Giới đầu tư bất động sản ồ ạt cắt lỗ gấp, đau đầu vì đến kỳ đáo hạn ngân hàng
BÀI LIÊN QUAN
Savills Hà Nội nói gì về xu hướng phát triển của bất động sản thương mại?Giao dịch bất động sản nhà ở trung, cao cấp “nóng” trở lại, người mua có nên đầu tư?Phục hồi chậm sau 3 tháng đầu năm, bất động sản cho thuê văn phòng liệu có còn là điểm sáng?Theo Nhịp sống thị trường, gần đây thị trường nhà đất khu vực phía Nam có thông tin về giao dịch bắt đầu sôi động trở lại. Dẫu vậy, hầu hết sản phẩm là hàng ngộp. Để ra được hàng và lấy nguồn tiền gồng tiếp những loại tài sản khác, nhiều nhà đầu tư chấp nhận “cắt lỗ” mạnh tay. Thực tế này đã diễn ra âm thầm từ cuối năm ngoái, và hiện đang trở nên rõ ràng hơn.
Hầu hết các trường hợp rao bán tài sản thời điểm này là cắt lỗ và bán tháo thực sự. Nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi mức cắt lỗ lên tới con số nửa tỉ đồng và hơn tỉ đồng tương ứng với đất nền và nhà.
Theo ghi nhận, nguồn hàng ngộp giá sâu là từ các nhà đầu tư lâu năm đang ôm nhiều tài sản hoặc các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Trong số đó, nhiều nhà đầu tư đã phải thường xuyên rao bán cắt lỗ nhằm gánh các tài sản còn lại.
Vừa qua, anh V - nhà đầu tư lâu năm tại khu Đông TP HCM đã rao bán nền đất lỗ 300 triệu đồng để có tiền lo đáo hạn ngân hàng. Tài sản của anh V hiện nay khá nhiều, tuy nhiên lại không có tiền mặt để xử lý công việc. Anh đã buộc phải giảm giá miếng đất mua vào năm ngoái khi tới gần thời điểm đáo hạn khoản vay hơn 1 tỉ đồng.
Lúc đầu, anh định vay nóng rồi tìm cách trả lại, nhưng không vay được. Anh không còn cách nào khác nên phải bán đất với giá rẻ. Nhà đầu tư này cho biết anh có thể vay lại khoản tương đương sau đáo hạn, đó cũng là số tiền dự định “nuôi” các bất động sản tiềm năng khác mà anh không muốn bán ra lúc này.
Trường hợp như anh V không phải là ít. Theo ghi nhận, hiện nay một số nhà đầu tư bất động sản tại TP Thủ Đức cũng đang chật vật vì ôm tài sản. Họ liên tục đi vay chỗ này, bù vào chỗ kia và chờ bán được tài sản trong suốt mấy tháng nay.
Một nhà đầu tư đã giảm gần 500 triệu mảnh đất mặt tiền đường Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9 nhưng vẫn chưa chốt được người mua. Anh đã rơi vào tình cảnh bí bách khi không có tiền mặt, và khổ sở vì những cuộc gọi điện vay nóng bên ngoài và nhờ bạn bè.
Dù giảm giá sâu nhưng những tài sản được bán ra thời gian quan được nhà đầu tư xem là sự may mắn. May mắn là vì bán được nhằm có tiền gồng loại tài sản khác. Đối với những nhà đầu tư rao bán mãi nhưng không có người mua, bất động sản trở thành gánh nặng của họ.
Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lo trả tiền lãi gốc hàng tháng, không ít người đã nghĩ tới câu chuyện rằng bất động sản vừa giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng, song cũng khiến nhiều người rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất. Theo một vài góc nhìn, thời kỳ bất động sản là công cụ để thực hiện cuộc chơi tài chính đã qua đi.
Giá bán bất động sản hiện tăng trung bình 2-3 lần so với năm 2015. Mức tăng nhiều nơi thậm chí lên tới 7-10 lần. Theo nhiều người nhận định, điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, sự bất ổn thực tế đã âm ỉ trên thị trường nhiều năm qua. Có thể kể tới một vài bất ổn như nhà đầu tư đuối sức tài chính phải bán tháo, người mua khó tiếp cận nhà ở, hay dự án khó thanh khoản…
Hiện nay, thị trường bất động sản đã bước vào thời kỳ ảm đạm. Nhiều nhà đầu tư đều ngập trong khó khăn. Và mọi thứ đều có nguyên nhân của nó.
Theo ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Group, hậu quả của ngày hôm nay là do sự phát triển nóng và không cân đối của thị trường trong những năm trước. Thị trường bất động sản đã bắt đầu hồi phục và tăng trưởng mới sau giai đoạn khủng hoảng 2008-201, và tới năm 2015-2019 thì ghi nhận sự tăng nóng cả ở nguồn cung, mặt bằng giá và lượng tiêu thụ.
Ông Thắng cho biết, hiện tất cả các phân khúc đều tăng giá mạnh, nhất là đất nền ở khu vực vùng xa. Bên cạnh đó, có tới 70-80% mua bất động sản để đầu cơ. Do vậy, nhà đầu tư phải bán tháo tài sản do đã dùng đòn bẩy tài chính quá lớn. Ông Thắng phân tích rằng những nhà đầu tư này sẽ lộ rõ sự đuối sức khi thị trường hạ nhiệt. Điều đó có nghĩa là họ tham gia thị trường đa phần để đầu cơ, và lướt sóng, không có tính bền vững trong đầu tư.
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cũng có cùng quan điểm khi cho rằng có nhiều lý do khiến thị trường bất động sản trầm lắng và tình trạng bán tháo tài sản diễn ra ngày một nhiều. Trong đó, có nguyên nhân cho rằng đến 80% mua bất động sản là để đầu tư, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu ở thực. Nhóm đầu tư này bị cuốn theo khi thị trường tụt dốc. Ngoài, giá nhà đất tại các khu vực không ngừng biến động, thậm chí tăng ảo khi bất động sản hàng hiệu liên tục ra đời.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư coi bất động sản như một công cụ để họ tham gia cuộc chơi tài chính. Vì vậy, thị trường đã xuất hiện những bất ổn. Không ít nhà đầu tư ôm bất động sản với mục đích duy nhất là mua đi bán lại, kỳ vọng lợi nhuận tăng lên “bằng lần”. Cũng có nhiều nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, ví dụ như sử dụng đòn bẩy 6 tỉ đồng, trong đó 5 tỉ đồng mua bất động sản, và 1 tỉ đồng đóng lãi vay trong 1-2 năm, chờ tăng giá để bán. Tuy nhiên, họ lại luôn thắng lớn, nhiều hơn cả nhà đầu tư có sẵn tiền mặt.
Như vậy, việc giá bất động sản liên tục tăng trong thời gian dài đã khiến rất nhiều tài sản của xã hội dồn vào cuộc chơi tài chính. Và hậu quả để lại cho nhà đầu tư và xã hội là rất lớn.