Giá xuất cao su sang Ấn Độ cao hơn thị trường Trung Quốc gần 300 USD/tấn
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tính tới nửa đầu tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 1,29 triệu tấn cao su với giá trị 2,15 tỷ USD, tăng 9% về lượng và 8,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Thống kê mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), vào tháng 8/2022, giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng cao su giảm 6,6% so với tháng trước và giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt mức 1.516 USD/tấn.
Việt Nam vẫn xuất khẩu cao su nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 74,6% tổng lượng xuất khẩu, đạt 163.580 tấn có giá trị 241,07 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8/2022, giá cao su Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức 1.474 USD/tấn, giảm 6,2% so với tháng 7 và 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 840.110 tấn cao su sang Trung Quốc, giá trị lên đến 1,36 tỷ USD, tăng 7,9% về lượng và 8,1% về giá trị so với cùng kỳ.
4 tháng cuối năm 2022, thị trường sẽ khá trầm lắng khi hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh
Trong 8 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may tăng trưởng tốt nhờ tận dụng được cơ hội thị trường cùng các chính sách điều tiết vĩ mô. Mặc dù vậy thì đến nay những dư địa chính sách cũng đã thực hiện sớm đem lại cho ngành dệt may cũng đã được các quốc gia khác áp dụng.Giá gạo tăng cao sau hạn chế xuất khẩu của Ấn độ, liệu cổ phiếu ngành gạo có được hưởng lợi?
Trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng cả về giá trị lẫn sản lượng. Một số doanh nghiệp đầu ngành với doanh thu từ xuất khẩu gạo lớn đang kỳ vọng sẽ được hưởng lợi.Tái xuất khẩu khí đốt tới châu Âu, Trung Quốc thu về lợi nhuận gấp bội
Lũy kế 8 tháng đầu năm, Bắc Kinh đã thu về ít nhất 448 triệu USD nhờ việc bán khí đốt giao ngay với giá gần gấp đôi so với lúc mua.Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang một số nước khác như Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Brazil. Đáng chú ý là xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng mạnh tới 44,3% so với cùng kỳ.
Từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 8 tháng qua, thấy được xuất khẩu cao su Việt Nam sang Ấn Độ đạt 88.720 tấn, trị giá 157,1 triệu USD. Giá xuất khẩu cao su trung bình là 1.771 USD/tấn, cao hơn mức giá xuất đi Trung Quốc gần 300 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.
Cao su SVR10 của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8 sang Ấn Độ, chiếm 34,7% tổng lượng cao su sang thị trường này. Tiếp theo là nhóm hàng SVR3L chiếm 28,9%, thứ 3 là cao su RSS3 chiếm 11,7% tổng lượng xuất khẩu sang Ấn Độ.
Trong 8 tháng qua, giá xuất khẩu bình quân của một số chủng loại cao su Ấn Độ tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 như SVR20 lên 4%; SVR10 lên 3,8%; Latex lên 4,4%...
Ở bối cảnh khác, xét về giá cao su khu vực châu Á, vào những ngày giữa tháng 9, giá cao su Nhật Bản giảm vì tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tăng ca. Dù sự gia tăng trên thị trường Thượng Hải hạn chế đà giảm này.
Trong khi giá cao su Trung Quốc dần phục hồi sau khi chính phủ nước này có động thái tái khẳng cam kết ổn định nền kinh tế thông qua hỗ trợ chính sách từng giai đoạn.
Trung Quốc vẫn đang đưa ra những chính sách theo từng giai đoạn nhằm ổn định kinh tế, tập trung phục hồi tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư, cũng như khẳng định thực hiện các chính sách này càng sớm càng tốt.
Giá cao su tự nhiên tại Ấn Độ liên tục giảm mạnh trong thời gian qua. Điều này khiến khoảng 12 nghìn người trồng cao su quy mô nhỏ tại bang Kerala - nơi trồng cao su trọng điểm của nước này đang phải chịu thua lỗ.