meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gen Z và câu chuyện “mắc nợ” thẻ tín dụng vì mua sắm quá đà: Nếu không chi tiêu hợp lý thì mãi là con nợ

Thứ ba, 12/07/2022-23:07
Có thể thấy, hệ lụy từ sự phát triển của thời trang nhanh cùng lối sống chuẩn mực bắt nguồn từ mạng xã hội là sự thiếu hiểu biết về tài chính của giới trẻ.

Hiện nay, thói quen chi tiêu của Gen Z được truyền cảm hứng rất nhiều từ mạng xã hội. Theo đó, các xu hướng thời trang hay những sản phẩm mới cũng từ đây mà ra và cũng là nơi mà giới trẻ tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất. Và họ thay vì mua sắm dựa vào nhu cầu và lối sống cá nhân thì nhiều người đã quyết định chạy theo đám đông. Và để có thể cố gắng hòa hợp vào một tiêu chuẩn do mạng xã hội hay cộng đồng dựng lên thì có một bộ phận người trẻ không ngần ngại chi rất nhiều tiền cho những món đồ hay sản phẩm chỉ sử dụng một lần. Và đây cũng chính là thói quen dẫn đến vòng xoáy nợ nần của những người đang ở độ tuổi còn rất trẻ. 

Bạn không cần nhiều tiền để mua quần áo và nó là thứ dễ tiếp cận hơn bao giờ hết

Thực tế cho thấy, không giống như những thế hệ trước lớn lên và tham khảo các xu hướng thời trang mới nhất thông qua tạp chí thì Gen Z lại sử dụng mạng xã hội giống như là phương tiện hữu ích để nhận lời khuyên về thời trang và đặc biệt là thời trang nhanh. Hay nói cách khác chính là mạng xã hội đang khiến cho thời trang vốn đã nhanh nay còn nhanh hơn thế. Có những thương hiệu thời trang nhanh tung ra 10.000 sản phẩm mới mỗi ngày và luôn theo kịp xu hướng với giá cực rẻ. Và thay vì mua một chiếc áo xịn xò tốn vài triệu đồng thì cùng với số tiền đó bạn có thể mua thêm 10 bộ cánh mới từ các thương hiệu thời trang nhanh với mẫu mã tương tự. 



Hiện nay, thói quen chi tiêu của Gen Z được truyền cảm hứng rất nhiều từ mạng xã hội
Hiện nay, thói quen chi tiêu của Gen Z được truyền cảm hứng rất nhiều từ mạng xã hội

Cũng nhờ mạng xã hội, cách thức truyền bá cho các sản phẩm hay thương hiệu mới trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế mà xu hướng mua sắm thời trang không khó để có thể tiếp cận được với người trẻ - những người có xu hướng mới ra trường, có thu nhập không cao nhưng vẫn cố gắng để có thể phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ hiện tại. Theo một cuộc khảo sát  của Vogue Business năm 2020 với 105 người thuộc Gen Z cho thấy, có hơn một nửa số người tham gia đã mua hầu hết quần áo của họ từ các thương hiệu thời trang nhanh. Và một thực tế rằng, mạng xã hội cùng với những người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng (KOL) đang đưa ra những tiêu chuẩn bất khả thi dành cho những người trẻ. Và theo lối sống chuẩn hiện đại thì điều đó có nghĩa rằng thức dậy sớm, sống trong một căn hộ xinh xắn với gam màu nhẹ nhàng, luôn năng suất trong mọi việc và sẽ mặc những bộ đồ hợp mốt.

Một fan hâm mộ của Molly-Mae Hague và Kylie Jenner tên Teresko cho biết: "Kylie là một biểu tượng như vậy". Nhưng cô gái này cũng tin rằng chúng ta cần phải xem xét cách mà KOL hợp tác với các thương hiệu thời trang nhanh, cụ thể, ngành công nghiệp thời trang nhanh không được thúc đẩy bởi những người có nhu cầu mua sắm những sản phẩm nhanh. Mà thay vào đó sẽ là nó được ủng hộ bởi những người muốn mặc một bộ quần áo mới mỗi tuần hoặc bởi những người có tầm ảnh hưởng, những người thúc đẩy mọi người mua một lượng lớn quần áo. 

Vậy nên, việc mặc một bộ quần áo chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội, từ đó trở về sau bộ đó thành bộ cũ, không còn phù hợp để sử dụng không phải là một quan điểm gì đó xa lạ đối với Gen Z ở thời điểm hiện nay. Song song với việc phát triển rầm rộ của tiếp thị liên kết, sự dễ tiếp cận của mạng xã hội và thời trang nhanh đối với những bộ quần áo có giá cả phù hợp thì câu chuyện chất đống tủ đồ và tạo ra những tiêu chuẩn mới chạy theo xu hướng đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. 

