Forbes Vietnam "điểm danh" những startup Việt có thể "hóa" kỳ lân trong tương lai gần
BÀI LIÊN QUAN
Cổ đông lớn và Chủ tịch “ồ ạt” thoái vốn tại Yeah1: “kỳ lân” startup một thời liệu có ngày trở lại?Câu chuyện về Traveloka - Kỳ lân du lịch trực tuyến thành công nhất Đông Nam Á'Siêu kỳ lân' Gojek, startup đầu tiên của Indonesia đạt định giá 10 tỷ USDTừ năm 2013, thuật ngữ unicorn – kỳ lân công nghệ lần đầu tiên xuất hiện dùng để chỉ những công ty khởi nghiệp công nghệ được định giá trên 1 tỷ đô la Mỹ. Mới đây, Forbes Vietnam đã “điểm danh” các kỳ lân của Việt Nam, các công ty cận kỳ lân cùng với những startup triển vọng có thể tạo nên những mô hình kinh doanh độc đáo hoặc sở hữu lợi thế cạnh tranh có thể tiến xa trong tương lai gần và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nếu như các thế hệ công ty khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 chủ yếu tập trung trong lĩnh vực phân phối game, thương mại điện tử, thanh toán, truyền thông số với những cái tên tiêu biểu như VNG, Vatgia, Peacesoft, VCCorp, 24H; đến giai đoạn thứ hai là từ năm 2007 đến năm 2014 đã xuất hiện những cái tên ấn tượng mới như Foody, Tiki, Batdongsan.com.vn, Amanotes. Trong giai đoạn này, các startup chủ yếu tập trung vào việc củng cố hoạt động kinh doanh theo chiều dọc, mục đích là để tạo nên một hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm chính ban đầu.
Giai đoạn từ năm 2015 đến nay chính là thế hệ thứ ba, chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng lẫn loại hình. Tuy nhiên, điểm chung của các startup trong giai đoạn này là tập trung vào xây dựng nền tảng công nghệ, từ đó hình thành lợi thế cạnh tranh.
4 kỳ lân trong giai đoạn mới
Cuối năm 2021 chính là thời điểm 2 kỳ lân mới tại thị trường Việt Nam xuất hiện, đó là MoMo và Sky Mavis. Còn 2 kỳ lân xuất hiện trước đó là VNG (năm 2014) và VNLIFE (năm 2019). Trên bản đồ khu vực, Việt Nam với 4 kỳ lân công nghệ trong tay xếp ở vị trí thứ ba, số lượng chỉ sau Singapore và Indonesia.
Đầu tiên là VNG, đây là một trong những startup đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu việc phát hành trò chơi trực tuyến. Năm 2014, VNG trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam sau khi chuyển mình thành công ty công nghệ trên nền Internet.
Với sự phát triển của Internet Việt Nam, VNG được đánh giá là doanh nghiệp nội dung số có sức ảnh hưởng hàng đầu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2007 đến 2017, theo thông tin từ hiệp hội Internet Việt Nam thì ông Lê Hồng Minh cũng là một trong 10 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực này. Đến giai đoạn 2016-2020, VNG nằm trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam, định giá của công ty là 69,3 triệu đô la Mỹ trong lần xếp hạng gần nhất năm 2020.
Cái tên tiếp theo là VNLIFE/VNPAY. Năm 2019, VNPAY sau khoản đầu tư 300 triệu đô la Mỹ từ GIC và Softbank đã trở thành kỳ lân mới của Việt Nam. Thời điểm đó, đây được đánh giá là một mức đầu tư kỷ lục được rót vào một công ty công nghệ Việt Nam. Năm 2020, báo cáo eConomy SEA được thực hiện bởi Google, Temasek, Bain & Company, VNPAY trở thành kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam và xếp thứ 12 trong khu vực Đông Nam Á.
Cái tên thứ ba là MoMo. Cuối năm 2021, sau vòng series E khi Mizuho Bank dẫn đầu nhóm các nhà đầu tư quốc tế với số tiền đầu tư 200 triệu đô la Mỹ đã giúp MoMo “hóa” kỳ lân. Trước đó, từ năm 2020 ứng dụng này cũng đề ra mục tiêu phát triển thành siêu ứng dụng, đồng thời mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp những giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME) và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam. Đồng thời, mục tiêu của MoMo là đẩy mạnh thêm việc đầu tư vào nhiều công ty Việt nhằm mở rộng hệ sinh thái.
Cái tên cuối cùng là Sky Mavis. Được thành lập năm 2018, đây là công ty phát triển trò chơi đình đám Axie Infinity. Sky Mavis có tựa game NFT chạy trên nền tảng blockchain. Dù không phải là game blockchain đầu tiên trên thế giới nhưng Sky Mavis lại là game thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại khi thu hút 2,6 triệu người chơi, đồng thời mở ra trào lưu game blockchain gây sốt tại Việt Nam và trên thế giới.
Đến tháng 10/2021, công ty chính thức trở thành 1 trong 4 kỳ lân công nghệ của người Việt khi nhận vốn vòng series B với 152 triệu USD với định giá lên 3 tỷ USD.
Những startup “cận” kỳ lân cùng startup triển vọng
Những cái tên này bao gồm:
Đầu tiên là Tiki. Tính theo số lượng truy cập, Tiki đang là sàn thương mại điện tử lớn thứ ba tại Việt Nam chỉ sau Shopee (thuộc SEA Ltd) và Lazada (thuộc Alibaba). Sự kiện IPO vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023 sắp tới có thể định giá Tiki trên 1 tỷ USD và trở thành kỳ lân mới của Việt Nam.
Cái tiên tiếp theo là giao hàng tiết kiệm (GHTK). Được biết, GHTK có hai cổ đông lớn là SEA - hiện là công ty đang sở hữu chi phối tại Shopee, Shopee Food, Shopee Pay và Kerry Logistics - tập đoàn chuyển phát Hong Kong. Thời điểm hiện tại, công ty đã tái cấu trúc doanh mục tài chính, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị IPO và mục tiêu trở thành kỳ lân mới của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trusting Social cũng là một cái tên đáng gờm. Đây là công ty khai thác ưu thế từ dữ liệu lớn và học máy, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho những khách hàng chưa có lịch sử tín dụng. Đáng chú ý, hồi tháng 4 năm nay, Tập đoàn Masan đã hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD nhằm sở hữu 25% của Trusting Social Việt Nam.
Tiếp theo, Kyber Network được phát triển trên nền tảng Blockchain Ethereum, mục tiêu là để cung cấp sàn giao dịch phi tập trung và có thể được tích hợp vào dApp. Người dùng Kyber Network có thể giao dịch, chuyển đổi các loại tiền kỹ thuật số ngay lập tức. Những sản phẩm chính của Kyber Network gồm: Sàn giao dịch phi tập trung Kyber Swap - một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất hiện nay và nền tảng quản lý tài sản số Krystal.
Năm 2017, Kyber Network đã thu về 52 triệu USD sau lần gọi vốn thành công. Thời điểm đó, Kyber Network nằm trong Top 10 startup huy động vốn theo hình thức ICO lớn nhất thế giới. Đồng thời, đây cũng là một trong những thương vụ gọi vốn lớn nhất trong lịch sử startup Việt.
Amanotes: Đây là nhà phát hành trò chơi điện tử dẫn đầu thế giới trong phân khúc trò chơi âm nhạc khi có tới 2,6 tỷ lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và iOS. Điều đáng nói, Amanotes chưa trải qua vòng gọi vốn nào bởi sở hữu mô hình kinh doanh tạo ra dòng tiền. Tuy nhiên, Amanotes vẫn có thể ngày càng phát triển và lớn mạnh. Mục tiêu của Amanotes là xây dựng một hệ sinh thái âm nhạc hoàn chỉnh, tạo nên những ứng dụng cho cộng đồng yêu nhạc, hỗ trợ những nhà lập trình độc lập có thể đưa sản phẩm của mình tới khách hàng.
KiotViet: Đây là phần mềm quản lý bán hàng thuộc công ty cổ phần Phần mềm Citigo. KiotViet được Trần Nguyên Hạo và Tony Nguyễn đồng sáng lập vào năm 2010. Thời điểm hiện tại, Citigo đang từng bước chuyển mình từ một công ty phần mềm thành hệ sinh thái dành cho những doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở VN và ĐNA, chuyên cung cấp công cụ quản lý cho các chủ cửa hàng; đồng thời cung cấp nguồn hàng cũng như nguồn vốn cho các chủ cửa hàng nhỏ lẻ.
Năm 2019, KiotViet đạt 50.000 khách hàng và huy động thành công 6 triệu USD từ Jungle Ventures và Traveloka. Năm 2021, số lượng khách hàng của KiotViet tăng lên gấp 3 lần và tiếp tục huy động thành công 45 triệu USD.
Tiếp theo là Giao Hàng Nhanh (GHN) được sáng lập năm 2012 bởi Lương Duy Hải. Đây là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực e-logistics và thuộc hệ sinh thái Scommerce với 6 dịch vụ khác biệt trên cùng một nền tảng. Năm 2018, Giao Hàng Nhanh nhận vốn đầu tư từ Olympus Capital Asia; cuối năm 2019, Temasek đầu tư hơn 100 triệu đô la Mỹ vào Scommerce.
Có thể thấy, thời điểm hiện tại những cái tên triển vọng nhất đều liên quan tới hệ sinh thái thương mại điện tử, fintech, logistics, blockchain, game… Đây đều là những lĩnh vực có dư địa tăng trưởng lớn trong 2-3 năm tới.