meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm G.C: Nâng tầm giá trị thương hiệu nha đam Việt

Thứ bảy, 17/06/2023-09:06
Chủ tịch GC Food Nguyễn Văn Thứ nhấn mạnh, nếu muốn sản xuất và chế biến nông sản thì doanh nghiệp cần bắt đầu từ nguyên liệu tốt, sau đó chế biến nhằm nâng cao giá trị và thu hút các thị trường tiêu thụ trên thế giới. 

Từ “tay ngang” thành lập cơ đồ

Doanh nhân Nguyễn Văn Thứ trước khi thành lập GC Food từng có thời gian làm việc tại một ngân hàng thương mại cùng mức thu nhập được nhiều người ước ao. Những trăn trở với nông sản Việt đã khiến người đàn ông này quyết định khởi nghiệp ở tuổi 36. Thời điểm đó, ông nhận ra rằng hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ yếu thu mua nông sản thô và xuất khẩu với giá trị không cao. Những mặt hàng xuất khẩu tốt như cà phê, hạt tiêu hay hạt điều cũng trải qua tình trạng giá cả lên xuống một cách thất thường.

Sau đó, ông Thứ đã chia sẻ với gia đình và bạn bè, đồng nghiệp về ý tưởng kinh doanh của mình, tuy nhiên thứ ông nhận về chỉ là sự can ngăn. Họ đặt ra cho ông hàng loạt câu hỏi, hàng loạt thách thức rằng: Làm thế nào để kết nối với khách hàng nước ngoài? Cách thức và quy trình chế biến nông sản ra sao? Chiến lược cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu như thế nào? 


Doanh nhân Nguyễn Văn Thứ trước khi thành lập GC Food từng có thời gian làm việc tại một ngân hàng thương mại cùng mức thu nhập được nhiều người ước ao
Doanh nhân Nguyễn Văn Thứ trước khi thành lập GC Food từng có thời gian làm việc tại một ngân hàng thương mại cùng mức thu nhập được nhiều người ước ao

Tuy nhiên với sự kiên định của mình, ông Thứ vẫn quyết tâm khởi nghiệp. Người đàn ông này tự mình thực hiện các khâu thu mua cũng như sản xuất nông sản. Ông bắt đầu từ việc tìm kiếm nông sản phù hợp. Trong 5 năm, ông dành nhiều thời gian hơn lặn lội về các miền quê, lên hẳn cao nguyên và xuống vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tham quan và tìm hiểu hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những công hỏi mà bạn bè đồng nghiệp đặt ra trước đó khiến ông càng thêm suy nghĩ, đồng thời đặt ra bài toán tiếp cận đối tác nước ngoài cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao giá trị nông sản. 

Sau một khoảng thời gian miệt mài và nghiên cứu để hiểu rõ ràng hơn về nông sản, ông Thứ đã quyết định lựa chọn nha đam thành “chìa khóa” khởi nghiệp. Với ông Thứ, nha đam là một cây lành tính, không chỉ gần gũi với thiên nhiên mà còn tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, giá trị gia tăng của loại cây này còn thấp trong khi quy mô vùng trồng cũng như nhà máy sản xuất vẫn còn hạn chế.

Đến năm 2011, ông Nguyễn Văn Thứ đã chính thức thành lập GC Food, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất nha đam tại Giang Điền (Trảng Bom, Đồng Nai). Vốn là “tay ngang” chuyển sang hoạt động sản xuất, ông Thứ vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức. Do đó, GC Food cũng đã gặp phải khá nhiều sự cố. 

Trong giai đoạn đầu, các lô hàng nha đam của công ty đã bị hư hỏng. Sản lượng mỗi lô lên đến vài chục tấn với giá trị rơi vào khoảng 2 tỷ đồng. Đây là một con số khá lớn với một doanh nghiệp mới thành lập như GC Food.  


