Giá Bitcoin hôm nay 8/3: Bitcoin giao dịch ở mức 38.000 USD, thị trường vẫn chìm sâu trong sắc đỏ
BÀI LIÊN QUAN
Giá Bitcoin hôm nay 7/3: Bitcoin tiếp tục lao dốc, vốn hóa thị trường "bốc hơi" hàng tỷ USDGiá Bitcoin hôm nay 4/3: Bitcoin quay đầu giảm, thị trường tiền ảo chìm trong sắc đỏGiá Bitcoin hôm nay 3/3: Giảm nhẹ, thị trường giao dịch ổn địnhBitcoin nguy cơ xuống dưới 30.000 USD
Giá Bitcoin hôm nay lúc 6h ngày 8/3 (giờ Việt Nam), trên CoinDesk, giá mỗi Bitcoin giao dịch mức 39.985 USD, giảm 1,02%, khiến mỗi BTC “bay” thêm gần 400 USD.
Trong 24 giờ gần nhất, giá Bitcoin giao dịch thấp nhất tại 37.179 USD, cao nhất ghi nhận được là 39.545 USD.
Theo CoinMarketCap, lượng Bitcoin giao dịch trong khoảng thời gian này là 38,5 tỷ USD, vốn hóa thị trường ở mức 721 tỷ USD.
Trên sàn Vicuta, giá mua vào Bitcoin tụt xuống mức 881 triệu đồng, trong khi giá bán ra cũng giảm mạnh còn 922 triệu đồng.
Thị trường tiền ảo tiếp tục bị bao phủ bởi sắc đỏ, nhiều tiền ảo vốn hóa lớn suy giảm. Ethereum giảm 2,5%, USD Coin giảm 0,04%, Ripple giảm 0,85%, Terra giảm 2,06%, Cardano giảm 3,65%, Solana giảm 3,3%, Avalanche giảm 1,13%, Binance Coin giảm 0,15%, Polkdot giảm 3,5%...
Tuy vậy thị trường cũng chứng kiến một số điểm sáng ít ỏi như Binance tăng 1,6%, Tether tăng 0,01%, Dai tăng 0,01%...
Bitcoin bắt đầu xu hướng sụt giảm từ cuối ngày 4/3 sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang căng thẳng. Yếu tố này thậm chí dập tắt những triển vọng về ứng dụng của tiền mã hóa trong bối cảnh khối lượng giao dịch tại hai quốc gia tăng đột biến.
Các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng giá năng lượng trong vài tháng qua và áp lực lạm phát rộng hơn.
Theo chuyên gia Mike McGlone Bitcoin có thể quay trở lại mức 30.000 USD một lần nữa nếu đà suy giảm không sớm bị đẩy lùi.
Nhà đầu tư Arslan Atayev cũng cho rằng thị trường sẽ tiếp tục biến động khi tình hình chính trị trên thế giới tiếp tục bất ổn như hiện tại.
“Theo tôi kịch bản Bitcoin giảm về khu vực dưới 28.000 USD là khó tránh khỏi”, Arslan Atayev nhận định.
Trong tháng 3, thị trường tiền mã hóa đối mặt hai tin xấu đó là kế hoạch tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát, hiện ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ngoài ra, Mỹ cũng đang siết chặt lệnh trừng phạt nhắm vào Nga ở lĩnh vực tiền mã hóa.
Mỹ, EU và Nhật Bản tìm cách "chặn" người Nga dùng tiền mã hóa để né đòn trừng phạt
Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều đang cân nhắc các biện pháp nhằm đảm bảo rằng Nga sẽ không sử dụng tiền ảo như một cách để tránh các lệnh trừng phạt tài chính đang được áp dụng.
Trong số các lệnh trừng phạt hiện tại có một thỏa thuận giữa Mỹ, EU và Nhật Bản nhằm chặn một số ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống điện thanh toán quốc tế SWIFT. Các bộ trưởng tài chính Châu Âu đồng thuận vào hôm 1/3 rằng sẽ "tiếp tục tìm hiểu các hành động nhằm hạn chế việc né tránh lệnh trừng phạt, đặc biệt là liên quan đến tài sản mã hoá".
Đây không phải là lần đầu tiên tiền mã hoá được dùng cho mục đích này, ông Naoyuki Iwashita, một giáo sư đại Đại học Kyoto, nói.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính của SWIFT vào năm 2013, chính phủ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn để hạn chế tình trạng nhu cầu rút tiền gửi đột ngột tăng mạnh, bao gồm cả việc đóng băng các tài khoản tiền gửi. SWIFT vốn là một thiên đường thuế với Nga và vì thế nhiều người Nga được cho là đã nhanh chóng đổi tiền mặt sang bitcoin trước khi lệnh hạn chế được áp dụng.
"Đây là một trong những vụ việc lớn đầu tiên mà tiền mã hoá được dùng cho mục đích rửa tiền", Iwashita nói. "Phương Tây sợ Nga sẽ áp dụng biện pháp tương tự lần này".
Ông Sam Bankman-Fried, CEO sàn giao dịch mã hoá FTX, nói rằng công ty của ông đang cảnh giác với bất kỳ hoạt động liên quan đến tiền mã hoá nào nhằm vượt qua các lệnh trừng phạt.