Dự án nhóm A là gì? Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư dự án nhóm A
BÀI LIÊN QUAN
Dự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ýSổ hoàn công là gì? Các thủ tục, hồ sơ có liên quan đến việc cấp sổ hoàn côngHoàn công là gì? Tìm hiểu về hoàn công công trình xây dựng1. Khái niệm dự án nhóm A là gì?
Dự án nhóm A được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Đầu tư công năm 2019, theo đó dự án nhóm A sẽ là các dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
- Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong những trường hợp sau:
Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh có mức độ tuyệt mật;
Dự án sản xuất chất nổ, chất độc hại;
Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu chế xuất;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 2300 tỷ đồng trở lên thuộc các lĩnh vực sau:
+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt và đường quốc lộ;
+ Công nghiệp điện;
+ Khai thác dầu khí;
+ Hóa chất, xi măng, phân bón;
+ Chế tạo máy, luyện kim;
+ Khai thác, chế biến khoáng sản;
+ Xây dựng khu nhà ở;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 1500 tỷ đồng trở lên thuộc các lĩnh vực:
+ Giao thông, trừ dự án được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
+ Thủy lợi;
+ Cấp thoát nước, xử lý rác thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
+ Kỹ thuật điện;
+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
+ Hóa dược;
+ Sản xuất vật liệu, trừ dự án được quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
+ Công trình cơ khí, trừ dự án được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
+ Bưu chính, viễn thông;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 1000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau:
+ Sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp & nuôi trồng thủy sản;
+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
+ Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp được quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc các lĩnh vực như:
+ Y tế, văn hóa, giáo dục;
+ Nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin;
+ Kho tàng;
+ Du lịch, thể dục thể thao;
+ Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở được quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A được phân thành dự án nhóm A do thủ tướng Chính phủ quyết định và dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đẩu tư.
Trường hợp dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Tại Điều 23 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
“Điều 23. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Giao đơn vị, cơ quan có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Chỉ đạo đơn vị, cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao cho một cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này gửi ý kiến thẩm định để Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.”
Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ Điều 24 Luật đầu tư công năm 2019, quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh là Thường trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.”
3. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án nhóm A
Không chỉ cần phải nắm được khái niệm dự án đầu tư nhóm A là gì? mà nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A cũng rất quan trọng và cần phải tuân theo quy định pháp luật.
Khi lập nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng gồm: sự cần thiết đầu tư, dự báo nhu cầu, khu vực và địa điểm đầu tư dự án, phân tích và lựa chọn sơ bộ về công nghệ,…Những nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 30 của Luật đầu tư công năm 2019 như sau:
(1) Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(2) Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng bao gồm:
+ Sự cần thiết đầu tư, điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
+ Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ đồng thời dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;
+ Khu vực, địa điểm đầu tư dự án, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác;
+ Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và những điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ & hạ tầng;
+ Phân tích, lựa chọn sơ bộ những phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
+ Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và biện pháp bảo vệ môi trường;
+ Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường & xã hội;
+ Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn;
+ Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
+ Dự kiến kế hoạch bố trí vốn, tiến độ thực hiện dự án, phân chia các giai đoạn đầu tư;
+ Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế & xã hội của dự án;
+ Giải pháp tổ chức thực hiện.
Lời kết:
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về dự án nhóm A, cũng những các quy định pháp luật liên quan. Hy vọng, vơi những thông tin trên, bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc về dự án nhóm A nói chung.