Đến năm 2011, ông Nguyễn Văn Thứ đã chính thức thành lập GC Food, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất nha đam tại Giang Điền (Trảng Bom, Đồng Nai)
Đến năm 2011, ông Nguyễn Văn Thứ đã chính thức thành lập GC Food, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất nha đam tại Giang Điền (Trảng Bom, Đồng Nai)

Ngoài ra, vấn đề vùng trồng cũng khá nan giải. Đây là vấn đề chung của hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản. Theo ông Thứ, bà con tại vùng nguyên liệu ở tỉnh Ninh Thuận khi đó đã bị mất niềm tin. Nhiều doanh nghiệp từng hứa hẹn với họ sẽ hỗ trợ và tiến hàng thu mua nông sản, nhưng sau đó họ lại không thực hiện.

Để có thể thuyết phục được người dân, công ty của ông Thứ đã cung cấp chi phí để bà con nông dân xây dựng mương nước cũng như mua giống hỗ trợ bà con, tăng giá thu mua khi đến vụ mùa thu hoạch nhằm hài hòa lợi ích giữa người nông dân cùng sự ổn định sản xuất doanh nghiệp. 

Khó khăn cũ chưa qua, khó khăn mới ập đến. Nha đam thành phẩm của công ty bị nhiều khách hàng chê là quá mềm và nhớt. Vì thế, ông Thư cùng với đội ngũ lại tiếp tục cải tiến và tìm hiểu thêm kỹ thuật, thực nghiệm nhiều lần để có thể tạo ra sản phẩm nha đam chất lượng, vừa tươi vừa giòn. May mắn thay, đội ngũ nhân viên và cộng sự của ông Thứ luôn động viên nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh và chọn ra phương án tối ưu, giúp GC Food từng bước vượt qua khó khăn, ngày càng ổn định và phát triển. 

Nâng giá trị thương hiệu của nha đam Việt

Ông Nguyễn Văn Thứ cho biết, trong cả 3 khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản, từ khâu trồng trọt tại trang trại cho đến sản xuất, chế biến tại nhà máy cũng như bán hàng tại các kênh tiêu thụ vẫn đang tồn tại nhiều mâu thuẫn và thiếu đi sự đồng bộ. Do đó, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giá nông sản thấp khiến cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn.

Đây là lý do khiến ông Thứ cùng đội ngũ của mình quyết tâm xây dựng nên một chuỗi cung ứng, chuỗi “thực phẩm hạnh phúc”, giúp điều phối sản xuất một số mặt hàng nông sản và đảm bảo quyền lợi, sự liên kết của các bên tham gia. Điều này sẽ dựa trên tiêu chí thực phẩm an toàn và hướng đến một cuộc sống hạnh phúc.

Được biết, từ năm 2011 ông Thứ bắt đầu hành trình xây dựng chuỗi thực phẩm hạnh phúc, bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy sản xuất nha đam tại Đồng Nai. Đến cuối năm, nhà máy này chính thức đi vào hoạt động, công ty nhanh chóng khởi động bằng các đơn hàng nội địa. Đến đầu năm 2013, GC Food có đơn hàng xuất khẩu đầu tiên đến thị trường Nhật Bản.

Thời điểm hiện tại, GC Food đang gồm có 4 công ty thành viên, văn phòng tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), ngoài ra còn có các nhà máy tại Ninh Thuận, Đồng Nai. Đáng chú ý, nhà máy chế biến nha đam của GC Food là nhà máy hiện đại và lớn nhất Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ khoảng 35.000 tấn lá nha đam, tương đương với 15.000 tấn thành phẩm.

Đồng thời, sản phẩm của công ty cũng được xuất khẩu đến 20 thị trường trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quốc gia châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á… Sức cạnh tranh của GC Food tại những thị trường này khá tốt, đồng thời giữ vững vị thế đơn vị xuất khẩu nha đam hàng đầu Việt Nam. 


Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 20 thị trường trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quốc gia châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á…
Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 20 thị trường trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quốc gia châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á…

Theo Báo Đầu Tư, các sản phẩm của GC Food trong nước đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng lớn chuyên về sản xuất sữa chua, nước giải khát và chuỗi nhà hàng, quán cà phê… Dễ dàng thấy được, “quả ngọt” này là nhờ công ty đã đầu tư hợp lý và bài bản. Đồng thời, người “thuyền trưởng” Nguyễn Văn Thứ cũng đã dồn rất nhiều tâm huyết cho vùng trồng Ninh Thuận, chi mạnh cho việc đầu tư máy móc và thiết bị tại nhà xưởng cũng như hệ thống xử lý nước thải. Ông Thứ còn chú trọng việc đào tạo nhân sự chất lượng cao và chăm lo đời sống cho người lao động.

Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng hợp tác và liên kết với một số công ty, hộ gia đình tại Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên… để tiến hành trồng thử nghiệm. Trong 3 năm tới, dự kiến tổng diện tích vùng trồng nguyên liệu của GC Food sẽ đạt khoảng 200 ha, cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn một cách đầy đủ và đáp ứng được xu hướng sử dụng sản phẩm xanh, tốt cho sức khỏe.

Hàng loạt nỗ lực của ông Thứ đã được ghi nhận trong việc điều hành, dẫn dắt và cùng đội ngũ xây dựng nên một thương hiệu GC Food mạnh mẽ và đi đầu trong việc góp phần nâng cao giá trị thương hiệu nha đam Việt. Cuối năm 2022, doanh nhân Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Cánh đồng Việt (một trong 4 công ty con thuộc GC Food) đã vinh dự nhận Giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022. 

Luôn vững vàng với 3 tiêu chí

Đến năm 2015, GC Food đã trả lại mặt bằng nhà xưởng tại Trảng Bom sau 4 năm hoạt động vì hết hạn hợp đồng. Do đó, ông Thứ quyết định đến Ninh Thuận để thuê đất và xây dựng nhà máy chuyên nghiệp tại vùng nguyên liệu. Một năm sau đó, GC Food đã tiến thêm một bước trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm.


Chủ tịch GC Food Nguyễn Văn Thứ nhấn mạnh, nếu muốn sản xuất và chế biến nông sản thì doanh nghiệp cần bắt đầu từ nguyên liệu tốt
Chủ tịch GC Food Nguyễn Văn Thứ nhấn mạnh, nếu muốn sản xuất và chế biến nông sản thì doanh nghiệp cần bắt đầu từ nguyên liệu tốt

Các doanh nghiệp Nhật Bản khi đó chủ yếu thu mua thạch dừa của Thái Lan và  Malaysia nhưng lại mức giá khá cao và không đủ sản lượng. May mắn thay, GC Food đã được một doanh nghiệp Nhật Bản tư vấn và phát triển quy trình sản xuất cao cấp, xuất khẩu sang thị trường này. Ông Thứ quyết định đầu tư thêm nhà máy sản xuất thạch dừa tại Khu công nghiệp Hố Nai (Trảng Bom, Đồng Nai) với diện tích lên đến 11.000 m2. Đây là nhà máy sản xuất thạch dừa chế biến lớn nhất Việt Nam thời điểm hiện tại, công suất hàng năm là hơn 20.000 tấn thạch.

GC Food còn đầu tư trồng dưa lưới, nho, táo, ổi… tại nông trại Nắng và Gió (Ninh Thuận) với quỹ đất hơn 100 ha. Được trồng tự nhiên, các loại nông sản này đều đã đạt được các chứng nhận trong nước và quốc tế như Globalgap, ISO 22000:2005, FDA, USDA, Halal, OCOP…

Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, GC Food sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng vùng nguyên liệu; chủ động mua đất cũng như thuê đất để tự trồng nguyên liệu, từ đó chủ động đáp ứng một phần hoạt động sản xuất và tiếp tục giữ vững “phong độ” của doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất, xuất khẩu nha đam tại Việt Nam.

Chủ tịch GC Food Nguyễn Văn Thứ nhấn mạnh, nếu muốn sản xuất và chế biến nông sản thì doanh nghiệp cần bắt đầu từ nguyên liệu tốt, sau đó chế biến nhằm nâng cao giá trị và thu hút các thị trường tiêu thụ trên thế giới. 3 tiêu chí này luôn được công ty duy trì để có hướng đi phù hợp trong nhiều năm qua.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

8 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

8 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

8 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

8 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

8 giờ trước