Doanh nhân Nguyễn Trung Kiên - CEO GK Archi: Từ những năm 2015 - 2016, GK Archi đã chiếm lĩnh thị trường Myanmar
BÀI LIÊN QUAN
Ca sĩ, doanh nhân Hà Anh Tuấn: Từ ông hoàng hút vé của showbiz Việt đến doanh nhân thành đạt, nhận được sự tín nhiệm của “đại gia” Masterise, Trung NguyênDoanh nhân Lưu Ích Khiêm - từ cậu bé nghèo đến ông trùm giàu có nhất nhì bến Thượng Hải: Luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội, nhờ mua cổ phiếu giá rẻ mà trở thành tỷ phúDoanh nhân Cốc Yến - mẹ của "thiên thần trượt tuyết": Sở hữu học vấn cao, là một nhà đầu tư mạo hiểm đầy tài năngCơ duyên đến với lĩnh vực kiến trúc
Có thể thấy, những thành công này được ghi dấu ấn mạnh mẽ từ hai nhà sáng lập Nguyễn Trung Kiên và Giang Lê, họ đều là những Kiến trúc sư có tầm đã lăn lộn nhiều ở trên thương trường nói chung cũng như lĩnh vực kiến trúc nói riêng. Được biết, ông Kiên từng có thời gian làm việc ở Pháp và châu Âu đã có nhiều kinh nghiệm về thiết kế mô phỏng khí động học.
Nói về quá trình đến với lĩnh vực kiến trúc cũng như con đường doanh nha của mình, ông Nguyễn Trung Kiên cho hay: “Tôi tốt nghiệp ngành Kiến trúc ở Pháp và làm việc đến những năm 30 tuổi ở Pháp, châu Âu. Cho đến năm 2009 tôi về Việt Nam, tôi cùng với đồng nghiệp Pháp về Việt Nam du lịch cũng như tìm hiểu về thị trường Việt Nam thời bấy giờ. Trước đó thì tôi cũng chủ yếu làm về thiết kế Kiến trúc ở châu Âu, chuyên về những công trình mang tính sinh thái”.
Doanh nhân Trần Bá Thìn, đồng sáng lập PiHome: Bài toán hóc búa nhất chính là vấn đề nhân sự
Theo doanh nhân Trần Bá Thìn - đồng sáng lập PiHome, điều mà doanh nghiệp tự hào nhất chính là sở hữu đội ngũ nhân sự xịn sò và tâm huyết. Đối với một startup công nghệ, những ngày đầu nguồn vốn vô cùng eo hẹp, việc làm sao để tuyển được người phù hợp là một bài toán vô cùng hóc búa.Doanh nhân Conrad Nicholson Hilton - Người được mệnh danh là "ông trùm khách sạn": Vận dụng cách thức kinh doanh thông minh của người Do Thái biến 30.000 thành hàng triệu USD
Có thể thấy, người Do Thái được biết đến với chỉ số IQ cao ngất, bí quyết thành công của họ chính là chú trọng vào giáo dục con trẻ vận dụng những nguyên tắc kinh doanh vào trong thực tiễn.Cơ duyên là ông và cộng sự lúc đó cũng có một dự án cần làm việc ở Việt Nam. Thị trường của nước ta lúc đó phát triển nhanh nhưng chủ đầu tư Việt Nam lại xù tiền và không uy tín. Đồng nghiệp của ông cũng đã bỏ lại dự án đó. Đáng chú ý là dự án này tạo nên một khái niệm mới, thị trường mới về dự án cao tầng - đây là điều mà ở châu Âu lúc đó không thực sự phát triển và khiến cho ông muốn thử thách mình.
Ông Kiên cùng với đồng nghiệp đã thành lập nên GK Archi Việt Nam vào cuối năm 2009, chỉ sau thời gian 3 tháng khi ông trở về Việt Nam. Ông cũng tiếp tục làm dự án dang dở đó nhưng cuối cùng chủ đầu tư cũng không trả tiền. Thất bại đó nhưng mọi thứ được gây dựng lên lại từ từ. Cũng nhờ những vấp váp ngay từ ban đầu với thị trường thì ông cũng có kinh nghiệm hơn, có bài học và có nền tảng, có công ty rồi từ từ phát triển.
Sau đó khoảng 2 năm thì thị trường ở trong nước bị đứng, việc kinh doanh gặp nhiều bất lợi. Ông đã quyết định sang Myanmar gây dựng thương hiệu về kiến trúc với thương hiệu của một công ty Kiến trúc Việt Nam. Và rất may mắn là ông có quen với con của Tổng thống trong những lần giao lưu về nghề nghiệp, từ đó có mối quan hệ với các chủ đầu tư cũng như các giới chức quân đội.
