Dự toán là gì? Hướng dẫn cách lập dự toán đơn giản nhất cho người mới bắt đầu
Dự toán là gì?
Dự toán là hình thức tính toán dựa trên cơ sở những số liệu thực tế đã có từ trước, từ đó đưa ra các con số dự đoán cho công việc sắp tới. Qua đó, người lập dự toán chuẩn bị tổng thể được mọi vấn đề các hạng mục của công việc.
Phân tách các loại dự toán
Căn cứ theo thuộc tính công việc, ta sẽ có hai loại dự toán cơ bản:
- Các khoản thu và chi theo từng hạng mục và hoạt động của một hay nhiều dự án được cấp ngân sách theo chiến lược đề ra.
- Ngân sách chi không theo các khoản thu chi khác cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Dự toán ngân sách cũng được chia làm 2 dạng dựa theo căn cứ vào thời gian:
- Ngăn sách dài hạn: Toàn bộ khoản dự tính cho các công việc của công ty trong một khoảng thời gian dài thường là vài năm.
- Ngân sách ngắn hạn: Là bộ quy tắc về xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng, các chi tiết ngân sách lâu dài theo quý, tháng. Thời gian của ngân sách ngắn hạn là dưới 1 năm.
Vai trò của dự toán là gì?
Vai trò của dự toán là:
- Chức năng lập kế hoạch.
- Dự toán bắt buộc đối với những gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với ngân sách của nhà quản trị.
- Xác định mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới và đạt được trong kỳ hoạt động.
- Dự kiến nguồn lực để thực hiện mục tiêu đề ra. Đồng thời giúp dự toán kết quả kinh doanh cũng như một số dự toán có quan trọng khác trong công việc kinh doanh.
Ý nghĩa của việc lập dự toán là gì?
Việc lập dự toán là cơ sở giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí cũng như có những phương án tiến hành huy động nguồn vốn kịp thời cho các dự án, kế hoạch sắp thực hiện.
Qua việc lập dự toán, các nhà đầu tư có thể có được những căn cứ tính toán nhất định về những chi phí hư tổn cùng với giá trị của công trình trong các dự án mới. Và các số liệu tính toán này là tài liệu quan trọng khi tiến hành quyết đoán cho các dự án đã được hoàn thành.
Dựa vào việc lập dự toán, dự án sẽ có các kế hoạch làm việc và tiến trình hoàn thiện nhất định. Thông qua đó, các nhà đầu tư có thể cung cấp tới ngân hàng về những số liệu cụ thể của dự án trong công tác đàm phán và vay vốn khi có nhu cầu.
Dự toán giúp các chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn được những dự án xây dựng phù hợp cũng như so sánh và chọn lọc được những phương án tốt nhất cho các dự án.
Các hạng mục trong việc lập dự toán là gì?
Để có thể tính toán các hạng mục trong dự án, bạn cần liệt kê các hạng mục cần dự tính, cụ thể như sau:
- Công tác chuẩn bị, bản vẽ thi công, san lấp mặt bằng,...
- Khối lượng cần dự toán
- Giá vật liệu xây dựng
- Chiết tính đơn gia
- Các chi phí hỗ trợ thực hiện và hoàn thành dự án như: Tiền lương cho nhân công, tiền bảo trì máy móc,...
Các bước lập dự toán cơ bản cho người mới bắt đầu
Việc lập dự toán là một công việc còn khá khó khăn cho người mới bắt đầu khi phải đưa ra được các hạng mục cụ thể để dự tính các chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Để thực hiện được việc lập dự toán, trước hết bạn cần ghi nhớ những yêu cầu quan trọng cần lưu ý trong các hạng mục. Tiếp theo là hình dung được những bước tiến hành của dự án, cụ thể như sau:
Dự toán khối lượng
Bạn cần có kiến thức đọc hiểu bản thiết kế và những thông số kỹ thuật được thể hiện trên bản thiết kế. Dựa vào những thông số này để bóc tách và kiểm tra tính hợp lý cũng như bảo đảm quy định về pháp luật đối với chất lượng của cả hạng mục.
Dự toán về chiết tính đơn giá
Để dự toán về chiết tính đơn giá, bạn cần nhớ vững 4 số liệu tính toán sau đây: Định mức hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị nhất định, giá vật liệu, giá nhân công và giá ca máy. Từ đây, công việc của bạn sau khi định giá khối lượng là nhân với đơn giá theo 4 số liệu tính toán bên trên.
Dự toán về giá của vật liệu
Để có thể có số liệu tính toán, bạn có thể tham khảo giá trên các công bố giá liên sở của các địa phương hoặc trang mạng. Bạn cũng có thể đi khảo sát thực tế tại các cửa hàng, đại lý và xí nghiệp cung cấp vật liệu.
Bảng tổng hợp kinh phí cùng các hệ số
Bảng tổng hợp kinh phí giúp bạn dựa vào những dự toán bên trên để thực hiện điều chỉnh hệ số các chi phí sao cho phù hợp với mức thu nhập của từng vùng miền thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, bảng tổng hợp kinh phí là bảng dự toán một số hạng mục và chi phí phụ khác như chi phí trực tiếp, chi phí chung, mức thu nhập chịu thuế, chi phí dự phòng hay như tiền lương nhân công, tiền bảo trì cơ sở vật chất, máy móc và giá của ca máy,...
Những lưu ý trong việc lập dự toán là gì?
Lập dự toán giúp bạn chủ động trong việc đàm phán ký kết hợp đồng, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và biết được giá trị gói thầu phù hợp với lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.
Vì vậy, để đảm bảo dự toán của bạn có tính chính xác tối đa, bạn cần lưu ý các vấn đề sau trong việc lập dự toán:
Cần biết đọc bản vẽ
Điều đầu tiên cần lưu ý trong việc lập dự toán là người lập dự toán phải có kiến thức chuyên môn liên quan tới chuyên ngành xây dựng và thi công công trình. Trong đó việc đọc và hiểu được các thông số kỹ thuật là bắt buộc để có thể hình dung về công trình và các tiến trình làm việc của dự án.
Song song với việc việc đọc hiểu và bóc tách bản vẽ, người lập dự toán cũng cần nắm bắt được những tiền lệ phổ biến của ngành công nghiệp xây dựng hiện nay.
Cần có kiến thức và trải nghiệm thực tế đối với lĩnh vực
Đối với công việc này, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức có trong sách vở, người làm dự toán có thể tìm hiểu và thu nhập các số liệu thông qua trải nghiệm thực tế tại các công trình xây dựng. Dựa vào đó có thể hiểu thêm về các nguyên vật liệu sử dụng cho công trình cùng với các chi phí vận hành công trình đó.
Kiến thức tin học và khả năng áp dụng công nghệ
Công nghệ và tin học ngày nay đem lại cho cuộc sống chúng ta những tiện ích tân tiến, rút ngắn thời gian làm việc đòi hỏi kỹ thuật cao và làm tăng hiệu quả làm việc của chúng ta lên tới 30%.
Vì vậy, để công việc đạt được những thành quả tối ưu, việc sử dụng thành thạo máy tính cũng như khả năng áp dụng các ứng dụng công nghệ vào công việc là điều người lập dự toán cần phải có.
Tổng kết
Vậy dự toán là gì? Dự toán là việc ước tính, tính toán ngân sách dự kiến để tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu và đưa ra những phương án an toàn cho tiến độ thi công của dự án.