meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đằng sau quyết định của Fed: Liệu rắc rối như năm 1987 có lặp lại?

Thứ sáu, 24/03/2023-09:03
Fed đã quyết định tăng lãi suất trong bối cảnh ngành ngân hàng đang gặp khủng hoảng, nhưng đã giảm dần tốc độ tăng. Câu hỏi đặt ra là liệu những rắc rối như năm 1987 có lặp lại hay không?

Theo Nhịp sống thị trường, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là tổ chức chịu trách nhiệm về kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính của Mỹ. Đó là những công việc đòi hỏi ngân hàng trung ương phải dùng nhiều công cụ khác nhau.

Fed đang cố gắng thực hiện các vai trò đó một cách đồng đều. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tiếp tục triển khai chiến dịch hạ nhiệt nền kinh tế cũng như giảm lạm phát với quyết định tăng lãi suất thêm 0.25%, đồng thời dự báo sẽ thực hiện 1 đợt tăng lãi suất tiếp theo. Thế nhưng, Fed đã nhiệt tình hỗ trợ các nhà cho vay nhằm ngăn chặn những tổn thất sau cú sập của ngân hàng SVB.


Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25% ở cuộc họp gần đây, dự báo sẽ có thêm 1 đợt tăng tiếp theo
Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25% ở cuộc họp gần đây, dự báo sẽ có thêm 1 đợt tăng tiếp theo

Thực tế cho thấy 2 công việc này không thể tách rời nhau một cách dễ dàng. Đà tăng cao của lãi suất sẽ làm giảm đà tăng trưởng và lạm phát qua nhiều kênh. Một trong số đó là làm tăng chi phí đi vay của các tổ chức tài chính và họ sẽ đi vay ít hơn.

Thông thường, quá trình này diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên đôi lúc sẽ ngược lại. Các nhà băng hoặc các bên cho vay ít được kiểm soát sẽ rơi vào khủng hoảng hoặc gần như sụp đổ khiến nền kinh tế chịu thiệt hại lớn hơn so với dự đoán của Fed và thị trường rơi vào hỗn loạn. Đó cũng là nguồn gốc của một câu nói nổi tiếng trên phố Wall: “The Fed tightens until something breaks” (Fed thắt chặt (chính sách) cho đến khi khiến thứ gì đó nổ tung).

Fed cũng chỉ ra rằng thứ gì đó đã nổ tung trong động thái mới đây của mình. Theo dữ liệu gần đây, tăng trưởng kinh tế Mỹ đang tăng tốc và về cơ bản, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao. Ở phiên điều trần trước Quốc hội vào đầu tháng 3 này, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã trình bày rằng xu hướng hiện nay có thể thúc đẩy ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên 5,25%.

Theo các dự đoán được công bố ngày 22/3, ông Powell cùng với các quan chức Fed đã loại bỏ kế hoạch trên, đồng thời cũng chỉ ra phạm lãi suất hiện nay là 4,75-5%, ghi nhận mức cao nhất là 5-5,25% trong năm nay. Con số này không thay đổi gì so với cuộc họp hồi tháng 12 năm ngoái.

Trong buổi họp báo, ông Powell phát biểu rằng họ đang xem xét những gì đang xảy ra trong các ngân hàng và đặt vấn đề liệu có nên thắt chặt điều kiện tín dụng không. Bằng một cách nào đó, biện pháp tương tự giống với việc tăng lãi suất.


Các quan chức Fed đã quyết định hạ mức tăng trưởng dự kiến sau dự báo về cuộc khủng hoảng tín dụng
Các quan chức Fed đã quyết định hạ mức tăng trưởng dự kiến sau dự báo về cuộc khủng hoảng tín dụng

Sau dự báo về cuộc khủng hoảng tín dụng, các quan chức Fed đã quyết định hạ mức tăng trưởng dự kiến từ 0,5% vào tháng 12 còn 0,4% trong năm nay, và từ 1,6% còn 1,2% trong năm tới.

Hành động cân bằng tình hình của Fed sẽ thành công nếu các dự báo của Fed trở thành sự thật. Điều đó có nghĩa là những bất ổn của ngành ngân hàng đã được kiềm chế và lạm phát về mức 2%. Khi đó, Mỹ sẽ không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống và cũng không tốn nhiều chi phí. 

Dù vậy, mọi việc có thể sẽ diễn ra theo nhiều chiều hướng và nhất là có 2 khả năng gây lo ngại nhất cho thị trường. Thứ nhất, Fed có thể đã phản ứng quá mạnh. Dù chỉ là một vấn đề đơn lẻ, Ngân hàng Trung ương và các cơ quan quản lý khác đã mở rộng mạng lưới an toàn cho các ngân hàng, không gây ra những hậu quả về hệ thống. Fed có thể đã nới lỏng điều kiện tài chính khi thực hiện giảm tốc độ tăng lãi suất trong năm nay, đồng thời cho thấy không còn cứng rắn trong lộ trình chống lạm phát.

Đây là kịch bản từng xảy ra vào năm 1987. Lúc đó, chủ tịch mới được bổ nhiệm của Fed là ông Alan Greenspan đã nhấn mạnh quan điểm diều hâu bằng cách tăng lãi suất khi thị trường chứng khoán lao dốc. Và rồi, ông lại nhanh chóng cắt giảm lãi suất và lạm phát tăng mạnh, khiến Fed buộc phải thắt chặt hơn, gây nên cuộc suy thoái năm 1990-1991.

Vào năm 1998, một lần nữa ông Greenspan lại hạ lãi suất để đối phó với những tác động từ cú sập của quỹ phòng hộ Long Term Capital Management. Trong lúc ông tăng lãi suất, bong bóng internet đang phình to.


Tòa nhà Hội đồng Dự trữ Liên bang Marriner S. Eccles
Tòa nhà Hội đồng Dự trữ Liên bang Marriner S. Eccles

Động thái tiếp tục tăng lãi suất trong tuần này và cũng chưa thông báo về việc sẽ sớm cắt giảm cho thấy ông Powell đã né tránh kịch bản đó.

Một nguy cơ khác là tình trạng yếu đuối hơn của hệ thống tài chính Mỹ. Fed đang càng khiến mọi thứ trở nên mong manh hơn sau quyết định tăng lãi suất trong tuần này.

SVB là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều nhà băng khác cũng có các khoản lỗ trái phiếu chưa triển khai và phụ thuộc phần lớn vào các khoản tiền gửi không được bảo hiểm. Những khoản tiền gửi này đã được chuyển tới các quỹ MMF và các ngân hàng lớn có lãi suất cao. Bên cạnh đó, những rủi ro khác thậm chí còn có thể đang ẩn náu trong hệ thống tài chính.

Trong những tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, Chủ tịch Fed thời điểm đó là Ben Bernanke đã nỗ lực phân tách chính sách tiền tệ và sự ổn định tài chính bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, mà không phải lãi suất cơ bản. Thế nhưng, sau đó cuộc khủng hoảng thế chấp lại trở nên tồi tệ hơn và Fed lại phải nới lỏng chính sách tiền tệ chỉ trong vài tháng.

Tờ Wall Street Journal cho biết hiện nay vẫn chưa đủ cơ sở để nhận định rằng hệ thống tài chính Mỹ sẽ dễ bị tổn thương như trong quá khứ. Thế nhưng, Fed vẫn chưa tách biệt giữa 2 công việc của mình, và đó không phải là điều đơn giản.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước