meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Malcolm Glazer - hành trình từ thợ sửa đồng hồ đến “ông chủ” của MU: Kiếm bộn tiền từ CLB bóng đá

Thứ năm, 24/11/2022-05:11
Dù là chủ nhân của một đội bóng lớn, tuy nhiên theo Carl Bradley - một người phục vụ lâu năm của Malcolm Glazer - cho biết, ông chưa bao giờ nhìn thấy ông chủ của mình đọc một tờ báo thể thao nào. Thậm chí, trước khi qua đời vào năm 2014, vị doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái này còn chưa một lần đặt chân đến sân Old Trafford dù từng phải chiến đấu dữ dội để có thể giành quyền sở hữu đội “Quỷ đỏ”.

Từng bước gây dựng cơ ngơi khổng lồ

Malcolm Glazer có tên đầy đủ là Malcolm Irving Glazer. Ông sinh ra tại Rochester, New York (Mỹ) trong một gia đình Do Thái di cư từ Lithuania sang. Malcolm Glazer là con thứ 5 trong gia đình có tất cả 7 anh chị em. Kể từ khi 8 tuổi, cậu bé Malcolm Glazer đã làm việc trong công ty kinh doanh linh kiện đồng hồ của cha mình. Bên cạnh việc phụ trách làm những công việc lặt vặt cho cha, cậu còn chịu khó kiếm thêm thu nhập thông qua việc bán đồ cơ khí cùng với các linh kiện đồng hồ được đựng trong một chiếc hộp carton.

Khoảng thời gian đó, Malcolm Glazer cũng không quá để ý đến công việc kinh doanh của cha mình. Cho đến năm 1943, biến cố lớn bất ngờ ập đến, cha ông bất ngờ qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác và chỉ để lại vỏn vẹn 300 USD cho cả gia đình. Vốn là con trai lớn trong gia đình, Malcolm Glazer khi đó mới 15 tuổi đã không còn cách nào khác là bước chân vào thế giới kinh doanh, trở thành trụ cột của gia đình - chỉ sau 2 tuần sau đám tang của cha mình.


Có thể dễ dàng thấy được, khối tài sản khổng lồ của Malcolm Glazer hầu hết có được là nhờ các thương vụ đầu tư, thâu tóm các công ty khác
Có thể dễ dàng thấy được, khối tài sản khổng lồ của Malcolm Glazer hầu hết có được là nhờ các thương vụ đầu tư, thâu tóm các công ty khác

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Malcolm Glazer từng chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn đó: “Cái chết của cha chính là bi kịch lớn nhất trong cuộc đời của tôi, thế nhưng nó cũng giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều”.

Sau đó, Malcolm Glazer từng có khoảng thời gian theo học tại trường Đại học Sampson ở Romulus, New York. Tuy nhiên, do kết quả không được như kỳ vọng nên chỉ sau 6 tuần, người đàn ông này đã quyết định bỏ học để tập trung vào việc kinh doanh đồ trang sức và sửa chữa đồng hồ.

Theo New York Times, từ rất sớm Malcolm Glazer đã có hứng thú với việc đầu tư các trung tâm thương mại, nhà ăn, nhà điều dưỡng, dịch vụ cung cấp cũng như đóng gói thực phẩm; thậm chí là cả ngân hàng và khí gas. Vì thế, không lâu sau đó, ông đã trở thành CEO của công ty đầu tư thuộc về gia đình Glazer có tên là First Allied Corporation.

Đến năm 1963, Malcolm Glazer đã mua lại Ngân hàng Thương mại quốc gia (Savannah, New York). Đến năm 1973, ông tiếp tục chi tiền để sở hữu West Hill Convalescent, đây chính là nhà điều dưỡng đầu tiên trong số 5 nhà mà ông đang sở hữu. Vào năm 1975, người đàn ông này tiếp tục bỏ ra 20 triệu USD để thâu tóm 3 doanh nghiệp truyền hình. Đến năm 1990, ông đã bán lại 1 trong số 3 doanh nghiệp này và thu về 66 triệu USD. 

Vị doanh nhân này cũng tích lũy cổ phần kiểm soát ở Tập đoàn dầu khí Zapata do George H.W. Bush thành lập (sau này trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1989-1993). Malcolm Glazer cùng với con trai của mình là Avram đã biến Zapata trở thành công ty kinh doanh đa lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất hộp đựng xúc xích. Có thể dễ dàng thấy được, khối tài sản khổng lồ của Malcolm Glazer hầu hết có được là nhờ các thương vụ đầu tư, thâu tóm các công ty khác.

Lấn sân sang thể thao, trở thành “ông chủ” và kiếm bộn tiền từ MU

Năm 1995, Malcolm Glazer đã mua lại Câu lạc bộ bóng bầu dục Mỹ Tampa Bay Buccaneers với giá lên đến 190 triệu bảng, đánh dấu cột mốc lấn sân sang lĩnh vực thể thao. Đến năm 2003, đội bóng này đã giành được siêu cúp bóng bầu dục Super Bowl và được định giá 671 triệu bảng. 


