meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam giảm tốc 

Thứ năm, 05/01/2023-13:01
Kinh tế Việt Nam đã có một năm phục hồi mạnh mẽ sau những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, tuy nhiên trong năm 2023 một số tổ chức kinh tế thế giới nhận định đà tăng trưởng sẽ giảm dần do chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa toàn cầu.

Tác động từ bên ngoài 

Theo baodautu.vn, dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, nền kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ tràn đầy bất ổn, yếu tố lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người tiêu dùng, làm giảm doanh số bán lẻ ở nhiều quốc gia. Các ngân hàng trung ương lớn trên vẫn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao sẽ khiến thanh khoản của thị trường bất động sản, các nhà phát triển bất động sản sẽ trì hoãn xây dựng các dự án mới. Cùng với đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn và căng thẳng địa chính trị sẽ gây ra nhiều biến động hơn trong thị trường năng lượng, thực phẩm và tài chính. 

Mặc dù vậy, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự đoán rằng, kinh tế thế giới sẽ giảm được suy thoái vào năm 2023, tuy nhiên chỉ với tốc độ vừa phải. OECD dự báo, mức tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 2,2% năm 2023, trong khi IMF dự báo con số này là 2,7%. 


Nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm được suy thoái vào năm 2023, tuy nhiên chỉ với tốc độ vừa phải.
Nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm được suy thoái vào năm 2023, tuy nhiên chỉ với tốc độ vừa phải.

Đặc biệt, các quốc gia châu Á mới nổi sẽ là động lực tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023. Những quốc gia này sẽ tiếp tục phải đối mặt với những cơn gió toàn cầu và sẽ chỉ phải chịu mức lạm phát tăng vừa phải và trong ngắn hạn. Theo dự báo của OECD, 2/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ đến từ các quốc gia châu Á mới nổi. Trong đó, tăng trưởng mạnh mẽ nhất sẽ diễn ra ở Ấn Độ (6%), Philippines (5%), Indonesia (4,9%), Malaysia (4,4%) và Thái Lan (3,7%).

Những dấu hiệu đáng lo ngại 

Năm 2022, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất thế giới, nhờ những chính sách điều hành tiền tệ, tiêm chủng, kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, theo Báo cáo Tăng trưởng kinh tế quý IV/2022 và triển vọng tăng trưởng 2023 do Ngân hàng UOB phát hàng vào ngày 3/1 cho biết: “Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam sẽ ở mức 6,5 - 6,6%”. 

Cũng có chung nhận định với UOB, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đưa ra mức dự báo tăng trưởng trong năm 2023 sẽ ở mức lần lượt là 6,7%; 6,3% và 5,8%. Các dự báo này đề thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 8,02% đã đạt được trong năm 2022. 

Việc hạ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được các tổ chức quốc tế lý giải là do nền kinh tế sẽ bắt đầu “ngấm đòn” khó khăn từ những tác động từ bên ngoài khi hiệu ứng mở cửa trở lại suy yếu, thời kỳ “ngủ đông” của xuất khẩu đang đến và áp lực lạm phát gia tăng. 


Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm.

Mặc dù vậy, mức tăng trưởng này vẫn sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Nền kinh tế có nhiều triển vọng tăng trưởng lạc quan phần lớn nhờ vào việc Covid-19 được kiểm soát, chiến dịch tiêm chủng sớm cho người dân và dỡ bỏ những hạn chế, do đó các hoạt động kinh tế - xã hội sớm quay trở lại bình thường. 

Đến quý IV/2022, đã xuất hiện một số khó khăn kìm chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Phân tích dữ liệu quý IV hàng năm của UOB cho thấy những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng khá rõ ràng và đáng quan ngại. Theo đó, sản lượng của ngành sản xuất trong quý IV/2022 đã giảm mạnh xuống mức 3,63% so với cùng kỳ, từ mức tăng 15,24% trong quý III, như vậy mức tăng trong quý IV là nhỏ nhất trong năm 2022. Chỉ riêng trong tháng cuối cùng của năm 2022, sản lượng sản xuất chỉ tăng 0,56% so với cùng kỳ, ghi nhận tháng thứ 4 có tốc độ tăng trưởng chậm lại sau khi đạt mức cao nhất là 16,35% vào tháng 8 năm 2022. 

“Điều này phản ánh nhu cầu bên ngoài suy giảm khi cả xuất khẩu và nhập khẩu đều suy giảm ở tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12, tương ứng là -14% và -8,1% so với cùng kỳ”, báo cáo nhận định.

Bên cạnh đó, chỉ số Quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất cũng đang báo hiệu sự suy yếu trong thời gian tới khi PMI Việt Nam giảm xuống 47,4 điển vào tháng 11/2022, từ mức 50,6 điểm vào tháng 10/2022, đây là lần đầu tiên ghi nhận chỉ số dưới 50 điểm trong 14 tháng. 

Giá tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang có dấu hiệu chịu áp lực gia tăng khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng trong 3 tháng liên tiếp kể từ tháng 9 năm 2022 và vượt mục tiêu 4% trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 12 năm 2022, bất chấp các biệt pháp hành chính đã được triển khai để bù việc tăng giá. 

Lãi suất và tỷ giá sẽ tăng

Có thể thấy, với những diễn biến bất lợi từ bên ngoài, UOB và các tổ chức tài chính quốc tế khác đều cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của Việt Nam  và động lực tăng trong năm 2023 khó có thể bền vững. Nguyên nhân là do việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, châu Âu là những bạn hàng lớn, chiếm 41% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thắt chặt chính sách trước áp lực lạm phát và đồng VND suy yếu, dù nhu cầu trong nước có thể sẽ dẫn dắt tăng trưởng vào năm 2023 với thu nhập gia tăng và triển vọng kinh doanh được cải thiện. 


Dự báo năm 2023, lãi suất và tỷ giá tiếp tục đà tăng.
Dự báo năm 2023, lãi suất và tỷ giá tiếp tục đà tăng.

Báo cáo của UOB vẫn cho rằng, với tỷ lệ lạm phát có khả năng duy trì ổn định, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2023 thì Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ cân bằng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng đồng thời duy trì sự ổn định giá cả và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. 

Trước áp lực điều chỉnh chính sách từ ngân hàng trung ương các nước, UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện một đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản khác vào đầu năm 2023. 

Về tỷ giá, đồng Việt Nam đã tăng trở lại từ mức 24.500 VND/USD hồi đầu tháng 12/2022 lên mức hiện tại khoảng 23.630 VND/USD. Việc này trùng hợp với sự phục hồi của đồng CNY của Trung Quốc sau khi các biện pháp kiềm chế Covid-19 được nới lỏng. 

“Với bối cảnh này, chúng tôi cho rằng tỷ giá tiếp tục duy trì đà tăng, đạt mức 25.200 VND/USD trong quý I/2023, 25.400 VND/USD trong quý II/2023, 25.600 VND/USD trong quý III/2023 và 25.800VND/USD trong quý IV/2023”, UOB dự báo.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

23 giờ trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước