meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Lê Việt Cường - Founder của Vụn ART: Người thắp sáng ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

Thứ ba, 29/11/2022-16:11
Với quan niệm “người khuyết tật nhưng sản phẩm không được khuyết tật”, anh Lê Việt Cường đã sáng lập nên hợp tác xã mang tên Vụn Art. Đây là một xưởng sản xuất đồ thủ công thông qua những mảnh vụn của làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), tạo việc làm cho nhiều phụ nữ khuyết tật.

Trước đó, anh Lê Việt Cường từng chia sẻ trong một chương trình rằng: “Một miếng vải vụn bỏ đi nếu như biết sử dụng nó sẽ tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Một người khuyết tật cũng vậy, nếu đặt họ đúng chỗ sẽ tạo nên giá trị cho cuộc sống này”. Bên trong một căn xưởng nhỏ cách không xa cổng Trung tâm Bảo tồn lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), một cậu bé khuyết tật tự kỷ, tăng động tên Tuệ đã có khoảng gần 1 năm học nghề tại Vụn Art. Tuệ từng bước gấp dán bản giấy kraft nâu trở thành một chiếc túi giấy nhỏ. Đây là một trong số những công đoạn sản xuất để đưa sản phẩm Vụn Art đến tay người dùng. 

Khâu này giúp giảm chi phí mua ngoài, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường và đủ đơn giản để những lao động mới được đào tạo dễ dàng thực hiện. Vụn Art là một hợp tác xã vô cùng đặc biệt, nơi tạo ra việc làm cho những người khuyết tật. Mô hình kinh doanh tạo ra tác động xã hội này ngày càng được các tổ chức, hiệp hội và khách hàng công nhận, không chỉ nhờ ý nghĩa xã hội mà còn là chất lượng sản phẩm mà họ đã tạo nên. 


Thời điểm hiện tại, Vụn Art đã và đang tạo việc làm cho gần 30 lao động gồm nhiều dạng khuyết tật khác nhau, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh cũng chủ yếu được quay vòng để dành cho việc đào tạo
Thời điểm hiện tại, Vụn Art đã và đang tạo việc làm cho gần 30 lao động gồm nhiều dạng khuyết tật khác nhau, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh cũng chủ yếu được quay vòng để dành cho việc đào tạo

Người đàn ông khuyết tật dùng vải vụn để thay đổi cuộc đời

Anh Lê Việt Cường được biết đến là một trong số 3 người sáng lập nên Vụn Art và là một người khuyết tật vận động. Năm 1 tuổi, căn bệnh do dịch sốt bại liệt đã khiến anh trở thành một người khuyết tật.  

Sau khi tốt nghiệp ngành toán - tin, trải qua một thời gian không tìm được việc làm anh Cường đã được nhận vào làm việc trong Viện Châm cứu Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Tài Thu trong 14 năm, mãi cho đến khi vị giáo sư này nghỉ hưu. Một thời gian sau, cơ duyên bất ngờ đến đã khiến người đàn ông này quyết định thành lập Hợp tác xã Vụn Art năm 2018 với triết lý: “Chúng tôi là người khuyết tật nhưng sản phẩm không được khuyết tật”.

Tính đến nay, Vụn Art đã hoạt động được 5 năm nhưng có đến 3 năm đầu anh Cường dành thời gian để dạy nghề. Không có quá nhiều cơ sở nhận những người lao động khuyết tật chưa qua đào tạo như Vụn Art, bởi việc đào tạo sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như sự kiên trì, không thể tính bằng tháng mà phải tính bằng năm. Chưa kể, việc đầu tư cho người khuyết tật còn nhiều rủi ro bởi tính cam kết ở lại của những người này là khá thấp. 

Thời điểm hiện tại, Vụn Art đã và đang tạo việc làm cho gần 30 lao động gồm nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Đồng thời, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh cũng chủ yếu được quay vòng để dành cho việc đào tạo. Bên cạnh đó, giai đoạn đầu của hợp tác xã này còn là khoảng thời gian để tìm kiếm sản phẩm đầu ra phù hợp với trình độ với người khuyết tật và nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020, cuối cùng Vụn Art đã tìm được câu trả lời cho bài toán này. 


