meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fed có thể không đạt được mục tiêu lạm phát 2% vì lý do này

Thứ năm, 06/04/2023-23:04
Richard H. Clarida, giáo sư ngành Kinh tế và Quan hệ quốc tế tại ĐH Columbia University đã có nhìn nhận về khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 2% của Fed. Ông là cố vấn cho quỹ đầu tư trái phiếu hàng đầu thế giới PIMCO. Trong 4 năm từ năm 2018-2022, ông làm Phó chủ tịch Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ liên bang.

Theo Nhịp sống thị trường, trong khi tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát, Fed và các Ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng làm tăng chi phí đi vay của các chính phủ. Mặt khác, nhiều nước đang có thâm hụt ngân sách lớn, và tỉ lệ nợ/GDP đang ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi xảy ra Thế chiến thứ 2.

Mức nợ cao dẫn tới những lo ngại về tình trạng chính sách tài khóa thống trị (fiscal dominance), nghĩa là gánh nặng nợ khiến Fed và các Ngân hàng trung ương khác không thể hoặc không sẵn sàng duy trì mức lãi suất hợp lý nhằm đạt được mục tiêu về lạm phát như đã đề ra.


Lạm phát của Mỹ hiện nay đã bắt đầu hạ nhiệt
Lạm phát của Mỹ hiện nay đã bắt đầu hạ nhiệt

Đáng chú ý, gần đây, những vết nứt trong hệ thống ngân hàng Mỹ càng khiến nỗi lo sợ về chính sách tiền tệ của Mỹ đang đối mặt với nhiều điểm nghẽn trở nên rõ ràng hơn.

Hiện nay, tình hình khá giống với những năm 1980. Khi đó, Chủ tịch Fed là Paul Volcker cũng phải chiến đấu với lạm phát. Do chính sách cắt giảm thuế mạnh tay và mong muốn tăng chi cho quốc phòng của cựu Tổng thống Ronald Reagan, nên Mỹ duy trì chính sách tài khóa tương đối lỏng lẻo. Mặt khác, chính sách tiền tệ bị siết chặt.

Điều đó có thể đẩy tăng giá USD bởi nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào nợ chính phủ Mỹ vì chúng đem tới mức lợi suất cao. Dù nhận ra USD tăng giá mạnh là một bất lợi nhưng các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã không thể can thiệp. Sau cùng, Volcker cũng đã giành được chiến thắng trước lạm phát. Reagan thực hiện được mục tiêu và các nhà đầu tư nước ngoài tích lũy được nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ.

Hiện nay, lạm phát của Mỹ mới chỉ bắt đầu có tín hiệu hạ nhiệt. Fed vẫn chưa đạt được mức lạm phát 2% như mục tiêu của mình dù Nhà trắng đã có được gói kích thích tài khóa như mong muốn.

Nhiều người chú ý tới thứ gọi là học thuyết tài khóa của giá cả khi Fed không thể nhanh chóng đưa lạm phát về 2%. Fed không thể đạt được mức lạm phát mong muốn bởi khối lượng nợ khổng lồ mà Chính phủ Mỹ đã phát hành từ năm 2020 để chi 6.000 tỷ USD ở thời điểm trong và sau dịch. 

Với quan điểm này, Fed chỉ giữ vai trò rất nhỏ trong việc lạm phát tăng cao và kéo dài từ sau đại dịch đến nay. 

Để làm cho nợ của chính phủ Mỹ bền vững hơn, giá cả tại Mỹ đã được điều chỉnh. Chắc chắn lạm phát sẽ khiến trái phiếu giảm giá trị thực nếu nhà đầu tư tin tưởng thuế trong tương lai sẽ không tăng và chính phủ không cắt giảm chi tiêu. Nền kinh tế Mỹ đã có mức lạm phát cần thiết nhằm trả nợ, rồi lạm phát cũng sẽ sớm về lại mức 2%.


Fed đã gián tiếp thổi bùng cơn lạm phát tại Mỹ?
Fed đã gián tiếp thổi bùng cơn lạm phát tại Mỹ?

Thế nhưng, thực tế lại không xảy ra như kịch bản này.

Với những người buộc tội Fed đã gây ra lạm phát, họ có thể lập luận rằng Fed đã mua vào hàng nghìn tỷ USD trái phiếu từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2022. Do đó, không phải thị trường mà chính Fed đã tài trợ cho chính phủ và gián tiếp khiến lạm phát tăng mạnh?

Thực tế cho thấy Fed được tài trợ bởi lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng với lãi suất thả nổi dường như ngang với lợi suất trái phiếu kho bạc và gần bằng 0 trong 1 thời gian dài nới lỏng định lượng tương tự như “bữa trưa miễn phí” dành cho chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, bữa trưa này không kéo dài mãi. Fed đã đẩy gia tăng lợi suất ngắn hạn lên mức cao hơn lợi suất trái phiếu mà Fed mua vào khi thực hiện QE để giảm lạm phát. Sau cùng, QE cũng không phải là bữa trưa miễn phí. Nó không làm giảm mức nợ chính phủ, thay vào đó chỉ thay đổi cấu trúc kỳ hạn. Nợ không biến mất mặc dù QE có thể giúp giảm lợi suất trái phiếu dài hạn.

Tổng cầu tăng do chính sách tài khóa nới lỏng. Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến tổng cung. Vào năm 2021, Fed đã dự báo không đúng về tổng cung sau đại dịch. Trong nửa cuối năm 2021, lạm phát đã bắt đầu tăng mạnh, khi tỉ lệ tăng trưởng GDP thực thấp hơn 2 điểm phần trăm so với mức ước tính của Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ.

Sau cùng, khi tỉ lệ thất nghiệp chạm 5%, lạm phát đã tăng vọt, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo của Fed tương ứng với mục tiêu lạm phát 2%.

Fed có thể không đạt được mục tiêu lạm phát 2% vì lý do này - ảnh 3

Những ảnh hưởng tiêu cực đã xảy ra trong nửa cuối năm 2021 do Fed dự đoán sai về tổng cung cùng với việc chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng. Theo Chủ tịch Jerome Powell đã thừa nhận, Fed có thể điều chỉnh tổng cầu để cân bằng với tổng cùng dù cơ quan này không có biện pháp gì để tăng nguồn cung. Vào tháng 3/2022, Fed đã bắt đầu thực hiện điều này, bằng việc tăng lãi suất.

Theo nhận định của tác giả, Fed cuối cùng cũng sẽ đạt được con số 2%. Tuy nhiên, sẽ là hơn 2% mà không phải vừa tròn 2% mặc dù Fed nhắm tới con số tròn trịa. Chính sách tiền tệ luôn có độ trễ, và Fed đã nhấn mạnh rằng sẽ ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ khi lạm phát được được mục tiêu 2%.

Chưa đạt được mục đích của mình, Fed sẽ không dừng lại việc theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả. Thế nhưng, các gói QE mà Fed từng thực hiện sẽ bị tăng thêm chi phí khi tăng lãi suất ngắn hạn. Điều này không chỉ đúng với Fed mà còn với các ngân hàng thương mại tại Mỹ.

Người nộp thuế và cả các ngân hàng đều không thể tránh né được cái giá phải trả khi lãi suất tăng cho đến khi Fed dừng việc giữ lãi suất ở mức cao để giảm lạm phát.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

21 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

21 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

21 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

21 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

21 giờ trước