Sở hữu một tủ đồ không dùng đến, mua ngay trả sau cùng những khoản nợ rắc rối

Có thể thấy, một trong những công vị đưa người trẻ đến với đế chế mua sắm quần áo ngày càng nhiều, tiêu tiền không ngừng tay đó là vì mua ngay trả sau. Bạn có thể áp dụng tiện ích này nếu có thẻ tín dụng hoặc ngay trong ví điện tử cũng đã tích hợp ứng dụng này. Cô gái tên Aja Barber là một nhà văn và một nhà tư vấn thời trang đặc biệt coi trọng tính bền vững đã chia sẻ rằng: "Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà chúng ta mua quần áo nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 1980. Hơn thế, chúng ta coi việc mua sắm để "bằng bạn bằng bè" là 1 chuẩn mực sống. Thế hệ trẻ hiện nay cũng có ít hiểu biết về tài chính. Với tất cả áp lực phải chạy “theo” trên MXH thì việc sử dụng công cụ mua ngay trả sau để mua các mặt hàng không thiết yếu sẽ chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề đã tồn tại với việc tiêu dùng quá mức". 



Cũng nhờ mạng xã hội, cách thức truyền bá cho các sản phẩm hay thương hiệu mới trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế mà xu hướng mua sắm thời trang không khó để có thể tiếp cận được với người trẻ
Cũng nhờ mạng xã hội, cách thức truyền bá cho các sản phẩm hay thương hiệu mới trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế mà xu hướng mua sắm thời trang không khó để có thể tiếp cận được với người trẻ

Đơn giản, đó chính là cơn bão về sự hoàn hảo. Đối với những người trẻ, hàng ngày tiếp xúc với mạng xã hội cũng như gặp khó khăn về tài chính thì thật dễ hiểu tại sao dù biết là không tốt thì họ vẫn sử dụng dịch vụ mua ngay trả sau. Bởi vì họ không muốn bản thân bị bỏ lại dù có mang nợ đi chăng nữa. Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát khác gần đây cũng cho thấy trung bình, giới trẻ Mỹ lấy 103,16 đô la (gần 2,5 triệu đồng) từ ngân sách dành cho ăn uống hàng tháng để mua quần áo và chỉ để khoe lên mạng xã hội. Thậm chí tại Việt Nam có nhiều bạn trẻ không ngần ngại tiêu tiền chỉ để chạy theo xu hướng. 

Cô gái 23 tuổi tên Anh Phương chia sẻ rằng, khoảng 1 năm trước cô đã mắc nợ thẻ tín dụng 20 triệu đồng và phải nhờ bố mẹ trả bộ và đã đốt hết tiền vào các món đồ gợi ý ở trên mạng xã hội. Cô gái này cũng có một nỗi sợ rằng, chỉ cần bản thân không mặc những bộ quần áo mới thì tức là đang không theo kịp xu hướng và đang bị bỏ lại phía sau. Quần áo ở trên các trang thương mại điện tử không đắt nhưng tích nhiều thì cũng sẽ rất lớn, cho đến khi ngân hàng báo số tiền nợ tín dụng thì Anh Phương mới biết bản thân đã tiêu nhiều đến mức nào.


Và để có thể cố gắng hòa hợp vào một tiêu chuẩn do mạng xã hội hay cộng đồng dựng lên thì có một bộ phận người trẻ không ngần ngại chi rất nhiều tiền cho những món đồ hay sản phẩm chỉ sử dụng một lần
Và để có thể cố gắng hòa hợp vào một tiêu chuẩn do mạng xã hội hay cộng đồng dựng lên thì có một bộ phận người trẻ không ngần ngại chi rất nhiều tiền cho những món đồ hay sản phẩm chỉ sử dụng một lần

Mạng xã hội chính là một kho lưu trữ cho các xu hướng sống động và tích cực. Dù vậy, phần lớn của mạng xã hội chính là một cách quảng cáo thông minh để dễ dàng tiếp cận với người trẻ, khuyên bảo rằng họ cần phải mua những thứ mà họ muốn. Nó sẽ là nơi đáp ứng những nhu cầu không giới hạn của Gen Z là có được những gì họ muốn và đạt được nó một cách nhanh nhất dù hậu quả xảy ra như thế nào. 

Có thể thấy, mua quần áo, thời trang nhanh hay mua ngay trả sau trên mạng xã hội cũng chỉ đóng góp một phần trong câu chuyện Gen Z mắc nợ hiện nay. Người cuối cùng đưa ra quyết định chính là người trẻ, chính vì thế họ cần phải học cách bắt đầu nhận thức được những thói quen mua sắm hay khái niệm lối sống chuẩn mực có thực sự phù hợp với tài chính của bản thân hay không. Để từ đó đưa ra được những quyết định hay những suy nghĩ đúng đắn hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước