FLC bị phong tỏa 3 tài khoản ngân hàng để cưỡng chế gần 224 tỷ đồng nợ thuế
BÀI LIÊN QUAN
FLC xuất hiện thêm khoản nợ 2.277 tỷ đồng mới sau khi trả sạch nợ cho SacombankFLC báo lãi gộp 104 tỷ đồng trong quý 2/2022, tiết lộ khoản vay ngắn hạn 621 tỉ đồng vay của ông Lê Thái SâmQuý 2/2022: FLC Stone lần đầu tiên báo lỗ, tổng doanh thu giảm mạnh 92% so với cùng kỳMới đây, CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) đã gửi thông tin đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, đồng thời công bố thông tin về việc công ty đã nhận được 3 quyết định từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
Cụ thể, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vào ngày 29/7 vừa qua đã ban hành 3 quyết định về việc cưỡng chế thi hàng quyết định hành chính về quản lý thuế thông qua biện pháp trích tiền từ tài khoản và yêu cầu phong tỏa tài khoản của CTCP Tập đoàn FLC mở tại 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng OCB chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng VIB chi nhánh Quận 1 - TP.HCM và Ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Xuân.
Nguyên nhân bởi, Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp và buộc phải thực hiện cưỡng chế theo quy luật tại Luật quản lý thuế. Được biết, tổng số tiền bị cưỡng chế là gần 224 tỷ đồng.
Theo như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, vào 22/7 lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Bình xác nhận về việc FLC vẫn đang nợ tiền thuê đất là 451 tỷ đồng, trong đó có tới 220 tỷ đồng là nợ quá hạn. Điều đáng nói, số tiền nợ quá hạn này để phục vụ dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng cùng với biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình.
Theo ông Ngô Văn Thuận - phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, nếu như không thực hiện được biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng, sắp tới Cục thuế sẽ phải áp dụng các hình thức cưỡng chế khác, bao gồm: Không cho sử dụng hóa đơn, cưỡng chế kê biên tài sản và thậm chế là thu hồi giấy phép.
Xét tình hình kinh doanh thời gian gần đây của FLC, theo báo cáo tài chính quý 2 năm nay cho thấy, FLC đã trải qua một thời điểm vô cùng khó khăn, làm ăn sa sút. Cụ thể, doanh thu thuần của tập đoàn chỉ là 576 tỷ đồng, giảm gần 66% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, áp lực từ khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết cùng với các chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao đã khiến FLC trong quý 2 năm nay ghi nhận mức lỗ ròng sau thuế lên đến hơn 640 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 21 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của FLC là hơn 1.660 tỷ đồng, so với năm trước đã giảm 60%. Công ty cũng ghi nhận lỗ sau thuế là hơn 1.100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 64 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản nợ phải trả của FLC trong nửa đầu năm nay cũng đã tăng 15%, lên mức 27.500 tỷ đồng, trong đó khoảng 70% là nợ vay ngắn hạn.
Tính tới thời điểm hiện tại, FLC đã trả hết 573 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn tại OCB chi nhánh Hà Nội, gần 176 tỷ đồng của BIDV chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long, gần 64 tỷ đồng vay tại Sacombank chi nhánh Hà Nội, 10 tỷ đồng tại VietinBank Leasing, nhưng FLC lại có thêm hai chủ nợ mới với khoản vay ngắn hạn, bao gồm hơn 185 tỷ đồng từ Tập đoàn Homeliday và 621 tỷ đồng từ ông Lê Thái Sâm - thành viên hội đồng quản trị FLC vừa được bổ nhiệm.