Doanh thu khủng, Samsung Electronics vẫn là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới
Tờ Korea Times dẫn tin từ Yonhap, kết quả của một cuộc nghiên cứu được công bố mới đây vào ngày 19/9 cho thấy “ông lớn” Samsung Electronics của Hàn Quốc vẫn tiếp tục giành được thị phần và đứng thứ nhất trên thị trường ngành bán dẫn toàn cầu trong quý II/2022.
Theo đó, công ty nghiên cứu Omdia cho biết doanh thu từ mảng kinh doanh chip của Samsung trong giai đoạn từ tháng 4 - tháng 6 năm nay đạt 20,3 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng doanh thu là 158,1% tỷ USD mà những công ty liên quan đến ngành chip trên toàn cầu đạt được vào quý II.
Đây đồng thời là mức doanh thu cao kỷ lục khi xét theo quý của Samsung Electronics liên quan đến mảng kinh doanh chip. Tờ Korea Times đưa tin, một phần nguyên nhân khiến cho doanh thu mảng chip của “gã khổng lồ” này tăng cao là nhờ nhu cầu lớn đối với các loại ổ cứng thể rắn (SSD), đã được nghiên cứu, chế tạo để cạnh tranh với loại ổ cứng HDD truyền thống. Hơn nữa, thị phần doanh thu mảng bán dẫn trong quý II của Samsung cũng tăng nhẹ ở mức 12,5% so với mức mà tập đoàn này ghi nhận được trong quý đầu năm.
Samsung đầu tư hơn 15 tỷ USD xây dựng khu nghiên cứu R&D mới
Ngày 19/8 vừa qua, Thái tử Samsung Lee Jae-yong đã có mặt tại sự kiện khởi công xây dựng khu nghiên cứu và phát triển (R&D) chip bán dẫn thế hệ mới.Việt Nam - “Bến đỗ” để Samsung khởi đầu mảng kinh doanh mới
“Gã khổng lồ công nghệ” Samsung đang có kế hoạch đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào Việt Nam trong năm 2022 và biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất của mảng kinh doanh sản phẩm bán dẫn của mìnhTình trạng thiếu người lãnh đạo của Samsung: Một "ghế nóng" bị bỏ trống trong 2 năm
Theo Park Ju-gun, Giám đốc bộ phận nghiên cứu doanh nghiệp ở Leaders Index, Samsung đang rơi vào khủng hoảng. Việc thiếu đi người lãnh đạo để đưa ra những quyết định phù hợp khiến cho "gã khổng lồ" Hàn Quốc vuột mất vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chất bán dẫn.Trong khi, “ông lớn” tới từ Mỹ - Intel đang là đối thủ cạnh tranh chính của Samsung đã chứng kiến thị phần của họ giảm tới 11,1% trong quý I, xuống chỉ còn 9,4% trong quý II. Bên cạnh đó, nhà sản xuất này cũng có báo cáo doanh thu trong quý II đạt 14,8 tỷ USD, giảm 16,6% so với quý đầu năm.
Đáng chú ý là, cả Samsung Electronics và Intel đều có thị phần đứng đầu thị trường bán dẫn toàn cầu, cũng như có sự cạnh tranh gay gắt suốt nhiều năm qua. Công ty nghiên cứu Omdia cho biết, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, doanh thu chip của Samsung đạt mức cao kỷ lục là 20,3 tỷ USD nhờ vào nhu cầu máy chủ chất lượng cao, chiếm 12,8% tổng số 158,1 tỷ USD toàn cầu.
Số liệu được Omdia công bố thêm cho thấy thị phần trong quý II/2022 của Samsung tăng nhẹ so với mức 12,5% mà doanh nghiệp này đạt được trong quý trước đó.
Trong quý II, thị phần của Intel chỉ còn 9,4% so với mức 11,1% của quý trước. Nhà sản xuất chip của Mỹ cũng ghi nhận mức doanh thu giảm 16,6% so với quý trước, chỉ còn 14,8 tỷ USD.
Vào năm 2017, Samsung Electronics lần đầu tiên vượt được đối thủ tới từ Mỹ này để trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất toàn cầu về doanh thu, doanh nghiệp từ Hàn Quốc sau đó duy trì vị trí này trong vòng 2 năm. Vào năm 2019, Intel lại vượt qua được đối thủ đáng gờm tới từ Hàn Quốc để dẫn đầu. Nhưng tới năm 2020 và 2021 thì Samsung Electronics đã giành lại được vị trí thứ nhất toàn cầu này.
Trong khi đó, giữ vị trí thứ 3 là SK hynix khi nắm giữ 6,8% thị phần toàn cầu trong quý II/2022. Ở những vị trí tiếp theo lần lượt là Qualcomm nắm giữ 5,9%, Micron giữ 5,2%, Broadcom giữ 4,2%, Nvidia giữ 3,6% và MediaTek giữ 3,3%.
Dựa trên bảng xếp hạng của Omdia có thể thấy, 7 trong số 10 doanh nghiệp thuộc ngành chip lớn nhất thế giới khi xét theo doanh thu trong quý II năm nay tới từ Mỹ. Chỉ duy nhất 3 cái tên đến từ các khu vực khác là Samsung Electronics và SK hynix của Hàn Quốc và MediaTek của Đài Loan.
Trong thời gian gần đây, thị trường chip toàn cầu xảy ra nhiều biến động, đặc biệt là sau các động thái Mỹ đang hạn chế lĩnh vực này của những doanh nghiệp Trung Quốc.
Trước bối cảnh này, Samsung Electronics vẫn rất nỗ lực để kiểm soát cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu, biến chúng thành cơ hội tốt cho họ. Đầu tháng 9 vừa qua, “ông lớn” tới từ Hàn Quốc này đưa ra thông báo bắt đầu hoạt động dây chuyền sản xuất chip quy mô lớn và hiện đại bậc nhất tại Hàn Quốc.
Dây chuyền sản xuất mới được đặt tại Pyeontaek, đây là cơ sở sản xuất chip lớn và hiện đại nhất mà Samsung đã xây dựng từ trước tới nay. Họ bắt đầu sản xuất chip NAND tiên tiến nhất bắt đầu từ tháng 7 năm nay.
Phát biểu tại một buổi họp báo, Chủ tịch Kye Hyun Kyung - Lãnh đạo bộ phận Giải pháp thiết bị của Samsung chia sẻ: “Khu công nghiệp Pyeongtaek có tín hiệu nổi lên một cách nhanh chóng như trung tâm sản xuất chính của Samsung về những thiết bị bán dẫn rất tiên tiến, từ DRAM 14 nanometer (nm) bé nhất thế giới và chip nhớ V-NAND tiên tiến đến các chip logic dưới 5 nm".
Hiện tại, Samsung đã có 5 khu công nghiệp bán dẫn tại Hàn Quốc, bao gồm Hwaseong, Onyang, Giheung, Cheonan cùng 4 khu sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc là Austin, Thiên Tân, Tây An, Tô Châu. Tập đoàn Samsung đang tiếp tục xây dựng thêm một nhà máy có giá trị lên tới 17 tỷ USD tại Austin, bang Texas, Mỹ.
Trước đó, một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) cho biết, nhiều chuyên gia công nghiệp nhận định rằng ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn.
Cuộc khảo sát với 30 chuyên gia, trong đó có tới 76,7% số người được hỏi cho rằng ngành sản xuất chip đang nằm trong tình trạng khủng hoảng; 58,6% số này dự đoán triển vọng của ngành vẫn tiếp tục “ảm đạm: sau năm 2024.
Theo dữ liệu, tổng kim ngạch xuất khẩu chất bán dẫn của nước này trong tháng 8 giảm đi 7,85 so với cùng kỳ năm 2021. Từ đây đã kết thúc chặng đường tăng trưởng liên tục trong 26 tháng.
Samsung Electronics cũng công bố mức tồn kho của họ cao kỷ lục khi có giá trị tới 52.000 tỷ Won (tương đương 37,6 tỷ USD). Theo sau đó là SK hynix ghi nhận lượng tồn kho có giá trị là 12.000 tỷ Won.