Gạch đỏ xây dựng và những điều có thể bạn chưa biết
BÀI LIÊN QUAN
Gạch đỏ xây dựng và những điều có thể bạn chưa biếtĐặc điểm, phân loại, ứng dụng & mẫu gạch đỏ lát nền hiện nayĐặc điểm & ứng dụng của gạch đỏ trang trí mà bạn nên biếtGiới thiệu tổng quan về gạch đỏ xây nhà
Gạch đỏ xây nhà được biết đến là một loại vật liệu không thể nào thiếu trong bất kỳ công trình nhà ở nào. Bởi loại gạch này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến chất lượng cũng như độ bền vững của công trình.
Gạch đỏ ra đời từ rất lâu và được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng cho đến ngày nay. Nhìn chung, loại gạch này rất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như kích thước.
Thời gian trôi đi, những viên gạch cũng ngày càng trở nên ưa chuộng hơn với người dùng, ta có thể dễ dàng bắt gặp loại vật liệu này từ thành thị đến nông thôn, từ các công trình nhà ở bình dân cho đến những lâu đài nguy nga tráng lệ.
Điều đó cho thấy được rằng gạch chính là vật liệu xây dựng có thể kết nối giữa không gian với thời gian, từ quá khứ đến thực tại và trong tương lai một cách hoàn hảo nhất.
Chính vì thế, việc chọn lựa sản phẩm phù hợp cho không gian kiến trúc sẽ góp phần mang đến cho bạn một không gian sống tiện nghi và thoải mái. Gạch không đóng vai trò trong việc chịu lực, nhưng sẽ giúp làm giảm tải trong cho công trình.
Các loại gạch đỏ xây nhà phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch xây nhà cực kỳ phổ biến, nhưng nhìn chung được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất vẫn là gạch đất nung.
Gạch đất nung hay còn được gọi với cái tên thân thuộc hơn là gạch ung, gạch đỏ xây nhà,... Loại gạch này thường được sản xuất với quy trình đơn giản, đất sét được trộn với nước nhào cho thật kỹ rồi bỏ vào khuôn để tạo thành hình viên gạch.
Tiếp đến là phơi khô và cho vào trong lò chất, lò được đốt bằng các nhiên liệu như củi, than đá, khí tự nhiên trong nhiều tiếng đồng hồ, cho đến khi nào gạch chuyển sang màu nâu đỏ thì tắt lò và đợi gạch nguội.
Thông thường, gạch nung sẽ bao gồm hai loại gạch cơ bản là gạch đặc và gạch lỗ.
Gạch đặc
Gạch đặc được biết đến là loại gạch không lỗ, có kích thước tiêu chuẩn trung bình là 220x105x55mm, mang trong mình màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm đặc trưng. Loại vật liệu này lại được chia ra 3 loại khác nhau là gạch đặc A1, A2 và B.
Với những công trình yêu cầu độ chịu lực cao như hồ nước, hầm móng,... thì gạch đặc được xem là một trong những sự lựa chọn hàng đầu với khả năng chịu lực cũng như chống thấm cực kỳ tốt.
Bên cạnh đó, với những công trình hướng đến lối kiến trúc cổ kính, nhưng vẫn pha nét đẹp của sự hiện đại thì gạch đặc chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cũng như bền bỉ theo thời gian.
Ưu điểm nổi bật nhất của loại gạch này chính là sự chắc chắn, cùng với khả năng chịu lực cao và tính năng chống thấm nước cực kỳ vượt trội. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của sản phẩm chính là giá thành hơi cao và trọng lượng khá nặng, đã phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình.
Gạch 2 lỗ hay gạch thông tâm
Gạch thông tâm thường có kích thước trung bình là 220x205x55mm, có 2 lỗ ở giữa viên gạch và sở hữu màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm tương tự như gạch đặc.
Loại gạch đỏ xây nhà này thường được sử dụng trong việc thi công những vị trí không cần chịu lực hoặc khả năng chống thấm quá cao. Tường ngăn phòng hay những mẫu nhà cấp 4 chính là sự lựa chọn phù hợp nhất cho loại vật liệu này.
Ưu điểm của gạch 2 lỗ chính là trọng lượng nhẹ hơn, có khả năng cách âm, cách nhiệt cực kỳ tốt, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của một công trình xây dựng.
Nhược điểm chính của loại gạch này là không dùng để chịu lực, chống thấm kém và nếu dùng để làm tường bao hoặc nhà vệ sinh thường xuất hiện tình trạng nấm mốc. Chính vì thế ở những vị trí này, gia chủ nên cân nhắc trước khi sử dụng gạch 2 lỗ.
Gạch đỏ xây nhà 4 lỗ
Những viên gạch đỏ xây nhà 4 lỗ thường sẽ có kích thước tiêu chuẩn là 190x80x80mm lần lượt theo tỉ lệ chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Gạch 4 lỗ thường được sử dụng phổ biến ở các công trình có bờ tường dày 100mm, hoặc một số công trình thi công nhà cao tầng.
