Dự báo thị trường địa ốc vào thời điểm chuyển giao 2022 - 2023
Tình hình thị trường bất động sản toàn quốc đang đầy biến động, trước mặt là nguy cơ chịu ảnh hưởng từ suy thoái nền kinh tế ảm đạm. Không ít chủ đầu tư phải tung các chính sách chiết khấu sâu, ưu đãi lớn để thu hút khách hàng.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp bất động sản bắt đầu chia sẻ lợi nhuận cho người mua cũng như giúp khách hàng giảm áp lực tài chính trong giai đoạn tín dụng bị siết, lãi suất cao… Khá dễ thấy được các ưu đãi hiện nay đã thực tế hơn trước. Bởi chủ đầu tư dự án đã chiết khấu thẳng vào giá bán hoặc có phương án giảm áp lực tài chính cho người mua.
Đáng chú ý là, bên cạnh những chính sách như tặng gói nội thất, tiện ích có giá trị, ân hạn nợ gốc kéo dài… thì một số chủ đầu tư còn manh tay hỗ trợ khách hàng bằng chính sách hỗ trợ lãi suất kéo dài. Việc này đã đánh trúng nhu cầu của khách hàng hiện nay khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.
Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế BĐS: Giá nhà sẽ giảm?
Tại cuộc họp ngày 9/11, Bộ Xây dựng đưa ra kiến nghị nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với thị trường bất động sản. Bộ này kỳ vọng, việc đánh thuế sẽ giảm tình trạng đầu cơ và sẽ đưa giá nhà về đúng giá trị thực của nó.Chuyên gia dự báo phân khúc BĐS ít rủi ro nếu tín dụng 2023 vẫn bị siết chặt
Hiện đang là tháng 11, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2022 đầy sóng gió đối với thị trường bất động sản. Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã phải lên phương án, kế hoạch phát triển trong năm 2023, khi tín dụng có thể vẫn bị siết chặt. Vậy, phân khúc bất động sản nào sẽ đáng đầu tư, là điểm sáng nếu thị trường vẫn chìm trong việc khát vốn?Chuyên gia: “Phá băng” BĐS - câu chuyện nằm ở nguồn tín dụng
Giảm cung, giảm cầu, giảm thanh khoản…đó là thực trạng của thị trường bất động sản hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường địa ốc đã rơi vào trạng thái đóng băng. Nếu không có chính sách hỗ trợ thì lĩnh vực đóng góp lớn vào GDP này sẽ khủng hoảng trầm trọng.Thị trường bất động sản ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thanh khoản thấp, hạn chế room tín dụng, nguồn cung khan hiếm, lãi suất tăng cao… Không ít các địa phương từng xảy ra những đợt sốt đất như Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Thái Bình… ghi nhận tình trạng giảm giá bán để sớm thoát hàng.
Giới chuyên gia đánh giá thị trường ngày càng trầm lắng là vòng xoáy đi đúng quỹ đạo sau khoảng thời gian tăng nóng của bất động sản. Những khó khăn hiện tại trên thị trường bất động sản khiến nhiều người dự đoán các sản phẩm bất động sản còn tiếp tục giảm ở giai đoạn cuối năm 2022 và sang năm 2023.
Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính đưa ra một số dự báo về tình hình bất động sản ở hai tháng cuối năm và đầu năm 2023. Ông cho hay, trong quý IV/2022 và đầu năm sau, nguồn cung nhà ở vẫn tiếp tục hạn chế và khan hiếm còn giá bán không tăng.
Tuy nhiên, với động thái cố gắng tháo gỡ các rào cản khó khăn của Chính phủ suốt thời gian qua, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản tin rằng bất động sản vào năm 2023 sẽ dần được cân bằng tốt hơn.
Ông Lê Đình Hảo - Giám đốc kinh doanh của một đơn vị nghiên cứu thị trường địa ốc đưa ra dự báo, vào đầu quý IV/2022, nhiều khả năng thanh khoản trên thị trường vẫn chậm, nhưng đến cuối quý thì các chỉ báo sẽ dần tốt lên. Nguyên nhân là do trong quý cuối năm, các dòng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường dồn vào bất động sản.
Bên cạnh đó là đầu tư công và vốn FDI cũng được đẩy mạnh hơn vào thời gian đó. Dòng kiều hối chảy về nước dự kiến trong năm nay thu hút được 14-16 tỷ USD, đây là trợ lực dòng tiền để hỗ trợ thị trường bất động sản cuối năm thanh khoản tốt hơn.
Về thị trường đầu năm 2023, theo dự báo của ông Hảo cho rằng, dù vẫn nhiều khó khăn nhưng thị trường sẽ dần ổn định trở lại khi chính sách liên quan tới lãi suất tín dụng và tỷ giá được ban hành ổn định.
Trên thực tế, thị trường hiện đang nhận được hỗ trợ từ chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói 25.000 tỷ đồng) và người mua nhà (gói 15.000 tỷ đồng). Tuy nhiên hiện vẫn chưa hấp thụ tốt, bởi các doanh nghiệp muốn nhận hỗ trợ phải đáp ứng đủ điều kiện như có tài sản đảm bảo, không nợ xấu, có dòng tiền ổn định… Tuy nhiên, đến năm 2023, khi chính sách lãi suất được ổn định thì các doanh nghiệp sẽ được mở rộng cửa tiếp cận gói hỗ trợ, giúp thị trường ổn định hơn.
Cùng quan điểm này, chuyên gia Nguyễn Quốc Anh cũng cho rằng, động thái kiểm soát chặt vào hạn mức tín dụng của các ngân hàng vẫn sẽ được áp dụng mạnh trong năm sau, lãi suất cũng được điều chỉnh tăng dưới sức ép của lạm phát cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản vẫn bị bao vây bởi các khó khăn và thách thức và tình trạng này có thể còn kéo sang cả năm 2023 nếu dòng vốn vẫn chưa được thông.
Tuy nhiên, nhìn nhận dưới khía cạnh tích cực, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì theo hướng phục hồi khả quan. Có cơ sở để kỳ vọng vào dòng vốn được khơi thông trong năm 2023. Nếu xem xét tới vấn đề tín dụng từ năm 2011 đến nay, dù Chính phủ vẫn áp hạn mức tín dụng nhằm duy trì cho thị trường phát triển ổn định. Bên cạnh đó, dòng vốn vẫn đang tăng trưởng qua các năm chứ không giảm.
Về thị trường bất động sản năm 2023, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - GS Đặng Hùng Võ nhận định, trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới dự kiến không có nhiều thay đổi trong một năm tới, ông Võ cho rằng tình hình kinh tế của những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… khả năng cao là hướng sẽ xấu đi. Theo đó, nếu Chính phủ đưa ra được các chính sách đặc thù để hỗ trợ cho thị trường địa ốc thì mới có xu hướng tích cực hơn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu, năm 2023 được coi là cơ hội vàng để giải quyết khó khăn và sự chồng chéo của các vấn đề còn vướng mắc trên thị trường bất động sản. Bởi, Nghị quyết 18-NQ/TW vẫn được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện về thể chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tạo động lực để đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao…
“Việc Luật đất đai 2013 và một số luật liên quan đang được Quốc hội xem xét sửa đổi. Một khi điều này được thực thi lập tức tháo gỡ các vướng mắc về nguồn cung bất động sản…” - Ông Lê Hoàng Châu cho hay.