh.
Sau 10 năm làm thương mại, An Cường năm 2004 đã chính thức có nhà sản xuất MFC đầu tiên. Doanh nghiệp luôn áp dụng phương châm “Không giấu dốt – không giỏi thì tìm chuyên gia”, từng bước tích lũy kinh nghiệm trên thương trường. Do đó, công ty đã mời nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu - giải pháp cũng như sản xuất gỗ công nghiệp để về đào tạo, vận hành, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, quá trình học hỏi từ những chuyên gia này giúp An Cường tạo được sự khác biệt với nhiều “ông lớn” ngành gỗ trong sản phẩm của mình.
Đáng chú ý, điểm khác biệt lớn nhất của Gỗ An Cường là tạo nên được sự khác biệt trong từng sản phẩm (product), giải pháp (solution) và cách tiếp cận thị trường (sales & marketing). Công ty này luôn hướng đến sự hoàn hảo trong từng sản phẩm. Hiện tại, doanh nghiệp đang đi đầu trong những giải pháp, hướng giải pháp đến tất cả mọi người, đúng theo slogan định hướng của doanh nghiệp là: An Cường – Giải pháp gỗ nội thất cho mọi nhà. Chưa kể, An Cường còn có cách tiếp cận khác biệt thông qua việc bán sản phẩm kèm theo bán giải pháp.
Lựa chọn theo hướng “Gỗ Công Nghiệp”
Nhiều “ông lớn” ngành gỗ đi theo hướng “Gỗ Tự Nhiên” thì An Cường lại chọn hướng “Gỗ Công Nghiệp”. Với điều kiện hiện nay, gỗ tự nhiên rất khan hiếm, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung, vùng nguyên liệu và logistic cũng như chênh lệch cũng như biến đổi tỷ giá. Nhờ đó, gỗ công nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Chúng là ngọn và cành của gỗ tự nhiên, sau khi thu hoạch sẽ đưa vào nhà máy để xử lý và ép thành gỗ công nghiệp.
Hiện tại, An Cường có 2 nhà cung cấp lớn sở hữu nhà máy tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng có hơn 1300 màu ván, gần 1300 màu chỉ cạnh tương đương. Nhờ đó, sản phẩm của An Cường được hoàn thiện một cách hoàn hảo hơn, tinh tế hơn. Công ty thiết lập thành công mạng lưới rộng khắp với hơn 40 showroom và show depot, văn phòng đại diện; đồng thời phát triển hệ thống showroom của các nhà phân phối và đại lý lớn trên toàn quốc.
Vì là công ty lớn, phục vụ nhiều khách hàng lớn nhỏ, nhu cầu vận chuyển của An Cường là vô cùng lớn. Việc yêu cầu sự chính xác, an toàn, đúng giờ, hệ thống và logic, số liệu chuẩn hóa là cần thiết, để bất kỳ bộ phận nào có liên quan đều có thể dễ dàng kiểm tra ngay lập tức khi có vấn đề phát sinh. An Cường luôn mong muốn phát triển hệ thống vận chuyển một cách bài bản, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Để tối ưu quản lý, phần chi phí và nhân lực, công ty này đã phát triển nhiều phần mềm, điển hình như App AC Library nhằm giúp khách hàng chủ động tham khảo các khu vực ứng dụng đúng theo các dòng sản phẩm An Cường đang phát triển. Ngoài ra, website với mục download map màu và catalogue tự động hóa hoặc VR360 giúp khách hàng thoải mái tham quan hệ thống showroom của An Cường trên phạm vi toàn quốc chỉ nhờ một vài động tác đơn giản, tiết kiệm đáng kể số lượng nhân sự tại mỗi Showroom.
OnWheel - Bí quyết giúp An Cường đột phá doanh thu, tiết giảm chi phí và nhân sự
Một chìa khóa quan trọng giúp An Cường tăng doanh thu và tối ưu chi phí nhân lực là hợp tác với Ahamove sử dụng hệ thống OnWheel. Theo chia sẻ của Tổng giám đốc Võ Thị Ngọc Ánh, việc đồng hành cùng Ahamove đã giúp hệ thống phân phối của công ty chuyển sang giai đoạn mới, phù hợp với việc đẩy mạnh quy trình số hóa cho toàn hệ thống, mang đến những trải nghiệm dịch vụ phân phối tốt nhất tại Việt Nam trong tương lai.
Theo đó, OnWheel nhà Ahamove là hệ thống phần mềm giải quyết vấn đề quản lý giao hàng. Sau 4 tháng triển khai, dự án “Tối ưu hóa hệ thống giao hàng” đã chính thức được đưa vào vận hành vào tháng 11 vừa qua. Sau khi sử dụng OnWheel nhà Ahamove trong việc vận chuyển và điều phối đơn hàng đã giúp An Cường ghi nhận nhiều kết quả ngoài mong đợi: Công việc minh bạch hơn, tiết kiệm được chi phí, tăng phần dịch vụ khách hàng.
Dễ dàng thấy được, OnWheel nhà Ahamove đã giúp khai thác công suất đội xe một cách tối đa, quản lý được cung đường mỗi khi xe đi giao hàng, từ đó kiểm soát được thời gian, nhiên liệu và cả vấn đề tăng ca… Nhờ OnWheel, người quản lý sẽ nhìn được tổng quan tình hình giao hàng của toàn hệ thống ở mọi lúc mọi nơi, trong thời gian nhanh nhất và không cần phải thông qua bộ phận kho nữa. Chưa kể, OnWheel nhà Ahamove còn giảm bớt được khối lượng công việc, thời gian và nhân sự kiểm tra. Thông qua việc hỗ trợ tối ưu hóa cung đường, app này còn tiết kiệm được thời gian tính toán, sắp xếp ghép cung đường và ghép hướng của tổ điều phối. Chức năng định vị và chỉ đường vô cùng hữu ích với những tài xế mới, chưa quen đường, nhân viên sale có thể chủ động kiểm tra đơn hàng, tiết kiệm được thời gian gọi điện đôi bên.
Đặc biệt, khâu vận chuyển hàng hóa cho khách hàng cũng được xử lý nhanh chóng hơn, việc quản lý bài bài và chuyên nghiệp hơn. Hệ thống này còn tự động gửi tin nhắn thông báo và đường link định vị cho khách những khi tài xế chuẩn bị giao hàng, khách sẽ thấy được tình trạng đơn hàng đang giao đến đâu, sắp đến hay chưa.
Theo chia sẻ của các nhân sự thực hiện, tổng kho 1 trước kia phải cần đến 4-5 nhân viên điều phối để sắp xếp xe giao hàng, ngoài ra còn có 3-4 nhân viên số liệu để làm lệnh vận chuyển và tập hợp số liệu tính chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, từ khi ứng dụng OnWheel được đưa vào vận hành, hiện chỉ cần 1-2 nhân viên điều phối mà thôi. Nhân viên điều phối còn có thể tập trung sắp xếp xe, giảm bớt được 70%-80% thời gian nghe cũng như trả lời điện thoại. Nhờ đó, các nhân viên sale dễ dàng chủ động về tình trạng đơn hàng, tiết kiệm thời gian cho các nhân viên điều phối.
Có thể khẳng định, sự kiện hợp tác chiến lược giữa Gỗ An Cường và Ahamove là một sự khẳng định về sự nghiêm túc và chỉn chu của công ty này trong chiến lược số hóa.