meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gen Z chi tiêu thế nào để giữ được tiền trong thời bão giá với mức lương 7 triệu đồng/tháng?

Thứ bảy, 09/07/2022-17:07
Có 3 cách giúp những người có mức lương 7 triệu/tháng vẫn có thể chi tiêu thoải mái trong thời bão giá.

Theo Trí thức trẻ, tình hình bão giá đã khiến cho dân văn phòng dù lương hàng tháng chục triệu đồng cũng chật vật với chuyện chi tiêu. Không ít người đã lựa chọn giải pháp cắt bớt những khoản chi không thực sự cần thiết để có thể tiết kiệm ngân sách, chống chọi với bão giá. Cụ thể, có người sẽ lựa chọn đi xe đạp để tiết kiệm xăng, tự pha cà phê để không tốn tiền tiêu vặt, lựa chọn thực đơn ăn uống đơn giản để bớt tốn kém,... Vậy thì những sinh viên mới ra trường với mức lương 7 triệu thì chi tiêu thế nào khi tiền ăn, tiền xăng, tiền xe, hẹn hò bạn bè,... đều quy về một nguồn thu tài chính. Nhiều gen Z đã chia sẻ rằng, thời điểm này vừa tập cuộc sống tự lập vừa bắt đầu tự quản lý tài chính cá nhân trong ngưỡng vào đời đã khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Và lại gặp đúng bão giá thì túi tiền của Gen Z biết đi về đâu. 

Cô gái tên Huyền Trang (22 tuổi, Hà Nội) hiện tại đang làm nhân viên Business Analyst Fresher (BA) ở một công ty công nghệ có mức lương mới đi làm là 7 triệu đồng. Cô nàng này là một gen Z chính hiệu với những bí quyết quản lý tài chính cá nhân cực kỳ hiệu quả. Huyền Trang cho biết: "Thật ra nếu biết cách chi tiêu hợp lý, chúng mình vẫn có thể sống khỏe với mức lương khiêm tốn chỉ 7-8 triệu. Với mình, đây cũng là cơ hội để học thêm kiến thức về tiết kiệm, tích lũy từ khi ít tiền, từ khi còn trẻ". 


Tình hình bão giá đã khiến cho dân văn phòng dù lương hàng tháng chục triệu đồng cũng chật vật với chuyện chi tiê, không ít người đã lựa chọn giải pháp cắt bớt những khoản chi không thực sự cần thiết để có thể tiết kiệm ngân sách, chống chọi với bão giá
Tình hình bão giá đã khiến cho dân văn phòng dù lương hàng tháng chục triệu đồng cũng chật vật với chuyện chi tiê, không ít người đã lựa chọn giải pháp cắt bớt những khoản chi không thực sự cần thiết để có thể tiết kiệm ngân sách, chống chọi với bão giá

Với mức lương 7 triệu đồng/tháng thì việc cân đo đong đếm từng đồng là có thật. Có thể thấy, việc cân đo đong đếm từng đồng không phải là mình ngồi xem xét từng món hàng xem cái nào rẻ hơn hay tính toán các con số lẻ. Mà việc khiến cho bản thân phải cân đo đó chính là khoản thu - chi hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Đây cũng là một trong những cách quản lý tài chính cá nhân mà bài nghiên cứu nào cũng có. Ghi chép kế hoạch thu chi càng cụ thể sẽ càng tốt. Một khi nguồn chi được kiểm soát thì bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được mình đang tiêu tiền cho cái gì và có thực sự lãng phí hay không? Có nên cắt bớt hoặc hạn chế cho tháng sau hay không? Để từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp khắc phục và điều chỉnh chi tiêu sao cho mức lương 7 triệu/tháng vẫn sống thoải mái.

Huyền Trang lấy ví dụ, khoản lương 7 triệu đồng/tháng sẽ được phân bổ như sau: "2 triệu dành cho tiền nhà, điện nước, wifi, đi lại (vì mình lựa chọn ở ghép cho tiết kiệm) Sinh hoạt phí trung bình hàng tháng rơi vào mức 3 - 3,5 triệu đồng (2,5 triệu cho tiền ăn uống, 500k tiền xăng xe, 500k cho các khoản phát sinh bất ngờ) Tiền mua sắm, đi chơi cùng bạn bè khoảng 500k - 1 triệu. Vậy nếu 1 tháng chi tiêu như thế, mình sẽ còn dư ra khoảng 500 - 1 triệu/ tháng". 

Và sau khi phân chia các khoản tiền rõ ràng thì dù ít tiền Huyền Trang vẫn chi tiêu thoải mái và không lo thiếu hụt trước sau nhưng vẫn để dư được chút dành cho quỹ dự phòng khẩn cấp. 

Quyết bỏ những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết

Có thể thấy, khi ghi chép cụ thể những khoản chi thì bạn sẽ bắt đầu nhận ra một số khoản chi thực sự không cần thiết, đương nhiên có thể cắt bỏ chúng để không bị cháy túi. Huyền Trang cho hay, với cô việc mang cơm đi làm khiến cho bản thân tiết kiệm được kha khá. Một bữa cơm văn phòng thường sẽ tiêu tốn khoảng 30 - 35k và thậm chí là 40 - 45k/suất trong thời bão giá. Nhưng nếu khi chịu khó nấu ăn thì dù bữa ăn đơn giản cũng đủ chất có lẽ chỉ tiêu tốn khoảng 20 - 25k. Như thế, việc nấu ăn cả tháng vẫn rẻ hơn nhiều so với ăn ngoài. Hơn thế, cô nàng cũng hạn chế việc tiêu tiền cho những món như trà sữa, bánh ngọt hay mua sắm quần áo,... Lúc giá xăng tăng thì Trang đã lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng. Chỉ những thay đổi nhỏ đó cũng khiến cho túi tiền của cô có sự thay đổi đáng kinh ngạc.

Lúc đó, quỹ tài chính bé nhỏ của Huyền Trang cũng được tăng lên chút ít. Có nhiều người vẫn nghĩ rằng việc cắt giảm chi tiêu là quá khó nhưng một khi có mục tiêu thì bản thân cô lại thấy nó đơn giản hơn nhiều so với việc tìm cách để tăng nguồn thu nhập. 



Nhiều gen Z đã chia sẻ rằng, thời điểm này vừa tập cuộc sống tự lập vừa bắt đầu tự quản lý tài chính cá nhân trong ngưỡng vào đời đã khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn
Nhiều gen Z đã chia sẻ rằng, thời điểm này vừa tập cuộc sống tự lập vừa bắt đầu tự quản lý tài chính cá nhân trong ngưỡng vào đời đã khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn

Việc tiết kiệm từng trăm, vào trăm có khi sớm trở thành tỷ phú

Một chiêu thức quan trọng nữa đó quan trọng không kém khiến cho tài chính của Huyền Trang ngày càng khởi sắc hơn đó chính là "tích tiểu thành đại". Và từ quỹ dự phòng khẩn cấp ban đầu chỉ vài trăm sẽ dần lớn lên thành vai triệu và rồi với Trang bây giờ con số đó đã lên chục triệu đồng. Dù không nhiều nhưng khiến cho cô gái trẻ cảm thấy an tâm với mức độ thi tiêu ở thời điểm hiện tại. Huyền Trang cho hay: "Thật ra, với quan điểm của mình, 10.000 đồng thì cũng nên tiết kiệm. Đừng bỏ phí bất cứ khoản tiền nhàn rỗi nào. Với thu nhập 7 triệu đồng, quỹ tích lũy hàng tháng của mình sẽ vào khoảng 500 - 1 triệu/ tháng, đây chính là con gà đẻ trứng vàng của mình. Mình dồn hết khoản tiền này vào quỹ dự phòng khẩn cấp cho ốm đau, thất nghiệp, hoặc các sự cố không kiểm soát được,... Từ đó, mình xây dựng được thói quen tích lũy tài chính". 


Với một sinh viên mới ra trường như Huyền Trang mức lương chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng vẫn có thể thực hiện đủ các bước quan trong trong bài toán quản lý tài chính cá nhân đó là Tiết kiệm - Đầu tư - Dự phòng
Với một sinh viên mới ra trường như Huyền Trang mức lương chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng vẫn có thể thực hiện đủ các bước quan trong trong bài toán quản lý tài chính cá nhân đó là Tiết kiệm - Đầu tư - Dự phòng

Được biết, sau khi có được khoản tiền này thì Trang đã lựa chọn các quỹ gửi tiết kiệm hàng tháng tại ngân hàng với mức lãi suất ít nhất là 5% với kỳ hạn 1 năm trở lên. Có 2 lý do khiến cô gái trẻ lựa chọn gửi tiết kiệm, đó là: 

Đầu tiên là ở thời điểm hiện tại, đây chính là quỹ dự phòng khẩn cấp, nếu như cần thì Trang có thể rút ra luôn mà không cần chờ đợi các thủ tục thanh khoản phức tạp khác. 

Thứ hai chính là bản thân cô chưa có nhiều kiến thức về đầu tư nên việc tiết kiệm ngân hàng với cô là lựa chọn tốt nhất, vừa an toàn lại vừa giúp cho túi tiền không đứng yên một chỗ, đủ sức để cân bằng với lạm phát lúc bấy giờ

Có thể thấy, với một sinh viên mới ra trường như Huyền Trang mức lương chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng vẫn có thể thực hiện đủ các bước quan trong trong bài toán quản lý tài chính cá nhân đó là Tiết kiệm - Đầu tư - Dự phòng. Dù đây là số tiền bé nhưng cô gái trẻ tin với số tiền này sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu tiền nhưng bằng cách quản lý tài chính thông minh, tích lũy kry luật và quan trọng là có hướng đầu tư thông minh, trước hết nó sẽ giúp cho bạn vượt qua được mùa bão giá. Đích đến cuối cùng chính là quyết định nền tảng tài chính của bạn sau này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

3 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

3 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

3 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

7 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

20 giờ trước