“Giấc mộng châu Âu” của Shopee chớm nở 4 tháng đã lụi tàn
BÀI LIÊN QUAN
Shopee bỏ xa các đối thủ Tiki, Lazada và Sendo về lượng truy cậpĐề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người bánĐất nước tỷ dân ra lệnh cấm, vốn hóa của công ty chủ quản Shopee “bốc hơi” ngay 16 tỷ USD sau một đêmShopee là sàn thương mại điện tử nổi tiếng châu Á có trụ sở chính tại Singapore. Cách đây 4 tháng, Shopee đã “dấn thân” vào thị trường châu Âu cụ thể là tại Pháp, đây chính là phép thử của sàn thương mại điện tử này với mong muốn sẽ gặt hái được thành công để gia nhập thêm nhiều thị trường quốc tế khác.
Vậy nhưng không ai ngờ chỉ sau 4 tháng có mặt tại Pháp, sàn thương mại điện tử này tuyên bố sẽ ngừng hoạt vào ngày 6/3. Tất cả các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ sau bán hàng của ứng dụng Shopee hoạt động tại Pháp, sẽ vẫn có hiệu lực cho tất cả các đơn đặt hàng được thanh toán trước ngày 6/3.
Shopee chia sẻ với Tech in Asia rằng ngay từ đầu công ty chỉ muốn thử nghiệm ngắn hại tại thị trường châu Âu, song, kết quả khổng đạt được như mong muốn nên công ty đã quyết định không tiếp tục cung cấp dịch vụ Shopee tại Pháp. Không chỉ có ở Pháp mà Sea Group đã phát triển các ứng dụng thương mại điện tử khác ở Tây Ban Nha và Ba Lan dưới dạng các phiên bản được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người bản địa. Đại diện Shopee chia sẻ them: “Các thị trường khác không bị ảnh hưởng. Chúng tôi tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cởi mở và có kỷ luật để khám phá các thị trường mới”.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2021 của Sea, Giám đốc điều hành nhóm Forest Li đã chia sẻ, đôi khi việc thử nghiệm ở các thị trường mới sẽ là một cách để họ rút kinh nghiệm và phát huy những thế mạnh của mình nhằm tiếp cận những người mua và người bán một cách tốt nhất.
Giữa tháng 2 năm nay, Sea đánh mất hơn 16 tỷ USD vốn hóa, đây là con số giảm trong ngày mạnh nhất trong vài năm trở lại đây. Đó là hệ quả của việc Ấn Độ bất ngờ quay lưng cấm người bản địa tải hay sử dụng tựa game mobile nổi tiếng nhất của Sea. Với những thay đổi về mặt luật pháp cho các ứng dụng ngoại nhập tại các thị trường như Ấn Độ đã khiến gã khổng lồ thương mại điện tử Đông Nam Á phải đối mặt với tình huống khó khăn và doanh số sụt giảm trầm trọng. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đưa ra cảnh báo lo ngại về lệnh cấm này, họ cho rằng đây mới chỉ là rắc rối khởi đầu mà công ty phải đối mặt.
Thậm chí, các nhà đầu tư đưa ra dự báo rất có thể trong thời gian tới Ấn Độ cũng cấm Shopee là mảng kinh doanh béo bở thứ 2 mang lại doanh thu cực lớn cho Sea. Tại trụ sở ở Ấn Độ, văn phòng Shopee có 300 nhân viên với 20.000 người bán hàng, phía đại diện của công ty khẳng định họ vẫn đang nắm vững tình hình và sẽ có những chính sách phù hợp để đối mặt với những khó khăn, thách thức.
Khi Shopee gia nhập vào thị trường châu Âu nói chung và Pháp nói riêng, nhà phân tích Angus Mackintosh đã lạc quan với kế hoạch mở rộng thị trường của Shopee. Ông chia sẻ: “Kinh nghiệm triển khai hoạt động kinh doanh của Sea ở Đông Nam Á đã mang lại cho công ty kinh nghiệm quý báu trong việc nhanh chóng mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh trên toàn khu vực và đặc biệt là một số nơi như Indonesia”.
Bên cạnh đó, ông cho rằng công ty đã có những lợi thế nhất định nên việc phát triển hay thuê nhân viên ở các thị trường mới sẽ không quá khó. Thậm chí, chi phí để phát triển chi nhánh ở các nước khác cũng không quá đắt đỏ với các nền tảng ứng dụng thương mại điện tử của Sea.
Sea khởi đầu là một công ty trò chơi trực tuyến nhỏ chuyên sáng tạo các ứng dụng game mobile. Năm 2015, Sea cho ra mắt sàn thương mại điện tử mang tên Shopee và hoạt động tại sáu quốc gia Đông Nam Á. Ứng dụng này đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của khách hàng với lượt truy cập ngày càng tăng chóng mặt.
Sau đó, vào năm 2019 Sea đã mở thêm chi nhánh tại Brazil, rồi lần lượt là Mexico, Chile và Colombia. Tại thị trường Brazil, ứng dụng này có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, doanh thu chính của công ty chủ yếu vẫn đến từ thị trường Đông Nam Á vốn đã quen với nền tảng đặt hàng Shopee.