Và GK Archi Myanmar được thành lập và là các công ty kiến trúc Việt Nam tiên phong có mặt ở Myanmar được đánh giá ngang với công ty kiến trúc Mỹ, Nhật và Singapore. Ông Kiên nói rằng, GK Archi có cơ hội được đấu tay đôi với những doanh nghiệp nước ngoài đó và hầu như lần nào tham gia các cuộc thi kiến trúc thì ông cũng thắng. Cũng từ đó thì ông và cộng sự nhận về nhiều dự án rồi dần dần phát triển mạnh lên. Cho đến khoảng năm 2015 - 2016 thì GK Archi cũng là một trong những công ty đứng đầu Myanmar về tổng diện tích sàn thiết kế.
Lý do lựa chọn phát triển tại Myanmar
Nói về lựa chọn phát triển ở Myanmar, ông Kiên nói rằng hồi đó Myanmar được ví như con rồng bị ngủ quên, viên ngọc cuối cùng của thế giới và nhà nước Myanmar theo chế độ quân chủ, quân đội kiểm soát toàn bộ. Rồi Myanmar mở cửa thoáng về chính trị cho nên nước ngoài nhảy vào đầu tư nhiều. Cũng từ đó nhu cầu văn phòng, khách sạn và chung cư, nhà ở cũng sẽ tăng lên ở mức độ lớn.
Hơn thế, người Myanmar lại có rất nhiều tiền và nhiều đất. Trước đây thì khách sạn ở Myanmar rất ít, giá thuê phòng khách sạn rất cao nên nhu cầu đầu tư về khách sạn cũng phát triển mạnh từ đó. GK Archi cũng có văn phòng ở Singapore và chủ yếu phát triển mảng nội thất cũng như tên tuổi. Cho nên thị trường mang về doanh thu chính cho GK Archi Group trong những ngày đầu là Myanmar chứ không phải là Việt Nam hay là Singapore.
Và một trong những điểm đặc biệt ở Myanmar chính là giá trị chất xám được đánh giá rất cao với những khoản thù lao tương xứng. Cũng có thể gấp đến 3,4 lần so với giá trị chất xám của thị trường Việt Nam lúc bấy giờ và ngay cả thời điểm hiện tại. Thời điểm đó nhân sự của GK Archi Myanmar cũng là các Kiến trúc sư giỏi của Việt Nam và cả những kiến trúc sư quốc tế từ Bắc Mỹ, châu Âu.
Nói đến việc GK đi thi gì cũng đạt giải, ông Kiên tâm sự rằng đầu tiên là rất giỏi và sáng tạo, thông minh, chịu khó cũng như cần cù. Thứ hai đó là sự khởi đầu của GK Archi ở Myanmar cũng rất đúng lúc, khi vào thị trường này từ rất sớm và lúc đó các công ty nước ngoài khác chưa vào. GK Archi Myanmar lúc đó chứng minh được năng lực từ những công trình đầu tiên hợp tác với Yadarnar Myaing cũng đã giúp cho cộng đồng Myanmar đã biết đến tên tuổi của GK và phủ sóng rất mạnh mẽ.
Còn cộng đồng về thiết kế xây dựng dự án ở Yangon, Myanmar rất nhỏ và nhiều công ty xây dựng mới bắt đầu làm nên từ đó GK Archi được nổi tiếng lên. Công ty của ông Kiên cũng tiên phong ở thị trường này nên có nhiều kinh nghiệm. Thứ ba đó là GK Archi thiết lập mối quan hệ ở Myanmar rất tốt, từ quân đội đến chính trị. Mối quan hệ cũng là điều không thể thiếu ở trong lĩnh vực kiến trúc hay rộng hơn đó chính là kinh doanh.
Theo ông Kiên, GK Archi nằm ở phân khúc hơi khác so với các công ty kiến trúc khác bởi các quy mô dự án mà công ty thực hiện. Cho nên đối thủ của GK Archi thật ra không nhiều, đối thủ lớn nhất vẫn là chính mình. Đến lúc này thì GK Archi cũng đã được quyền chọn khách hàng rồi.
Khi kể sâu hơn thì có thể nhắc đến một số công ty lựa chọn phân khúc giống với GK Archi, như các công ty nằm ở trong TOP 10 công ty kiến trúc hàng đầu châu Á ở Việt Nam - đây là một giải thưởng mà GK Archi đã vinh dự nhận được trong 4 năm liền (từ năm 2017 đến năm 2020).
Khi nói về chiến lược cạnh tranh, để có thể phát triển đi lên, biết mình ở mức nào thì cần phải nhìn xung quanh để rồi nhìn xem mình hiện tại như thế nào, học tập và so sánh. Phải nhìn lên và nhìn những công ty hơn mình. Hơn về tuổi đời và kinh nghiệm lâu năm thì cách thức quản lý cũng như vận hành của họ như thế nào thì phải tìm hiểu.
Cạnh tranh về phương án thì cũng tùy vào từng thời điểm. Cũng có lúc mình làm giỏi thì hơn người ta, lúc làm dở thì lại thua người ta, về nghệ thuật thì không thể nào bình luận sâu xa được, chủ yếu là hơn nhau về cách quản lý cũng như vận hàng hay như sale, bên cạnh đó là cạnh tranh về mối quan hệ, xây dựng điều đó như thế nào. Tại Việt Nam thì mối quan hệ vô cùng quan trọng.