Ở tuổi lên 5, Vụn Art vẫn đang trong quá trình lần tìm con đường đi và con đường phát triển cho mình, làm sao để có thể tìm được sản phẩm và mô hình tối ưu với sự hỗ trợ của cộng đồng
Ở tuổi lên 5, Vụn Art vẫn đang trong quá trình lần tìm con đường đi và con đường phát triển cho mình, làm sao để có thể tìm được sản phẩm và mô hình tối ưu với sự hỗ trợ của cộng đồng

Khi bước sang năm 2021, đại dịch bùng phát mạnh tại Việt Nam khiến cho Vụn Art trong một thời gian dài gần như không có doanh thu. Biến cố bất ngờ và khó lường này đã ảnh hưởng tới hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt với những tổ chức không có sẵn dự phòng tài chính như Vụn Art lại càng chịu tác động nặng nề hơn. 

Được biết, đầu ra của Vụn Art đi theo kênh phân phối cho những khách hàng doanh nghiệp (B2B) và kênh bán cho khách hàng cá nhân (B2C). Trong thời điểm dịch bệnh, khi không còn phương án nào khác trong khi kênh B2B lại đặc biệt trầm lắng, Vụn Art đã phải thử nghiệm việc bán hàng trên sàn thương mại điện từ Amazon và Tiki cùng với các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, hợp tác xã cũng áp dụng những chiến lược mới, bao gồm tập trung cá nhân hóa sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng, tự tiến hành vận chuyển hàng để không bị phụ thuộc vào việc giãn cách xã hội. 

Thế nhưng, không phải thử nghiệm nào cũng sẽ thành công. Theo nhà sáng lập của Vụn Art, việc thuê kho hàng tại Amazon không hề mang lại hiệu quả. Thất bại này đã trở thành bài học quý giá của Vụn Art trong việc xác lập kênh phân phối. Nguyên nhân bởi, thời gian thực hiện hành vi mua hàng cần phải đủ dài để người mua có thể hiểu được sản phẩm cũng như câu chuyện riêng của Vụn Art. 

Ở tuổi lên 5, Vụn Art vẫn đang trong quá trình lần tìm con đường đi và con đường phát triển cho mình, làm sao để có thể tìm được sản phẩm và mô hình tối ưu với sự hỗ trợ của cộng đồng. Thời điểm hiện tại, hợp tác xã vẫn đang vừa làm vừa điều chỉnh, mày mò cũng như thử nghiệm. Dẫu có thất bại cũng không khiến Vụn Art nản lòng hay chùn bước. 

Mỗi người khuyết tật là một “mảnh vụn” hoàn hảo và không lẻ loi

Khi chia sẻ về cái tên Vụn Art, anh Cường cho biết, mỗi người khuyết tật giống như một mảnh vải vụn nhỏ nhoi. Trong đó, sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng là chất keo kết dính để người khuyết tật có thể ghép lại thành mảng lớn hơn. “Khi không còn là miếng vải vụn bé nhỏ nữa, chúng ta sẽ ghép thành miếng vải lớn, trên miếng vải đó sẽ vẽ được giấc mơ của mình”, anh Lê Việt Cường cho hay.

Trong khi đó, chữ Art có nghĩa là nghệ thuật, mong muốn có thể đưa những yếu tố sáng tạo vào những sản phẩm có thể sử dụng được hàng ngày. Hiện tại, con đường mà Vụn Art đang đi chính là tìm kiếm sản phẩm phù hợp với người khuyết tật, để họ không cần lao động quá nặng nhọc nhưng vẫn tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật và tạo ra được sự khác biệt. 


Không chỉ tìm được sản phẩm đầu ra phù hợp, điều mà Vụn Art cần làm là phân công và tổ chức bộ máy, sao cho từng lao động khuyết tật có thể đảm nhận những công đoạn phù hợp với khả năng phù hợp
Không chỉ tìm được sản phẩm đầu ra phù hợp, điều mà Vụn Art cần làm là phân công và tổ chức bộ máy, sao cho từng lao động khuyết tật có thể đảm nhận những công đoạn phù hợp với khả năng phù hợp

Thời điểm mới thành lập, hợp tác xã này làm tranh lụa nhờ việc tận dụng những nguyên liệu thừa, cũng chính là những mảnh vụn còn lại sau quá trình sản xuất tại làng lụa Vạn Phúc. Vụn Art cũng chọn ghép tranh dân gian bằng lụa theo như nguyên mẫu. Tuy nhiên trong những ngày đầu tay nghề vẫn chưa hoàn thiện nên đầu ra sản phẩm rất thấp. Hiện nay, hợp tác xã đã đưa lụa lên áo dài, áo phông và túi tote… Sau 3 lần thử và sai lầm, Vụn Art mới có thể tìm ra loại chất keo giúp sản phẩm giặt được bình thường giống như những sản phẩm in.

