Doanh nhân Nguyễn Lê Quốc Tuấn - CEO Sông Hương Foods: Vì “tức” nên quyết tâm “giải oan” cho trái cà
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung CEO Laha Café - doanh nhân Hoàng Việt: Không bao giờ có khái niệm bỏ cuộc nữa!Bước ngoặt trở thành doanh nhân của VĐV bán đồ tự chế: Vị tỷ phú “bất đắc dĩ” chỉ muốn cho đi cả cơ nghiệpDoanh nhân Tim Denning cùng bài học thành công: Giá trị thu về vốn không nằm ở tiền bạc!Mặc dù làm việc hơn chục năm ở CTCP Thế giới di động và lên đến vị trí Giám đốc Ngành hàng phụ kiện, bởi vì gặp một biến cố cuộc đời và bước chân vào con đường ăn chay niệm Phật. Anh Tuấn đã quyết định nghỉ việc và trở về tiếp quản Sông Hương Foods - đây là công ty sản xuất mắm, đồ muối mà dì dượng anh đã gây dựng trong 25 năm qua.
Anh Tuấn vẫn quyết chọn sản phẩm chủ lực đó là cà pháo - đây là món ăn mà anh tâm đắc chỉ Việt Nam mới trồng và lại thích hợp với một ông chủ ăn chay trường. Mặc dù vậy thì trái cà pháo theo quan điểm dân gian thì đó là thứ quả không tốt cho sức khỏe.
Hành trình "quay xe" để trở thành doanh nhân cỡ bự của gã béo Ronaldo
Ronaldo Nazario là một cầu thủ xuất sắc, đồng thời là một người mát tay trong kinh doanh. Anh có lẽ là ngôi sao Brazil hiếm hoi không tiêu pha phung phí sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ. Thay vào đó, huyền thoại này nỗ lực trở thành một doanh nhân cỡ bự, với đế chế kinh doanh đáng ngưỡng mộ.Doanh nhân Masayoshi Son - Chủ tịch tập đoàn SoftBank: Chúng tôi muốn tích lũy nhiều tiền mặt và sẽ cẩn trọng hơn trong những lần đầu tư sắp tới!
Doanh nhân Masayoshi Son đã lạc quan rằng cơn bão sẽ sớm qua đi và SoftBank sẽ lại có thể vực dậy một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ.Chàng trai quyết tâm giải oan cho trái cà pháo
Nói về việc chuyển hướng sang cà pháo, anh Tuấn cho biết, quy trình làm mắm tôm, mắm cá cơm và nhìn thấy những con cá đang sống yên lành và chỉ sau một phút thôi đã chết vài chục ngàn con nên anh không ăn không ngủ được trong 1 tháng trời. Lúc đó dì anh mới nói rằng: "Con đi tu đương nhiên là tốt. Nhưng công ty mắm này đã 25 năm tuổi, còn con mới ăn chay mấy năm. Chẳng lẽ dẹp công ty đi? Mà nếu mình không làm mắm thì người khác cũng vẫn làm".
Anh bị thuyết phục nhưng đến mùng 1 và ngày rằm là toàn công ty ăn chay để cầu nguyện cho những con mắm được bình an. Đó cũng chính là lý do mà anh quyết định lựa chọn một sản phẩm không sát sinh để có thể phát triển quyết liệt dù cho đó không phải là thế mạnh. Khi đó công ty nhà anh có 4 món từ thực vật đó là cà, kiệu, dưa món, kim chi, sau này tôi mới làm thêm ớt xay.
Trong đó thì món cà là món ăn rất ngon mà nó cũng là loại quả gần như duy nhất Việt Nam trồng được và bán quanh năm, Anh Tuấn chọn cà để phát triển và đầu tư rất tâm huyết. Đúng vào đợt dịch bệnh COVID-19 xảy ra, doanh số cà đã tăng vọt từ 4 - 5 đồng lên 30 tỷ đồng và tốc độ là tính bằng lần.
Thực tế thì không riêng gì cà pháo mà ở trong mùa dịch, những món ăn đóng hộp được ưa chuộng bởi vì nó rất thuận tiện để khách hàng có thể mua về tích trữ. Và cà Sông Hương Foods lại ngon, kích thích vị giác và chi phí hợp lỹ.
Nói về quan điểm cà không tốt cho sức khỏe, anh Tuấn nói rằng, dân gian vẫn truyền nhau rằng "một quả cà bằng 3 chén thuốc", nghĩa là nếu như ăn cà pháo sẽ bị khớp, bị nhức xương và bị bệnh nọ bệnh kia. Nếu như tìm kiếm ở trên google thì sẽ thấy hàng loạt thông tin như thế. Vậy nên, khi quyết định phát triển cà pháo thành sản phẩm chủ lực thì anh đã tìm gặp một chuyên gia ẩm thực nổi tiếng để xin tư vấn, anh ấy nhất quyết không đồng ý làm cùng với Sông Hương Foods bởi quan điểm như trên.
Anh nghĩ rằng: “Trời, hàng loạt thông tin tiêu cực như thế thì mình làm gì nổi". Vào lúc bế tắc nhất thì anh được giới thiệu gặp Phó trưởng khoa Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM - PGS.TS Trịnh Khánh Sơn người chuyên nghiên cứu về những sản phẩm lên men.
Lúc này, PGS.TS Trịnh Khánh Sơn nói rằng người tiêu dùng chỉ đi theo kinh nghiệm và họ thấy không tốt thì họ đồn nhưng họ lại quên mất rằng cà pháo sống khác với cà pháo chín. Theo như nghiên cứu thì trong cà pháo có một chất gọi là chất kháng dinh dưỡng. Nếu như ăn cà pháo sống hoặc cà muối chưa tới thì nó sẽ làm cản trở chất dinh dưỡng và làm mỏi cơ. Nhưng đối với cà pháo của Sông Hương Foods là cà đã được lên men trong 21 ngày và nó không phải là cà ngâm giám, nó tốt cho sức khỏe của con người.
Để chứng minh điều này, anh Tuấn cho hay bản thân đã làm một công trình nghiên cứu và được cấp giấy chứng nhận về sự khác biệt trong chất dinh dưỡng của cà pháo sống và cà pháo đã được lên men. Sau đó thì anh đã kết hợp với Hội tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao làm một buổi tọa đàm và công bố nghiên cứu.
Mặc dù rất tốn kém nhưng vì “tức” nên anh đành chấp nhận bởi anh không tin là cà lên men không tốt cho sức khỏe.
Anh cũng đem bản thân của mình ra thử nghiệm bằng việc ăn cà không ngừng nghỉ trong 60 ngày liên tiếp rồi sau đó là đi khám sức khỏe. làm xét nghiệm máu chi tiết xem có tăng lượng đường hay không, xương có bị loãng không. Và trong buổi tọa đàm, anh đã công bố cả tờ xét nghiệm đó để có thể chứng minh bản thân ăn nhiều cà nhưng sức khỏe vẫn rất tốt.
Với anh Tuấn, làm thực phẩm mà tìm ra cái gì tốt cho sức khỏe thì mình tự tin làm. Anh cũng kiên trì như thế sau 1 năm, 2 năm và thậm chí là 3 năm đến khi mà 60% người được hỏi là tôi tin ăn cà không bị sao hết.
Anh Tuấn bộc bạch, bản thân luôn mơ ước trái cà có thể trở thành biểu tượng cho ẩm thực Việt Nam. Một khi đã thay đổi được nhận thức của người dân về trái cà thì anh đã cố gắng thuyết phục Bộ Công thương, Chính phủ Việt Nam công nhận trái cà là sản phẩm quốc dân để có thể mang lại niềm tự hào cho người Việt cũng như dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn. Anh Tuấn nhấn mạnh: “Nhưng đây mới chỉ là mơ ước thôi”.
Hướng đi cho Sông Hương của anh Nguyễn Lê Quốc Tuấn
Anh Tuấn tâm sự, Sông Hương Foods đã được 25 năm tuổi nhưng trước đây dì dượng không quan tâm đến thương hiệu mà gia công cho công ty khác, bán cho một số siêu thị hoặc là khách hàng xách tay mang đi. Và mức thu nhập vài tỷ/năm đối với quy mô công ty gia đình như thế là hào lòng.
Cho đến năm 2019, khi tiếp quản thì anh đã bắt đầu làm thương hiệu và quyết tâm xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như Mỹ, Nhật, Đài Loan. Và khi sản phẩm mang thương hiệu Sông Hương Foods được các thị trường khó tính nhất công nhận thì anh phải đưa công ty thành số 1 Việt Nam về món cà pháo. Vậy nên anh đã đặt mục tiêu là những sản phẩm của Sông Hương Foods phải phủ khắp các hệ thống siêu thị lớn nhất ở Việt Nam.
Cụ thể, anh cùng với công ty đã nỗ lực trong 3 năm liên tiếp từ 2019 - 2021 làm sao để có thể trở thành số 1 ở cả ba chuỗi lớn ở Winmart, Bách hóa xanh, Coopmart. Anh Tuấn chia sẻ: “Theo số liệu tôi nắm được thì hiện nay, thị phần cà pháo của Sông Hương Foods trong WinMart là 80%, trong Coopmart ít nhất cũng hơn 50%, còn trong Bách Hóa Xanh thì 100%”.
Đến thời điểm hiện tại, 95% doanh thu của Sông Hương Foods là từ thị trường nội địa. Anh cũng kỳ vọng rằng sang năm doanh thu xuất khẩu tối thiểu cũng sẽ góp 30% và trong 5 năm sẽ tăng lên ít nhất 50%.
Nói về kế hoạch trong tương lai về việc phát triển cà pháo, anh Tuấn cho biết sẽ chia cà ra làm 3 phân khúc đó là cao cấp, trung cấp và bình dân. Anh cũng dự định sẽ phát triển thêm cả mảng cà organic (cà hữu cơ) để bán trong phân khúc cao cấp.
Cà pháo của Sông Hương Foods là cà được trồng ở Tây Ninh, Củ Chi. Anh đã thử trồng rất nhiều vùng trong miền Nam nhưng chỉ có trái cà ở Tây Ninh Củ Chi là ngon nhất. Và một khi mọi người công nhận cà lên men là tốt cho sức khỏe thì anh sẽ phát triển thêm mảng cà organic này.