Giải đáp câu hỏi:" 1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2?"
BÀI LIÊN QUAN
Giải đáp thắc mắc 1 khối bê tông mác 300 nặng bao nhiêu kg?1 khối bê tông nặng bao nhiêu kg và những điều cần biếtGiải đáp thắc mắc 1 khối bê tông mác 200 bao nhiêu xi măngBê tông là gì? Bê tông có mấy loại?
Bê tông thực chất là một loại đá nhân tạo, được hình thành từ hỗn hợp các thành phần có tỷ lệ nhất định gồm cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính tạo nên một hỗn hợp keo. Sau một quá trình biến đổi lý hóa đầy phức tạp, chúng đông kết lại và tạo thành xi măng.
Hiện nay để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau nên các chuyên gia đã sáng tạo ra nhiều loại bê tông khác nhau:
Bê tông cốt thép
Là loại vật liệu xây dựng được tạo nên nhờ vào sự kết hợp giữa bê tông và thép. Bê tông và thép có hệ số giãn nở gần giống nhau, do đó việc kết hợp chúng sẽ giúp tránh được sự ảnh hưởng từ môi trường.
Ngoài ra chúng còn hỗ trợ lẫn nhau: Bê tông bảo vệ thép khỏi sự tác động từ môi trường, thép giúp định hình bê tông, tránh nứt vỡ. Đối với hầu hết các công trình hiện nay, bê tông cốt thép đóng vai trò chủ yếu trong kết cấu chịu lực.
Bê tông tiêu thấm
Đây là loại bê tông đang được các nước trên thế giới hết sức chú trọng phát triển. Đặc biệt là các nước đang gặp phải các vấn đề như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường.
Bởi, bê tông tiêu thấm đem lại những ưu điểm vượt trội như làm giảm thiểu ô nhiễm nước mưa, bảo vệ nguồn nước ngầm, thân thiện với môi trường. Đó là lý do vì sao các quốc gia lại chú trọng phát triển loại bê tông này.
Cường độ và tuổi thọ của bê tông tiêu thấm ưu việt hơn hẳn so với các loại bê tông khác. Không chỉ vậy, nó còn đạt được hiệu quả cao về thẩm mỹ, kết cấu, kinh tế, môi trường,... Do đó, nó được áp dụng vào các công trình xây dựng đường giao thông, vỉa hè, bãi đỗ xe
Bê tông nanno
Đây là loại vật liệu xây dựng được tạo thành bằng cách sử dụng bột nanno và sợi nanno như một chất phụ gia trong quá trình chế tạo bê tông.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bằng việc này sẽ tạo độ bền chắc ở các vùng chuyển tiếp, giúp tính chất được cải thiện rõ rệt. Làm tăng cường cường độ của bê tông, tính năng siêu việt có thể tăng lên gấp chục lần, ngăn cản từ trường một cách hiệu quả nhất.
Bê tông sinh học
Dù bê tông có cứng đến đâu thì nó cũng không thắng nổi thời gian. Dưới sự tàn phá của thời gian, nó sẽ xuất hiện những vết nứt, lâu dần có thể sụp đổ. Để giải quyết vấn đề này, giáo sư Jonkers đã nghiên cứu và đề xuất một loại bê tông có khả năng tự “hàn gắn” nhờ vào vi khuẩn và nước mưa. Đó là bê tông sinh học.
Cụ thể, bê tông sinh học sử dụng những loại vi khuẩn như Bacillus và/hoặc Sporosarcina. Những loại vi khuẩn này sẽ được ngủ đông, và đóng gói trong những hạt rất nhỏ. Đóng gói cùng nó có cả thức ăn là canxi lactat. Vì những hạt này có kết cấu rất nhỏ, mịn nên sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.
Khi các nứt xuất hiện trên bê tông, những hạt này sẽ vỡ ra, cộng thêm nước xâm nhập vào khiến vi khuẩn thức tỉnh. Lúc này chúng sẽ ăn thức ăn được đóng gói cùng, sau đó thải ra hợp chất đá vôi cứng, lắp vào các vết nứt, ngăn chặn nước phá hủy công trình.
Vì các vi khuẩn này có thể ngủ đến 200 năm nên tuổi thọ của loại bê tông này rất dài.
Bê tông được cấu tạo nên từ những thành phần nào?
Bê tông có kết cấu bền vững và tuổi thọ cao. Tất cả những ưu điểm này đều là nhờ thành phần cấu tạo mang lại. Vậy bê tông được cấu tạo nên từ những thành phần nào?
-
Cốt liệu: Là thành phần chính trong cấu tạo bê tông, chiếm đến 80% thể tích sản phẩm. Đồng thời nó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của bê tông, như là độ bền, khả năng chống mòn,...
-
Chất kết dính: Đem đến độ kết dính hoàn hảo cho các thành phần, giúp chúng kết hợp chặt chẽ với nhau hơn.
-
Chất phụ gia: Là thành phần quan trọng không kém trong bê tông. Có rất nhiều loại phụ gia khác nhau, như là phụ gia hóa dẻo, phụ gia hóa học, phụ gia cuốn khí,... Sử dụng chất phụ gia sẽ giúp làm tăng lợi ích mà bê tông mang lại.
-
Nước: cũng là thành phần quan trọng trong bê tông vì nó giúp liên kết các thành phần lại với nhau.
Ứng dụng của bê tông trong đời sống
Bê tông được xem là một trong những giải pháp sáng tạo trong xây dựng - kiến trúc, vì nó giúp công trình bền vững, có giá trị sử dụng lâu dài và bảo vệ môi trường. Chúng được dùng để thi công các công trình xây dựng như bể chứa nước, kè sông, hố ga, cống,....
Ngoài ra, bê tông còn được ứng dụng để sản xuất các cấu kiện thân quen, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như là bể phốt, chân kè, cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông….
Giải đáp: "1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2?"
Hiện nay có rất nhiều các loại bê tông khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến bê tông tươi vì đây là loại bê tông được sử dụng phổ biến nhất.
Kích thước cạnh thông thường của một khối bê tông là 15 cm. Bê tông có nhiều mác với các cường độ chịu lực khác nhau, mác càng cao thì cường độ chịu lực càng lớn. Chẳng hạn mác 100, mác 150, mác 200, mác 250, mác 300, mác 350, mác 400, mác 450.
Một khối bê tông có khối lượng khoảng 2,4 tấn. Vì đây là con số lớn nên sẽ rất khó khăn khi tính toán để xây dựng. Chỉ cần sai một chút sẽ gây ra hậu quả lãng phí hoặc thiếu vật liệu xây dựng. Vậy 1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2?
Để tính vấn đề này, ta sẽ áp dụng công thức: V = D x R x H.
Trong đó:
-
V là thể tích của bê tông (đơn vị: mét khối).
-
D là chiều dài của sàn.
-
R là chiều rộng của sàn.
-
H là chiều cao của bê tông đổ lên sàn.
Từ công thức trên, ta suy ra được: S = V : H.
Trong đó, S là diện tích của sản cần đổ bê tông, được tính bằng DxR.
Như vậy, để biết được 1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2 thì ta cần phải dựa vào chiều dày của sàn.
Ví dụ: Bạn đang dự kiến đổ bê tông nhà xưởng của mình với chiều dày sàn là 20 cm, tức là 0,2m. Áp dụng công thức trên, ta có: S = V :H
Mà V = 1 khối ( 1m3), H = 0,3m. Nên S = 1 : 0,2 = 5m2.
Như vậy, một khối bê tông đổ được 5 mét vuông với chiều dày là 0,2 m.
Công thức tính lượng bê tông cần dùng
Ở phần trên ta đã biết được 1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2 rồi. Vậy nếu trong các trường hợp khác có thông số khác thì sao? Thì ta vẫn sẽ áp dụng công thức: V = D x R x H, với các ký hiệu như trên.
Dưới đây sẽ là một ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn. Chẳng hạn bạn đang muốn xác định khối bê tông cần đổ cho nền nhà xưởng của bạn có chiều dài 50 m, chiều rộng 30m, và chiều dày dự kiến khoảng 0,2 m (20 cm).
Vậy số khối bê tông bạn cần dùng là V = D x R x H = 50 x 30 x 0,2 = 300 khối.
Cứ như vậy bạn có thể áp dụng công thức này với nền nhà xưởng của mình.
Lời kết
Như vậy trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi: “1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2?”. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc tính toán số khối bê tông cần dùng cho nền nhà xưởng của mình.