Tự hào về những sản phẩm của Vụn Art, anh Cường cho biết: “Ngoài Vụn Art, chưa có đơn vị nào tại Việt Nam lại đưa vải vụn lên sản phẩm. Cái khác biệt lớn nhất của các sản phẩm Vụn Art hiện nay là sản phẩm sử dụng chất liệu lụa, nhưng lại có thể giặt được bình thường và không bị bong tróc hay phai màu. Yếu tố khác biệt thứ hai là sự sáng tạo của người khuyết tật, ứng sau đó là sự cố vấn của các hoạ sĩ, người làm truyền thông, marketing hoạch định và tìm hướng phát triển sản phẩm. Sự khác biệt và sáng tạo đã giúp cho Vụn Art sống được”.

Anh Cường cũng cảm thấy vô cùng tự hào khi nhận được hàng loạt sự giúp đỡ từ những tình nguyện viên là những chuyên gia hàng đầu dạy nghề miễn phí cũng như tư vấn về phát triển sản phẩm cũng như truyền thông giúp Vụn Art hoàn thiện được bức tranh lớn của mình.  

Không chỉ tìm được sản phẩm đầu ra phù hợp, điều mà Vụn Art cần làm là phân công và tổ chức bộ máy, sao cho từng lao động khuyết tật có thể đảm nhận những công đoạn phù hợp với khả năng phù hợp. Đặc biệt, trong những giai đoạn cần chạy gấp đơn hàng ở trong khoảng thời gian ngắn thì cần phân ra cụ thể, chi tiết của các công đoạn có thể giao việc cho từng người. Thậm chí, dù là việc làm các bao bì kraft cũng là công đoạn đã được Vụn Art tính toán, ưu tiên dành để dạy nghề cho người lao động. Tại Vụn Art, lao động khuyết tật sẽ không còn lẻ loi, họ sẽ được đặt vào đúng khâu và đúng công đoạn để đóng góp vào giá trị gia tăng sản phẩm chung trước khi đến tận tay người tiêu dùng.

Thay đổi cái nhìn về người khuyết tật

Khi chia sẻ về những lần tìm kiếm đơn hàng cho Vụn Art, anh Lê Việt Cường cũng thừa nhận, kênh B2B đã phải tiếp cận đến 10 doanh nghiệp may ra mới có được một đơn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không tin tưởng những sản phẩm mà người khuyết tật làm. Nếu như chỉ nhìn vào giá nhưng không quan tâm đến việc chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng thì rất khó thuyết phục các tổ chức đặt mua. Anh Cường cho biết, một nguyên tắc mà Vụn Art luôn luôn tuân thủ kể từ khi thành lập cho đến nay đó là không nhận tiền hỗ trợ, trừ tiền hỗ trợ đào tạo nghề. Đồng thời, Vụn Art cũng khuyến khích nhiều đối tác mua sản phẩm. Theo anh Cường, việc nhận tiền tài trợ sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại từ chính những người khuyết tật. Thay vì ngồi chờ đợi, điều quan trọng hơn cả chính là khuyến khích người khuyết tật tạo ra giá trị.


Trong kinh doanh, quan điểm của người đứng đầu Vụn Art là không có khía cạnh từ thiện, đồng thời không lấy việc người khuyết tật để nhận tài trợ hay kêu gọi tài trợ
Trong kinh doanh, quan điểm của người đứng đầu Vụn Art là không có khía cạnh từ thiện, đồng thời không lấy việc người khuyết tật để nhận tài trợ hay kêu gọi tài trợ

Trong kinh doanh, quan điểm của người đứng đầu Vụn Art là không có khía cạnh từ thiện, đồng thời không lấy việc người khuyết tật để nhận tài trợ hay kêu gọi tài trợ. Điều mà Vụn Art mong muốn là mang đến những công ăn việc làm ổn định cho người khuyết tật, đồng thời đặt ra doanh số, giúp người khuyết tật kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trước.  

Đồng thời, nhà sáng lập Vụn Art có một quan điểm được xác định ngay từ đầu là sản phẩm không được phép khuyết tật. Đồng thời, người khuyết tật cũng cần phải thay đổi cách nghĩ và cách làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; giúp khách hàng có cách nhìn khác về sản phẩm được tạo ra bởi người khuyết tật. Mong muốn lớn nhất của nhà sáng lập Vụn Art là có thể chuyển đổi từ mô hình dựa trên sự hỗ trợ của cộng đồng và chính quyền trở thành một mô hình có thể tự sống được.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước