meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Nguyễn Đức Vinh: Vị banker triệu đô, nhà kỹ trị tiên phong của VPBank

Thứ tư, 20/04/2022-15:04
Thời điểm hiện tại, nhiều người quen với việc nhìn CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh thành danh trong lĩnh vực ngân hàng. Thế nhưng thực tế, ông đi lên và khởi nghiệp từ lĩnh vực hàng không.

Tháng 7/2012, ông Nguyễn Đức Vinh chính thức trở thành Tổng Giám đốc VPBank. Sau khi “chiêu mộ” được ông Vinh, ngân hàng VPBank càng như “hổ mọc thêm cánh”, phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật như ngày hôm nay.

Trong buổi lễ nhậm chức của Tân CEO, Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng từng khẳng định: “Chúng tôi tin và hy vọng ông Vinh sẽ vững vàng chèo lái, dẫn dắt VPBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu tham vọng của chiến lược phát triển VPBank đến hết năm 2015”. Quả thật, cặp bài trùng Ngô Chí Dũng – Nguyễn Đức Vinh đã phối hợp ăn ý, thổi một làn gió mới cho ngân hàng VPBank.

CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh là ai?

Ông Nguyễn Đức Vinh sinh năm 1958 tại Hưng Yên. CEO VPBank có trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, từng du học ở Pháp và Mỹ. Điều đặc biệt ở chỗ, mãi đến tuổi tứ tuần ông Vinh mới “rẽ lối” sang ngân hàng bởi trước đó, ông từng có một thời gian dài công tác trong lĩnh vực hàng không. 


CEO VPBank có trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, từng du học ở Pháp và Mỹ
CEO VPBank có trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, từng du học ở Pháp và Mỹ

Quá trình công tác của ông Nguyễn Đức Vinh:

Từ 1982 – 1984: Đơn vị D153 – F356, D200 – F326 Quân khu 2.

Từ 1984 – 1989: Cán bộ Vụ quan hệ quốc tế Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.

Năm 1989: Cán bộ Phòng Kinh tế đối ngoại tại tổng công ty Hàng không Việt Nam. 

Năm 1991: Phó ban kiêm Trưởng phòng thị trường Ban vận tải.

Từ 1993 – 1996: Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines.

Từ 1998 – 1999: Sau 2 năm học cao học ở Pháp và Mỹ, ông Vinh trở về Việt Nam và đảm nhiệm chức vụ Trợ lý cao cấp của Tổng giám đốc Tổng công ty hàng không Việt Nam.

Năm 1999: Chuyển hướng sang lĩnh vực ngân hàng, đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc Techcombank.

Năm 2000: Tổng giám đốc ngân hàng Techcombank.

Từ tháng 7/2012 đến nay: Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank).

Với những gì đã cống hiến, công tác và làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, ông Vinh đã được trao tặng nhiều danh hiệu và đạt các thành tích ấn tượng, trong đó bao gồm: Doanh nhân nổi bật tại Việt Nam (2011), Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, ông được bộ Tài chính lựa chọn là người đứng đầu đoàn trong cuộc đàm phán với Tập đoàn Temasek (Singapore) về thương vụ đầu tư hãng hàng không Pacific Airline năm 2005.

Từ ngành hàng không "rẽ lối" sang ngân hàng với mức lương triệu đô

Trước khi rẽ lối sang ngân hàng, ông Vinh từng có khoảng 10 năm làm việc tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Đến năm 1999, ông mới bắt đầu “nghiệp bank” với vai trò Phó tổng giám đốc Techcombank và được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc vào 1 năm sau đó. Như vậy, ông Vinh đã có 12 năm gắn bó với ngân hàng này.

Theo một nhà báo kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tiết lộ, giai đoạn những năm 2008-2012, ông Vinh được cho là một trong 3 CEO ngân hàng “giá trị” nhất Việt Nam. Cụ thể, ông được cho là người có mức lương cao nhất trong giới lãnh đạo Việt Nam với khoảng 1 triệu USD mỗi năm khi còn làm CEO Techcombank, tương đương hơn 1,6 tỷ đồng/tháng.


