meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

FLC sẽ lọt top 10 mã có lượng cổ phiếu lớn nhất trên sàn nếu thành công lên UPCoM

Thứ hai, 20/02/2023-11:02
Hiện nay, tập đoàn FLC đang có tổng cộng 710 triệu cổ phiếu. Nếu như quá trình chuyển đổi từ hủy niêm yết trên sàn HoSE sang đăng ký giao dịch tại UPCoM diễn ra thành công, FLC sẽ lọt top 10 mã có lượng cổ phiếu lớn nhất trên UPCoM.

Theo Nhịp sống thị trường, cách đây không lâu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký cũng như lưu ký gần 710 triệu cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ thị trường HoSE chuyển sang UPCOM kể từ ngày 22/2/2023.

Được biết, lý do chuyển sàn là bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị huỷ niêm yết theo đúng Quyết định số 51/QĐ-SGDHCM ngày 13/02/2023 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM theo quy định ở Điều 133 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính Phủ.


Tập đoàn FLC dù không vướng vào vụ án nâng khống vốn điều lệ nhưng lại liên quan tới vụ án thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán. Ảnh minh họa
Tập đoàn FLC dù không vướng vào vụ án nâng khống vốn điều lệ nhưng lại liên quan tới vụ án thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán. Ảnh minh họa

Cụ thể, nguyên nhân được HoSE đưa ra là FLC đã vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin một cách nghiêm trọng và những trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán (UBCKNN) xét thấy là cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.

Trước đó, vào ngày 14/2 vừa qua, HOSE vừa ra quyết định hủy niêm yết với gần 710 triệu cổ phiếu FLC kể từ ngày 20/2/2023. Cụ thể, Khoản 2 Điều 133 Nghị định 155/2020 có quy định: “Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết.” Ngay sau quyết định trên, Tập đoàn FLC cũng đã có kiến nghị các cơ quan quản lý xem xét lại đối với quyết định hủy niêm yết. Theo giải thích của FLC, việc vi phạm công bố thông tin là do “hoàn cảnh bất khả kháng”.

Liên quan đến vấn đề này, bà Bùi Hải Huyền - Tổng Giám đốc FLC cho biết trong thông báo gửi đến các nhà đầu tư rằng: “Việc cổ phiếu của FLC bị huỷ niêm yết là một sự kiện khó lòng có thể chấp nhận được. Hội đồng quản trị, Ban Điều hành FLC xin được gửi tới quý cổ đông lời xin lỗi chân thành nhất, mong cavs cổ đông thông cảm cho những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, đồng thời hy vọng cổ đông sẽ tiếp tục đồng hành trong giai đoạn này”.

Điều đáng nói, động thái chuyển đổi VSD chỉ là một trong số những điều kiện cần. Nếu muốn được giao dịch trên sàn UPCoM, cổ phiếu FLC phải có được sự chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) - đơn vị quản lý thị trường UPCoM.

Mới cuối tháng 8/2022, hơn 567 triệu cổ phiếu ROS thuộc Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros cũng đã bị hủy niêm yết khỏi sàn HOSE. Đồng thời, VSD cũng đã chuyển dữ liệu đăng ký và lưu ký sang UPCoM; tuy nhiên cho đến nay ROS vẫn không được đăng ký giao dịch tại UPCoM.


Nếu FLC được gia nhập thị trường UPCoM, cổ phiếu này sẽ lọt top 10 mã có khối lượng đăng ký giao dịch lớn nhất. Ảnh: Doanhnhan.vn
Nếu FLC được gia nhập thị trường UPCoM, cổ phiếu này sẽ lọt top 10 mã có khối lượng đăng ký giao dịch lớn nhất. Ảnh: Doanhnhan.vn

HNX đưa ra nguyên nhân cho biết, thời điểm đó cơ quan công an đang tiến hành điều tra, làm rõ việc vốn điều lệ của FLC Faros đã bị nâng khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng trước khi được niêm yết trên sàn vào năm 2016. Vì chưa có đủ cơ sở nhằm xác định vốn điều lệ hợp lệ và tính đại chúng của ROS cùng số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch nên HNX không thể đồng ý cho ROS giao dịch trên sàn UPCoM.

Trong thời gian qua, Tập đoàn FLC dù không vướng vào vụ án nâng khống vốn điều lệ nhưng lại liên quan tới vụ án thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán. Do đó, cổ phiếu FLC có đủ điều kiện giao dịch tại UPCoM hay không, điều này phải đợi thông báo từ HNX.

FLC sẽ lọt top 10 mã có lượng cổ phiếu lớn nhất trên sàn UPCoM?

Theo Doanhnhan.vn, nếu FLC được gia nhập thị trường UPCoM, cổ phiếu này sẽ lọt top 10 mã có khối lượng đăng ký giao dịch lớn nhất. Có thể thấy, xét về số cổ phiếu thì FLC chỉ đứng sau 2 cổ phiếu ngân hàng là ABBank (ABB) và Nam A Bank (NAB), hai cổ phiếu họ Masan là Masan Resources (MSR) và Masan Consumer (MCH), ba mã cổ phiếu có đa số vốn Nhà nước là Viettel Global (VGI), Tổng Công ty Cảng Hàng không (ACV) cùng với Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEA).

Chưa kể, số lượng cổ phiếu FLC đang lưu hành cũng cao hơn nhiều doanh nghiệp lớn khác như: Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel – TVN), Ngân hàng Việt Á (VietABank – VAB) hay Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex – VGT) …


Nếu thành công lên sàn UPCoM, FLC có thể lọt top 10 mã đăng ký giao dịch nhiều cổ phiếu nhất nhưng không trong top 10 vốn điều lệ. Ảnh: Doanhnhan.vn
Nếu thành công lên sàn UPCoM, FLC có thể lọt top 10 mã đăng ký giao dịch nhiều cổ phiếu nhất nhưng không trong top 10 vốn điều lệ. Ảnh: Doanhnhan.vn

Đặc biệt, có 3 doanh nghiệp quốc doanh sở hữu quy mô lớn nhưng chỉ đăng ký giao dịch một phần nhỏ số cổ phiếu trên thị trường UPCoM. Cụ thể,  Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) sở hữu vốn điều lệ trên 31.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 3,1 tỷ cổ phần; tuy nhiên công ty này chỉ đăng ký giao dịch 244 triệu cổ phiếu ở UPCoM. Tiếp theo là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Mã chứng khoán: MVN) với 1,2 tỷ cổ phần nhưng chỉ đăng ký giao dịch khoảng 6,37 triệu cổ phiếu. Cuối cùng là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL – Mã chứng khoán: OIL) với 1,03 tỷ cổ phần nhưng doanh nghiệp này chỉ đăng ký giao dịch hơn 201 triệu đơn vị.

Nếu thành công lên sàn UPCoM, FLC có thể lọt top 10 mã đăng ký giao dịch nhiều cổ phiếu nhất nhưng không trong top 10 vốn điều lệ. Ngoài ra, nếu xét về vốn hóa, tính tại ngày giao dịch cuối cùng là ngày 8/9/2022, FLC đã đóng cửa phiên với giá 3.570 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết 2.535 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng vốn hóa ở UPCoM hiện nay, con số này tương đương với vị trí số 57 hoặc 58.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước