Giá vàng thường giảm mạnh sau ngày vía Thần Tài, có nên "ôm" vàng hay không?
BÀI LIÊN QUAN
Đầu tư nhà đất, chứng khoán, vàng năm Quý Mão 2023 dưới góc nhìn phong thủyChuyên gia nhận định: Giá vàng trong nước tăng khoảng 30 lần, còn giá bất động sản tăng gấp 4 giá vàngBùng nổ lớp nhà giàu mới trên thị trường bất động sản hạng sang ở Dubai: Người người đổ về thành phố vàng, nhà đầu tư "mất ăn mất ngủ"Theo Vietnamnet, những năm gần đây, nhiều người thường có thói quen mua vàng vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng m lịch) để cầu tài lộc. Tuy nhiên, quan niệm ngày vía Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc lại không liên quan đến việc mua vàng. Vào ngày này, người ta chỉ cúng bánh bao cho Thần tài và đốt pháo hoa cầu may.
Những năm gần đây, diễn biến giá vàng cho thấy, giá kim loại quý này tăng theo từng năm. Giá vàng vào ngày vía Thần Tài hàng năm thường tăng và neo ở mức cao. Tuy nhiên, ngay sau ngày vía Thần Tài một ngày, giá vàng phần lớn có xu hướng giảm mạnh.
Đơn cử, ngày vía Thần Tài năm 2018 (ngày 25/2/2018), giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 36,8-37,04 triệu đồng/lượng chiều mua vào - bán ra. Nhưng sang đến ngày 26/2, giá vàng SJC đã được điều chỉnh giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra, xuống còn 36,95 triệu đồng/lượng, nhưng lại tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, lên mức 36,80 triệu đồng/lượng.
Ngày vía Thần Tài năm 2019 (vào ngày 14/2/2019), giá vàng SJC ghi nhận ở mức 36,75-37,07 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra. Sang đến ngày 15/2, giá vàng SJC niêm yết ở mức 36,66 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,88 triệu đồng/lượng (bán ra). Tương đương giảm 90 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 190.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày vía Thần Tài.
Giá vàng trong ngày vía Thần Tài năm nay có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 27/12, giá vàng miếng SJC niêm yết ở mức 67,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,52 triệu đồng/lượng (bán ra), tức tăng 600.000 đồng/lượng so với kết thúc phiên giao dịch ngày 19/1 (trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán).
Sáng 28/1, giá vàng miếng của SJC ghi nhận ở mức 67,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 68,72 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với kết thúc phiên giao dịch ngày 27/1. Đến phiên giao dịch chiều cùng ngày, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 67,4 - 68,42 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Trao đổi về câu chuyện mua mau vàng ngày vía Thần Tài, đại diện một doanh nghiệp vàng phong thủy tại Đống Đa (Hà Nội) cho biết, vàng là kim loại có giá trị tích trữ, trao đổi. Người dân thường đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, nhưng mua vàng ngày này không phải để trao đổi kinh tế mà chủ yếu dùng để cầu may.
Thông thường, khách hàng mua một lượng rất nhỏ, chỉ từ 0,5 - 3 chỉ là nhiều. Rất ít người mua với số lượng lên tới cả lượng vàng. Do đó, đa phần người mua không quan tâm đến giá vàng tăng hay giảm vài chục nghìn đồng so với trước và sau ngày vía Thần Tài.
Chủ doanh nghiệp vàng này khuyên, mua vàng để lấy may thì mọi người nên có một khoản ngân sách phù hợp, từ vài trăm đến vài triệu đồng tùy vào khả năng kinh tế của mỗi người. Không nên bỏ quá nhiều tiền để mua vàng cầu may trong ngày vía Thần Tài.
Ngoài ra, một chuyên gia văn hóa cũng lưu ý rằng, mua vàng cầu may trong ngày vía Thần Tài là nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, quan niệm ngày vía Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc lại không hề liên quan đến việc mua vàng. Trong ngày này, người Trung Quốc chỉ cúng bánh bao cho Thần tài, đốt pháo cầu may. Nếu coi việc mua vàng để cầu may vào ngày vía Thần Tài thì chỉ nên mua một lượng nhỏ vì giá vàng vào ngày này thường tăng cao. Còn nếu mua để tích sản thì nên chọn thời điểm khác với mức giá phù hợp hơn.
Doanh nghiệp lãi lớn
Trong văn hóa của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, vàng được biểu trưng cho những giá trị tốt đẹp, đại diện cho phú quý, giàu sang, sung túc và may mắn. Theo đó, ngày vía Thần Tài luôn là ngày quan trọng đối với những người kinh doanh, buôn bán.
Xu hướng mua vàng ngày vía Thần Tài đến nay đã lan rộng ra mọi tầng lớp. Người dân thường mua các sản phẩm bằng vàng như: nhẫn tròn trơn, vàng miếng, trang sức bằng vàng tây, vàng ta, lì xì mạ vàng, hũ gạo, hũ muối bằng vàng...
Khi hàng vạn người tung tiền cầu may, đương nhiên các nhà buôn sẽ "trúng đậm". Với hàng trăm ngàn sản phẩm, mỗi sản phẩm từ 0,5 - 5 chỉ, mỗi doanh nghiệp cũng bán được hàng tấn vàng trong ngày vía Thần Tài, ngang bằng với một vài tháng kinh doanh bình thường.
Với mức chênh lệch từ vài trăm ngàn cho đến cả triệu đồng/lượng (như năm nay) cùng với doanh thu hàng trăm cho tới cả nghìn tỷ đồng, nhiều đơn vị kinh doanh vàng đã kiếm bộn tiền.
Trong những ngày trước ngày vía Thần Tài năm 2023, cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận của bà Cao Thị Ngọc Dung đã ghi nhận tăng mạnh, sát với đỉnh cao lịch sử dù ngành bán lẻ có triển vọng không mấy sáng sủa.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Quý Mão (27/1), cổ phiếu PNJ tăng mạnh thêm 5.100 đồng, lên mức 94.000 đồng/cp. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này, đồng thời cũng là mức giá gần sát mức lịch sử 95.000 đồng/cp từng ghi nhận hồi giữa năm 2022.
Cổ phiếu PNJ tăng mạnh và tiến về sát đỉnh cao lịch sử nhờ dòng tiền đổ vào rất mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục trong năm 2022 vừa qua và công ty của bà Cao Thị Ngọc Dung bước vào mùa cao điểm tiêu thụ vàng dịp Tết Nguyên đán và mua vàng vào ngày vía Thần Tài.
Những năm gần đây, nhu cầu vàng miếng có xu hướng giảm, nhưng nhu cầu vàng trang sức lại tăng mạnh, nhất là vào các dịp lễ tết và ngày vía Thần Tài các năm. Riêng đợt bán hàng dịp Thần Tài, PNJ có thể thu cả nghìn tỷ đồng, bằng 5-7% cả năm.