Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Alphanam: Quyết định chuyển giao Alphanam ở tuổi 58 để khởi nghiệp với startup hỗ trợ cho người khuyết tật
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Phan Minh Thông - Từ cậu bé nghèo miền biển đến “Vua tiêu Việt” nổi danh thế giới: Luôn đối xử tốt với khách hàng vì chữ tínDoanh nhân Nghĩa Vũ: Hành trình từ người đứng sau chiến dịch của Sensodyne cùng Dairy Queen tại Việt Nam đến CEO tài năng của startup triệu đôBước ngoặt trở thành doanh nhân của VĐV bán đồ tự chế: Vị tỷ phú “bất đắc dĩ” chỉ muốn cho đi cả cơ nghiệpKhởi đầu cho startup sau khi về hưu
Được biết, sau hơn nửa đời người vất vả ở trên thương trường, ông Hải đã đưa Alphanam trở thành Tập đoàn đa ngành lớn mạnh. Và khi bắt đầu chuyển giao sự nghiệp cho thế hệ F2, ông từng nói rằng: “Tôi chuyển giao không phải để về hưu, mà để bắt đầu thực hiện những giấc mơ khác của mình”.
Ông Hải sinh ra trong một gia đình nhà giáo nên vẫn luôn trăn trở phải làm gì để có thể nối nghiệp trồng người truyền thống của gia đình. Cũng chính vì thế mà những năm trước ông đã tham gia vào Hội đồng Trường đại học Ngoại thương, Ủy ban về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực - Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục - Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc dù vậy thì đây không phải là hình thức giảng dạy trực tiếp nhưng cũng là một hình thức đóng góp cho ngành giáo dục nói chung.
Chân dung CEO Laha Café - doanh nhân Hoàng Việt: Không bao giờ có khái niệm bỏ cuộc nữa!
Sau 10 năm từ bỏ ngân hàng đi bán cafe take away, CEO Laha Café - doanh nhân Hoàng Việt sắp sửa cho một hành trình khởi nghiệp mới và là tiên phong organic hóa vùng nguyên liệu, chạm đến giấc mơ mang ly cà phê chất lượng nhất ở Lâm Hà đến tận tay của người tiêu dùng Việt.Doanh nhân Masayoshi Son - Chủ tịch tập đoàn SoftBank: Chúng tôi muốn tích lũy nhiều tiền mặt và sẽ cẩn trọng hơn trong những lần đầu tư sắp tới!
Doanh nhân Masayoshi Son đã lạc quan rằng cơn bão sẽ sớm qua đi và SoftBank sẽ lại có thể vực dậy một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ.Ngoài ra thì ông cũng có tham gia vào việc thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ người khuyết tật cũng như người yếu tố. Những câu chuyện cảm động hay là tấm gương nghị lực như Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm Nghị Lực Sống Nguyễn Thị Vân đã khiến cho Hải nhận ra những người khuyết tật và những người yếu thế chính là đối tượng cần được hỗ trợ và đào tạo hướng nghiệp từ đó giúp cho học có thể hòa nhập với xã hội, có cuộc sống thuận lợi hơn ở trên mọi phương diện khác nhau.
Ông Hải nói bản thân nhớ mãi câu nói của Vân rằng, sức khỏe đang yếu dần và muốn mở rộng trung tâm nhưng lực bất tòng tâm. Cũng từ trăn trở của Vân mà ông đã suy nghĩ rất nhiều từ đó quyết định khởi nghiệp trở lại.
Nói về mục tiêu cho startup lần này, ông Hải cho hay, sau khi cơ bản bàn giao Alphanam cho thế hệ thứ hai thì bản thân đã kêu gọi các anh em trong Câu lạc bộ doanh nhân Sao Đỏ cùng startup trở lại và chính thức thành lập nên Công ty cổ phần Nghị Lực Sống - Doanh nghiệp xã hội.
Ông Nguyễn Tuấn Hải đứng nhận ra vai trò là Phó Chủ tịch thường trực. Và trong đề án thành lập công ty thì dự kiến Vân (Nguyễn Thị Vân) vẫn là lãnh đạo tinh thần bởi việc thành lập Công ty này cũng chính là sự nối nghiệp của Trung tâm Nghị lực sống mà Vân đã làm nhiều năm qua.
Chia sẻ về chuyện khởi nghiệp lần này, ông Hải cho hay: “Tôi cho rằng điểm giống nhau đầu tiên của hai lần khởi nghiệp là đều mong muốn ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay. Tuy nhiên, trước đây startup Alphanam, thực sự lúc đó nghĩ cho bản thân mình, nghĩ làm sao cho cuộc sống gia đình, con cái tốt hơn, có điều kiện thuận lợi hơn”.
Còn ở hôm nay, cũng một mong muốn chung đó là ngày mai tốt đẹp hơn nhưng không phải cho bản thân của mình nữa mà là cho cả cộng đồng người khuyết tật và người yếu thế hơn. Đặc biệt là trước đây ông Hải làm một mình nhưng lần này là có sự ủng hộ của cho cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực.
Thông thường thì các công ty startup bắt đầu từ số 0 nhưng với công ty Nghị lực sóng được startup từ nền tảng là các doanh nhân Sao đỏ. Cũng chính vì thế mà Nghị lực sống sẽ được phát triển theo một cách hoàn toàn khác và không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ một nhóm người mà sẽ lan tỏa xây dựng được mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo ra việc làm cho người khuyết tật và người yếu thế. Công ty cũng hy vọng rằng lan tỏa thông điệp cho đi là nhận lại và nhiều người yếu thế trong xã hội được hỗ trợ và được yêu thương.
Lợi nhuận của Nghị Lực Sống là giá trị cho đi
Chia sẻ về thay đổi trong tương lai của Nghị lực sống, ông Hải nói rằng mỗi cổ đông đều có cho mình những đóng góp đặc biệt của riêng mình để có thể góp phần xây dựng nên một doanh nghiệp xã hội tiên phong trong hoạt động của cộng đồng. Mỗi doanh nhân cũng sẽ xây dựng các trung tâm Nghị lực sống ở quê hương của mình trước. Ông cũng làm thí điểm đầu tiên một mô hình ở Lào Cao theo nguyên tắc chủ đầu tư và đơn vị vận hành.
Cũng ở trung tâm này, doanh nhân có thể đầu tư với vai trò là chủ đầu tư một cơ sở vừa đào tạo lại vừa có chỗ lưu trú cũng như sản xuất kinh doanh hoặc một trung tâm chỉ đào tạo, tùy theo khả năng của mỗi người. Theo đó, các nhà đầu tư chỉ việc đầu tư vào trung tâm theo concept của công ty Nghị lực sống rồi giao lại cho Công ty quản lý vận hành trung tâm.
Và với hình thức vận hành này, các trung tâm cũng sẽ triển khai nhanh đồng thời cũng đồng bộ và thống nhất việc quản lý từ đó tạo thành chuỗi vận hành theo mô hình của Nghị lực sống xây dựng. Và tất cả những kiến thức về mặt quản trị của doanh nhân cũng sẽ được đưa vào áp dụng để có thể quản lý một cách chuyên nghiệp.
Bên cạnh việc xây dựng trung tâm mới thì theo ông Hải cũng xem xét hỗ trợ các trung tâm đang hoạt động dựa trên tinh thần hợp tác để cùng vì một mục tiêu chung là giúp đỡ cho người khuyết tật.
Khi được hỏi về việc thành lập Nghị lực sống có phải là cách mà các doanh nhân Sao đỏ phụng sự xã hội, ông Hải nói rằng, được sự khởi xướng cũng như vận hành bởi doanh nhân nên Nghị lực sống vận hành với triết lý: “Không phải là một công ty quyên góp tiền trao con cá cho người nhận mà là một công ty tạo ra cần câu, thậm chí tạo ra cả ao cá để làm thế nào đem lại giá trị lan tỏa rộng nhất".
Và các doanh nhân đều không coi việc xin tiền là điểm mạnh mà đó phải là kiếm được lợi nhuận nhiều để có thể dùng lợi nhuận làm được nhiều việc đóng góp cho xã hội và cho đất nước. Vậy nên công ty này không sinh ra chỉ để đi xin tiền mà sinh ra để làm thế nào hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả đem lại nhiều tiền và nhiều lợi nhuận nhất. Và để có được nhiều lợi nhuận đó để đem lại nhiều cần câu cho người khuyết tật và người có hoàn cảnh yếu thế.
Cũng theo đó, công ty được tái cấu trúc thành hai cấu phần hoàn toàn độc lập. Một là trí tuệ và một là sự đồng lòng cũng như tình cảm của các doanh nhân thành công, tập thể có uy tín trong xã hội để làm thế nào tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất có thể. Để từ đó có thể chọn ra được những hình thức như thế nào để có thể xây dựng thành các chuỗi hay các cơ sở mà để đào tạo được nhiều người nhất, tạo công ăn việc làm cho nhiều người nhất.