Theo một nhà báo kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tiết lộ, giai đoạn những năm 2008-2012, ông Vinh được cho là một trong 3 CEO ngân hàng “giá trị” nhất Việt Nam
Theo một nhà báo kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tiết lộ, giai đoạn những năm 2008-2012, ông Vinh được cho là một trong 3 CEO ngân hàng “giá trị” nhất Việt Nam

Nguyễn Đức Vinh một lần nữa trở thành cái tên hot khi quyết định rời Techcombank vào năm 2011. Sau đó, vị trí Tổng Giám đốc được đảm nhiệm bởi một nhân sự ngoại quốc. Chỉ trong 5 năm sau đó, “nhà băng đỏ” đã qua “4 đời” đảm nhiệm vị trí tổng hoặc quyền tổng giám đốc, trong đó có 2 nhân sự ngoại và 2 nhân sự nội.

Nhà kỹ trị tiên phong

Có thể nói, sự nghiệp của ông Nguyễn Đức Vinh thể hiện rõ tính tiên phong. Dù công tác trong ngành hàng không chục năm, nhưng phải đến khi chuyển hướng sang Techcombank, dấu ấn của ông mới hiện rõ. 

Cụ thể, năm 2001 ông Vinh đã khiến giới ngân hàng “sốc nặng” khi quyết định chi gần 20 tỷ đồng để triển khai hệ thống Core Banking của Globus Temenos (Thụy Sĩ) thay vì phần mềm Silverlake của Malaysia với giá rẻ hơn mà nhiều ngân hàng lựa chọn. Số tiền này tương đương với ⅕ vốn điều lệ của Techcombank tại thời điểm đó. 

Nhờ quyết định táo bạo này, Techcombank đã tạo ra sự khác biệt khi là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet Banking, cho phép thanh toán bằng tin nhắn trên điện thoại di động và là ngân hàng hiếm hoi cho phép kết nối tài khoản tiền gửi vào tài khoản ATM ngay lập tức khi phát hành thẻ ATM… “Nhà băng đỏ” cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhưng các hoạt động vẫn được kiểm soát tốt. 

Đặc biệt, ông Vinh còn thể hiện dấu ấn rõ rệt trong thương vụ “bắt tay” HSBC, giúp Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên mở và lấp đầy room ngoại 20%. Thành công lớn nhất của Techcombank trong thương vụ này chính là thuyết phục được HSBC trả mức giá rất cao cho mỗi cổ phần của mình. Thậm chí, mức giá này cao đến mức khi HSBC thoái toàn bộ vốn năm 2017, giới phân tích cho rằng HSBC có thể bị lỗ nặng. 


Dù công tác trong ngành hàng không chục năm, nhưng phải đến khi chuyển hướng sang Techcombank, dấu ấn của ông mới hiện rõ
Dù công tác trong ngành hàng không chục năm, nhưng phải đến khi chuyển hướng sang Techcombank, dấu ấn của ông mới hiện rõ

Nhờ nguồn vốn dồi dào, Techcombank đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong những năm sau đó. Năm 2005, năm đầu tiên HSBC bước chân vào Techcombank, dư nợ tín dụng của ngân hàng là 5.293 tỷ đồng. Chỉ một năm sau đó, con số này tăng lên 8.696 tỷ đồng và đạt mức 19.841 tỷ đồng vào năm 2007.

Năm 2008, dư nợ tín dụng nâng lên 26.019 tỷ đồng, năm 2009 là 41.580 tỷ đồng và năm 2010 là 41.580 tỷ đồng. Chỉ sau 5 năm, dư nợ tín dụng của ngân hàng đã tăng gần 10 lần, giúp Techcombank trở thành một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. 

Những con số ấn tượng của VPBank dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Đức Vinh

Sau khi rời khỏi Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục mang tính tiên phong trong những sách lược của mình sang ngân hàng VPBank. Chỉ sau 3 tháng nhậm chức CEO, tháng 10/2012 ông Vinh quyết định thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp SME trên cơ sở tách từ Khối Khách hàng Cá nhân và SME. Chỉ sau 3 tháng, khối này đã tiếp nhận thành công hơn 22.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời hoàn thành xây dựng 5 Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp SME. Đây chính là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của VPBank. 

Năm 2013, mảng kinh doanh SME đạt tăng trưởng tín dụng 40% còn tăng trưởng huy động là 72%. Đến năm 2014, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức 25%, huy động tăng tới 58%. Năm 2015, tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt ở mức cao 30% và 54%. Đến năm 2016 và 2017, tăng trưởng tín dụng mảng SME của VPBank đạt 30% và 20%.

Ông Nguyễn Đức Vinh còn chủ trương đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng. Tiền thân của mảng này chính là Khối Tín dụng tiêu dùng được thành lập cuối năm 2010, sản phẩm của mảng này là vay mua xe máy trả góp. Thời điểm ông Vinh về với VPBank, ngân hàng này đang trong giai đoạn đầu khai phá thị trường. Đến giữa năm 2014, ngân hàng VPBank chính thức mua lại Công ty Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam. Khi đó, công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, được đổi tên thành Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB FC).

Ngay khi có được giấy phép, ông Vinh quyết định tách hoạt động tín dụng tiêu dùng khỏi ngân hàng và đưa về VPB FC, hoạt động độc lập với thương hiệu FE Credit. Kết thúc năm 2014, FE Credit đang đạt mức tăng trưởng trung bình 40.000 khoản vay tiền mặt mới mỗi tháng. Khi đó, trên 60% tổng dư nợ của FE Credit là vay tiền mặt.


Sau khi rời khỏi Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục mang tính tiên phong trong những sách lược của mình sang ngân hàng VPBank
Sau khi rời khỏi Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục mang tính tiên phong trong những sách lược của mình sang ngân hàng VPBank

Điều đáng nói, công ty còn duy trì vị trí dẫn đầu trong phân khúc cho vay ở điểm bán hàng (POS) với sản phẩm xe mô tô cùng 40% thị phần, nắm 30% thị phần phân khúc cho vay mua hàng tiêu dùng dù mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường được hơn 1 năm. Đến năm 2015, FE Credit gia tăng số lượng các điểm bán hàng để mở rộng mạng lưới phân phối, từ 4.100 lên gần 5.500 điểm và tiếp cận được hơn 1,1 triệu khách hàng mới. Bên cạnh đó, từ mức 3.634 tỷ đồng hồi đầu năm, dư nợ tín dụng cũng đã tăng vọt lên mức 20.207 tỷ đồng.

FE Credit tiếp tục thể hiện mức tăng trưởng vượt bậc vào năm 2016 khi có thêm 2,7 triệu tài khoản mới, 7.900 điểm bán hàng, phát hành được 125.000 thẻ tín dụng; dư nợ tín dụng lên 32.104 tỷ đồng, đạt mức tăng 60%.

Đầu tháng 02/2020, Brand Finance – tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã công bố danh sách bình chọn 500 thương hiệu ngân hàng, VPBank đã tăng 81 bậc so với năm trước, vượt lên vị trí thứ 280 trong bảng xếp hạng, đồng thời trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới.

Cuối 2020, tổng tài sản của ngân hàng VPBank đạt hơn 419.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11,1% so với năm trước, tăng hơn 7 lần so với năm 2010. Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước và gấp hơn 11 lần so với năm 2010. Nợ xấu được kiểm soát tốt duy trì ở mức dưới 3%, đạt 2,9% tại cuối năm 2020, lần đầu tiên nợ xấu tại ngân hàng riêng lẻ xuống dưới 2%.

Năm 2021, hoạt động kinh doanh của FE Credit bị ảnh hưởng ít nhiều bởi dịch bệnh Covid-19. Bù lại, ngân hàng mẹ VPBank lại ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ. Ngân hàng riêng lẻ ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 38.000 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm cũ. Hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công ty con đã đóng góp 24.000 tỷ đồng lợi nhuận. Chỉ tính riêng thương vụ chuyển nhượng vốn tại FE Credit - thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam - đã là 20.352 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng mẹ là gần 14.011 tỷ đồng, tăng 50,6% so với năm trước.

Ngân hàng VPBank hiện vẫn nằm trong top các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam. Nhờ những nỗ lực ứng biến và thích nghi với những bất ổn của thị trường trong dịch bệnh đã giúp ngân hàng mạnh mẽ vượt qua khoảng thời gian được cho là khó khăn nhất trong hơn 10 năm qua. Không chỉ duy trì tăng trưởng lợi nhuận, VPBank còn kiểm soát chặt chẽ rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản tạo ra một bệ phóng cho sự bứt phá trong năm 2022.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

1 ngày trước

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

1 ngày trước

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

1 ngày trước

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

1 ngày trước

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

1 ngày trước