Bí ẩn đằng sau mục tiêu lạm phát 2% của Fed: Tại sao không phải con số khác?
BÀI LIÊN QUAN
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếpPhản ứng thị trường chứng khoán ra sao sau đợt tăng lãi suất của Fed?Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng lao dốc vì dữ liệu lạm phát “nóng”Theo Nhịp sống thị trường, việc kiểm soát lạm phát cũng giống với trò chơi phi tiêu và cách làm của Cục Dự trữ Liên bang Fed chỉ khác biệt ở chỗ điểm chiến thắng.
Các quan chức Fed đã dùng “phi tiêu” của riêng họ để nhắm tới một mục tiêu. Đó là giảm tỉ lệ lạm phát còn mức 2%. Và tất nhiên, Fed không phải lúc nào cũng ném trúng hồng tâm.
Quá trình đạt mục tiêu lạm phát 2% còn rất dài. Tuy nhiên, chỉ cần xuống mức tiệm cận này thì cũng có thể giúp kiểm soát lạm phát.
Fed lấy con số 2% ở đâu?
New Zealand chính là câu trả lời cho câu hỏi này. Đây là quốc gia gặp tình trạng lạm phát dai dẳng ở những năm 1980. Lúc đầu, ngân hàng trung ương đã đề ra mục tiêu lạm phát ở mức 0-2%.
Khi đó, các ngân hàng trung ương đã không thông báo công khai về những gì họ đang làm đối với nền kinh tế. Thế nhưng, các quan chức đã bắt đầu thử nghiệm nhiều hơn vào những năm 1990. Họ đưa ra con số mục tiêu và những nỗ lực mà họ đang thực hiện để giảm lạm phát. Theo quan điểm của mình, họ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp việc thực hiện trở nên đơn giản hơn.
Đây là một chiến lược “thả neo”. Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ định giá và chi tiêu theo cách phù hợp với mục tiêu khi biết tình hình lạm phát có xu hướng thế nào. Theo đó, Fed sẽ thiết lập các chính sách dễ dàng để duy trì mức độ lạm phát.
Đây được xem điểm cốt lõi trong chính sách tiền tệ của Fed.
Mỹ chỉ chính thức áp dụng mục tiêu lạm phát của Fed vào năm 2012 dưới thời Chủ tịch Ben Bernanke dù nó đã được thảo luận trong nhiều thập kỷ.
Theo các quan chức, mục tiêu lạm phát 2% có thể thúc đẩy giá cả ổn định, điều tiết lãi suất dài hạn. Ngoài ra, cũng đẩy mạnh khả năng của cơ quan này trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế.
Ý nghĩa đặc biệt của số 2
Mục tiêu 2% mà Fed đặt ra không dựa theo bất kỳ nghiên cứu cụ thể và chi tiết nào. Ý tưởng của con số này là bởi các nhà chức trách muốn một mức độ lạm phát đủ thấp để mọi người không còn quá để tâm tới việc giá cả sẽ tăng lên như thế nào.
Số 2% mang nhiều ý nghĩa với Fed.
Con số này không thấp đến mức gây nên hiện tượng giảm phát - khi lương bị đẩy xuống thấp, giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục và gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Nguy cơ nền kinh tế giảm phát từng xảy ra trong cuộc suy thoái từ năm 2007-2009.
Thực tế cho thấy khi mọi thứ tăng giá, việc giá cả lao dốc lại trở nên tồi tệ hơn với nền kinh tế. Người tiêu dùng nghĩ rằng giá giảm sẽ còn giảm nữa, và rồi họ quên mất việc phải tiết kiệm để phòng lúc gặp khó khăn. Và tất nhiên, điều này khiến họ rất dễ bị phá sản.
Khi lạm phát thấp hơn, khả năng hạ lãi suất của Fed cũng giảm đi bởi lãi suất thường đi cùng với lạm phát.
Chúng ta có thể có mức lãi suất thấp hơn nếu mục tiêu là 0%. Điều đáng lo là sẽ có ít cơ hội hơn trong việc kích thích nền kinh tế khi bước vào giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, mức 2% cũng được xem là không quá cao.
Sức mua của người tiêu dùng có thể sụt giảm vì lạm phát cao. Tình trạng này còn khiến nền kinh tế bước sang một thời kỳ mà giá không ngừng tăng lên. Đây là một vòng luẩn quẩn mà Fed không muốn đối mặt. Để duy trì một nền kinh tế khỏe mạnh, Fed muốn lạm phát về gần mức 2% nhất có thể.
Tuy nhiên, đôi khi họ đã lỡ mất mục tiêu.
Một số nhà kinh tế học nhận thấy rằng lạm phát duy trì ở mức quá thấp trong suốt thập niên 2010. Năm 2020, một chính sách mới được gọi là lạm phát trung bình linh hoạt đã xuất hiện nhằm tính toán lạm phát ở một vài thời điểm.
Fed đã nỗ lực lập chính sách cân bằng giữa các giai đoạn lạm phát cao và thấp thay vì chỉ luôn hướng tới “hồng tâm”. Mục tiêu cuối cùng của Fed là luôn đạt mức trung bình 2%.
Điều đáng lo là kỳ vọng lạm phát đã ở mức quá thấp. Chúng ta có thể thay đổi điều này bằng cách nói rằng: “Chúng tôi muốn đảm bảo mục tiêu 2% không phải quá khó như mọi người nghĩ. Chúng ta có thể để chúng tăng lên mức đó trong một thời gian nếu nó ở dưới mức 2% đã quá lâu”.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều đồng tình với con số 2% mà Fed đưa ra. Chính sách tiền tệ khá mơ hồ đang là một vấn đề cần lưu ý.
Nick Timiraos, phóng viên của tờ WSJ cho rằng chính sách tiền tệ là một công cụ cùn. Nó xử lý phần ngọn tương tự như đi cắt tóc, mà không thể giải quyết phần gốc như khi chữa trị bằng cách phẫu thuật.
Trong khi, một số khác cho rằng Fed sẽ có nhiều cơ hội điều chỉnh lãi suất nhằm tránh được nguy cơ suy thoái khi tỉ lệ lạm phát ở mức cao.
Rất khó để đo lường được mục tiêu lạm phát có hiệu quả hay không. Sau khi chính sách được triển khai cùng với một số biện pháp tại New Zealand vào thập niên 1990, lạm phát đã từng ổn định một thời gian. Và nó vẫn còn khá mới tại Mỹ.
Có thể thấy tác động của những cú sốc đối với nền kinh tế là rất rõ ràng nhưng rất khó để đánh giá được thực tế rằng đó có phải là bước đi đúng đắn không.
Fed vừa qua đã xem xét khung chính sách tiền tệ định kỳ 5 năm. Theo đó, Fed sẽ thay đổi mục tiêu lạm phát sau khi thắt chặt được vài năm. Tuy nhiên, họ có thể tranh luận rằng liệu tài liệu chiến lược chính thức có còn bỏ sót vấn đề nào hay không? Tuy nhiên, hiện tại, mục tiêu 2% vẫn là hồng tâm mà Fed hướng đến.