Ưu điểm của những loại gạch này chính là trọng lượng cực kỳ nhẹ, chính vì thế tiến độ xây dựng cũng vô cùng nhanh chóng, giảm thiểu được phần lớn chi phí, thời gian cũng như sức lực.
Bên cạnh đó, gạch 4 lỗ có giá thành rất phải chăng, tiết kiệm chi phí hiệu quả nên đây được xem là một trong những loại gạch được “ưu ái” và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại vật liệu này nằm ở khả năng chống thấm và chịu lực không cao, nên thường được áp dụng trong việc xây tường ngăn phòng. Mặt khác, do có nhiều lỗ nên tính năng cách âm, chịu nhiệt cũng tương đối hạn chế.
Gạch 6 lỗ hay gạch Tuynel
Gạch 6 lỗ hay còn được gọi với cái tên là gạch Tuynel, là loại gạch có nhiều lỗ thông tâm, sở hữu kích thước với chiều dài 220, chiều rộng 105 và chiều cao 150mm.
Ưu điểm chính của loại gạch đỏ xây nhà này chính là trọng lượng siêu nhẹ, nên quá trình thi công nhà ở cực kỳ nhanh chóng, tiết kiệm tối đa chi phí cũng như giảm thiểu áp lực lên móng nhà.
Nhược điểm lớn nhất chắc chắn là khả năng chống thấm và chịu lực kém. Nên trong quá trình lựa chọn gia chủ nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhé!
Như bạn biết, không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất đưa ra thị trường nhiều loại gạch khác nhau, bởi mỗi loại đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng phân chia mức giá thành nhiều phân khúc khác nhau, để các gia chủ có thể dễ dàng hơn cho việc lựa chọn, đồng thời tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết lựa chọn mẫu gạch nào tốt nhất có thể liên hệ trực tiếp tới kiến trúc sư, kỹ sư công trình,... hay những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Kinh nghiệm lựa chọn gạch đỏ xây nhà với chất lượng tốt nhất
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số kinh nghiệm để gia chủ có thể lựa chọn được những viên gạch đỏ xây nhà với chất lượng tốt nhất. Tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng và lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang” nhé!
Kiểm tra màu sắc của gạch
Gạch đất sét nung đạt tiêu chuẩn sẽ sở hữu màu cam đậm hoặc nâu đỏ đặc trưng. Các viên gạch đều màu, sáng, đẹp. Nếu gạch có màu tối sẫm có thể do người thợ nung khá lâu, bị già lửa khiến màu sắc của gạch không còn tươi tắn.
Ngoài ra, nếu gạch có màu cam nhạt thường nguyên nhân gây ra là do nung chưa tới, điều này sẽ khiến cho gạch rất giòn và dễ vỡ. Người dùng nên chú ý và tránh chọn phải những lô gạch này nhé!
Kiểm tra độ thấm hút của gạch
Kiểm tra độ thấm hút của gạch đỏ xây nhà bằng cách ngâm sản phẩm trong nước khoảng 24h. Sau đó, hãy so sánh trọng lượng của viên gạch trước và sau khi ngâm, nếu khối lượng của gạch tăng thêm quá 15% thì đây đích thị là loại gạch chống nước kém, không nên sử dụng.
Kiểm tra độ chắc chắn của gạch
Bạn hãy thực hiện đập vỡ 1 viên gạch, nếu gạch vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì chắc chắn đây là loại vật liệu có chất lượng kém. Chính vì thế, gia chủ nên ưu tiên lựa chọn những loại gạch mà khi đập vỡ không có quá nhiều mảnh vụn rơi ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra độ chắc chắn của gạch bằng cách đập mạnh 2 viên gạch với nhau, nếu âm thanh phát ra một cách dứt khoát và trong trẻo thì rõ ràng đây là những viên gạch có chất lượng rất tốt.
Bên cạnh đó, cũng còn 1 cách để có thể kiểm tra chất lượng của gạch có thật sự tốt hay không chính là làm rơi viên gạch với độ cao khoảng 1m, nếu gạch tốt chắc chắn sẽ không bị vỡ hoặc chỉ mẻ ở 1 góc nhỏ.
Kiểm tra kích thước và độ phẳng của gạch
Kích thước của viên gạch phải đúng với tiêu chuẩn được đề ra, độ sai lệch về mặt kích thước không được vượt quá 6mm đối với chiều dài, 4mm dành cho chiều rộng và 3mm với chiều cao. Các viên gạch cần đảm bảo đồng đều về mặt kích cỡ, vuông thành sắc cạnh.
Bên cạnh đó, độ cong vênh của gạch đỏ xây dựng không được vượt quá 5mm. Nếu gạch xuất hiện tình trạng trên sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cũng như gây kéo dài thời gian thi công và tốn thêm nhiều vữa.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về loại gạch đỏ xây nhà cũng như một số kinh nghiệm trong quá trình chọn lựa gạch để thi công, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình. Hy vọng qua sự chia sẻ trên đây chúng tôi, bạn đọc đã có được những kiến thức cần thiết để lựa chọn loại gạch phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.