Nghe theo lời khuyên của các con trai, Glazer đã bắt đầu tích lũy cổ phiếu MU kể từ năm 2003, đến năm 2005 thì nắm toàn quyền sở hữu câu lạc bộ sau khi chi 1,47 tỷ USD để sở hữu 75% cổ phần của đội bóng
Nghe theo lời khuyên của các con trai, Glazer đã bắt đầu tích lũy cổ phiếu MU kể từ năm 2003, đến năm 2005 thì nắm toàn quyền sở hữu câu lạc bộ sau khi chi 1,47 tỷ USD để sở hữu 75% cổ phần của đội bóng

Đến năm 2005, người đàn ông này tiếp tục thâu tóm Câu lạc bộ Manchester United. Nghe theo lời khuyên của các con trai, Glazer đã bắt đầu tích lũy cổ phiếu MU kể từ năm 2003, đến năm 2005 thì nắm toàn quyền sở hữu câu lạc bộ sau khi chi 1,47 tỷ USD để sở hữu 75% cổ phần của đội bóng.

Dù là chủ nhân của một đội bóng lớn, tuy nhiên theo Carl Bradley - một người phục vụ lâu năm của Malcolm Glazer - cho biết, ông chưa bao giờ nhìn thấy ông chủ của mình đọc một tờ báo thể thao nào. Thậm chí, trước khi qua đời vào năm 2014, vị doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái này còn chưa một lần đặt chân đến sân Old Trafford dù từng phải chiến đấu dữ dội để có thể giành quyền sở hữu đội “Quỷ đỏ”.

Mới đầu năm nay, tạp chí Forbes đã công bố danh sách “Những đế chế thể thao giá trị nhất thế giới” trong năm. Đáng chú ý, gia đình của Glazer đã chễm chệ ở vị trí thứ 8 với giá trị lên đến 5,84 tỷ USD. Thống kê từ Deloitte cũng chỉ ra rằng, nhà Glazer trong vòng 10 năm qua đã nhận được tổng cộng 154 triệu bảng nhờ việc sở hữu đội “Quỷ đỏ”. Trong đó, con số này gồm có 133 triệu bảng tiền chia cổ tức cùng với 21 triệu bảng bán cổ phiếu. Điều đáng nói, MU là đội bóng Premier League duy nhất chi trả cổ tức cho các cổ đông, số tiền cổ tức này chủ yếu rơi vào túi nhà Glazer.

Các đánh giá cũng cho thấy, trong vòng 10 năm qua nhà Glazer là ông chủ ở Ngoại hạng Anh kiếm được nhiều tiền nhất từ Câu lạc bộ của mình. Nguyên nhân bởi, phần lớn các ông chủ còn lại của Premier League đều chi ra số tiền lớn cho Câu lạc bộ mà họ sở hữu. Vào năm 2005, gia đình của Glazer đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích vì thâu tóm MU thông qua mô hình tài chính đòn bẩy. Cụ thể, họ đã thế chấp Câu lạc bộ này cho các ngân hàng cùng với quỹ đầu tư, sau đó lấy tiền mua lại đội bóng. Những người ủng hộ nhà Glazer đã chỉ ra, con số chuyển nhượng khổng lồ của MU trong 10 năm qua là 1,4 tỷ bảng. Thế nhưng, đây chủ yếu là tiền đến từ doanh thu của Câu lạc bộ chứ không phải trực tiếp bỏ ra từ nhà Glazer. 


Nhiều cổ động viên khác lại cho rằng, gia đình Glazer chỉ coi MU là công cụ kiếm tiền mà thôi, không thực sự quan tâm đến việc phát triển đội bóng
Nhiều cổ động viên khác lại cho rằng, gia đình Glazer chỉ coi MU là công cụ kiếm tiền mà thôi, không thực sự quan tâm đến việc phát triển đội bóng

Nhiều cổ động viên khác lại cho rằng, gia đình Glazer chỉ coi MU là công cụ kiếm tiền mà thôi, không thực sự quan tâm đến việc phát triển đội bóng. Suốt một thời gian dài, họ chỉ muốn khai thác lợi nhuận từ đội “Quỷ đỏ” và từ chối bán Câu lạc bộ dù nhận được rất nhiều những lời đề nghị. Mới năm ngoái, tờ The Daily Mirror đưa tin về việc gia đình Glazer sẽ bán đội bóng nổi tiếng nước Anh; tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi mức giá lớn hơn 4 tỷ bảng Anh (tương đương với 4,84 tỷ USD).

Hiện tại, giới chủ MU đang tỏ ra khá nghiêm túc trước kế hoạch chuyển nhượng câu lạc bộ. Theo đó, “Quỷ đỏ” đã thuê tập đoàn The Raine Group đóng vai trò cố vấn tài chính độc quyền; trong khi đó cố vấn pháp lý là Latham & Watkins LLP. Ngoài ra, cố vấn tài chính cho các cổ đông của nhà Glazer là tập đoàn Rothschild and Co.

Theo The Athletic, gia đình Glazer đã sớm chỉ đạo các ngân hàng xử lý việc bán đội chủ sân Old Trafford. Đáng chú ý, theo tiết lộ của Daily Mail thì giới chức MU chỉ cân nhắc và xem xét lời đề nghị với mức giá thấp nhất là 5 tỷ bảng bất chấp việc họ có thể yêu cầu tới 9 tỷ bảng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

24 phút trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

25 phút trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

26 phút trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

26 phút trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước