meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ: Hành trình từ ông chủ Mareven Food đến Chủ tịch ngân hàng VIB

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Không chỉ nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VIB, ông Đặng Khắc Vỹ còn là thành viên sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Mareven Food Holding Limited. Đây là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng hàng đầu tại các thị trường Đông Âu, Tây Âu.

Là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), ông Đặng Khắc Vỹ đã được Đại hội đồng Cổ đông bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) vào ngày 16/10/2013. Sau đó, ông tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị khóa VII (2016 – 2019). Trước đó, ông Vỹ còn là Ủy viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) từ khóa I đến khóa VI.

Thời điểm hiện tại, ông Vỹ còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Mareven Food Holding Limited - một trong những tập đoàn lớn của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, Tây Âu và một số quốc gia Châu Á.

Bên cạnh đó, ông Vỹ có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Kinh tế, có nhiều năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore và Cộng hòa Liên bang Nga. 

Từ ông chủ Mareven Food đến người "cầm cương" của Ngân hàng VIB

Ông Đặng Khắc Vỹ sinh ngày 7/6/1968 tại Nghệ An. Thời điểm hiện tại, ông Vỹ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong đó, vai trò nổi tiếng nhất của ông Vỹ chính là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Quốc tế VIB từ năm 2013. 

Ông Đặng Khắc Vỹ từng tốt nghiệp Kỹ sư Mỏ địa chất tại Đại học Thăm dò địa chất Matxcova - Nga, sau đó lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Ngoài ra, vị doanh nhân 6x còn là Tiến sĩ Kinh tế, quản trị hoạt động kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á và khu vực châu Âu.


Không giống với hầu hết những Việt kiều Nga khác, ông Vỹ không bán hết cơ ngơi của mình để hồi hương mà lại có hướng đi riêng
Không giống với hầu hết những Việt kiều Nga khác, ông Vỹ không bán hết cơ ngơi của mình để hồi hương mà lại có hướng đi riêng

Còn đối với doanh nghiệp Mareven Food có trụ sở tại Nga, ông Đặng Khắc Vỹ còn đảm nhiệm vai trò là người sáng lập kiêm vị trí chủ tịch. Theo nhiều nguồn thông tin, Mareven Food là công ty sản xuất mì ống cùng với khoai tây nghiền lớn nhất xứ sở bạch dương và là một trong những tập đoàn lớn của người Việt ở nước ngoài. 

Đây được coi là doanh nghiệp đầu tiên tại Nga sản xuất mì ăn liền. Thời điểm hiện tại, công ty này đang dẫn đầu thị trường với thương hiệu Rolton. Theo BXH do Forbes công bố, nhà máy Rolton của Mareven Food từng lọt vào top 50 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Nga. Hiện nay, sản phẩm mì gói cùng với khoai tây nghiền của Rolton đã và đang được xuất khẩu đi 33 quốc gia khác trên thế giới.

Vào năm 2009, nhà sản xuất mì lớn nhất Nhật Bản là Nissin Foods Holdings đã chi ra 26,8 tỷ Yên (tương đương với 240 triệu USD) để mua lại 33,5% cổ phần của Công ty Angleside - công ty con của Mareven Food). Nissin cho rằng, thời điểm đó, Mareven Food là nhà sản xuất mì gói lớn nhất nước Nga khi có mức doanh thu hàng năm đạt khoảng 270 triệu USD, lợi nhuận ròng lên tới khoảng 20 triệu USD/ năm.

Hiện nay, Mareven Food Holding Limited đang có 3 hội sở, bao gồm: Mareven Food Tian Shan (Almaty, Kazakhstan), Mareven Food Central (Moscow, Nga) và Mareven Food Europe (Kiev, Ukraine). Trong đó, 2 nhà máy đặt tại Nga cùng với Kazakhstan có công suất sản xuất ước tính lên tới hơn 2 tỷ sản phẩm/năm; đồng thời được tiêu thụ tại 33 quốc gia, chủ yếu ở Đông và Tây Âu.

Điều đáng nói, dù là một trong những doanh nhân duy trì hoạt động kinh doanh chính ở thị trường Đông Âu, thế nhưng ông Đặng Khắc Vỹ luôn có sức ảnh hưởng lớn ở thị trường Việt nhờ Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

Bên cạnh những doanh nhân nổi tiếng như ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Ngô Chí Dũng, Phạm Nhật Vượng… ông Vỹ cũng nằm trong danh sách “đại gia Đông Âu”. Hầu hết các doanh nhân ở trên đều đã chuyển hoạt động kinh doanh về Việt Nam, riêng ông Vỹ vẫn duy trì thị trường kinh doanh chính tại Nga.  


Bên cạnh những doanh nhân nổi tiếng như ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Ngô Chí Dũng, Phạm Nhật Vượng… ông Vỹ cũng nằm trong danh sách “đại gia Đông Âu”
Bên cạnh những doanh nhân nổi tiếng như ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Ngô Chí Dũng, Phạm Nhật Vượng… ông Vỹ cũng nằm trong danh sách “đại gia Đông Âu”

Không giống với hầu hết những Việt kiều Nga khác, ông Vỹ không bán hết cơ ngơi của mình để hồi hương mà lại có hướng đi riêng. Năm 1996, vị doanh nhân 6x cùng với một số Việt kiều Nga khác đã thành lập Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Thời điểm đó, VIB có số vốn ban đầu 50 tỷ cùng với 23 nhân viên. Chỉ riêng cái tên VIB cũng đã phần nào thể hiện được mục tiêu thành lập ngân hàng này của nhóm Việt kiều Nga này.

VIB dưới sự lãnh đạo của “doanh nhân Đông Âu” Đặng Khắc Vỹ

Là một trong số 6 cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), thế nhưng đến năm 2013, cái tên Đặng Khắc Vỹ mới được mọi người chú ý khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch của ngân hàng này. Sau 26 năm hình thành và phát triển, VIB dưới sự dẫn dắt của ông Đặng Khắc Vỹ đã có nhiều bước tiến vượt bậc cả về lợi nhuận và doanh thu.

Trong giai đoạn những năm 2011 đến 2013, tình hình tài chính của VIB đã có nhiều biến động lớn, khiến cho nhiều chỉ số sụt giảm mạnh. Điều này buộc ngân hàng phải tiến hành một số cải tổ về bộ máy nhân sự cấp cao cũng như thay đổi chiến lược kinh doanh. 

Trước năm 2010, những chỉ số của ngân hàng này liên tục tăng trưởng từ 50% đến hơn 70%/năm. Thế nhưng, đến năm 2011 chỉ tiêu tổng tài sản của ngân hàng đã không còn tăng nữa, thậm chí còn giảm xuống mức 3.3%, dư nợ cho vay chỉ còn tăng 4,2%, lợi nhuận thu về trong cùng năm cũng giảm chỉ còn 19%.


Sau 26 năm, VIB dưới sự chèo lái của Đặng Khắc Vỹ đã ngày càng phát triển, cũng từ đó, “mạng nhện” trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có liên quan tới vị chủ tịch này cũng theo đó mà trở nên chằng chịt hơn
Sau 26 năm, VIB dưới sự chèo lái của Đặng Khắc Vỹ đã ngày càng phát triển, cũng từ đó, “mạng nhện” trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có liên quan tới vị chủ tịch này cũng theo đó mà trở nên chằng chịt hơn

Cuối năm 2012, tổng tài sản của VIB đã giảm tới 33%, từ 95.950 tỷ đồng xuống còn 65.023 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hình thức cho vay và huy động vốn của ngân hàng cũng ghi nhận mức giảm lần lượt 22% và 12%. Nguyên nhân chính khiến cho mọi chỉ số sụt giảm nghiêm trọng là do VIB phải cắt giảm 80% các hoạt động. Đồng thời, vấn đề nợ xấu cũng khiến cho ngân hàng lao đao, bắt buộc phải giảm quy mô tài sản.

Đến năm 2013, lợi nhuận trước thuế của VIB chỉ đạt 81 tỷ đồng. Đây được biết là mức lợi nhuận thấp nhất trong lịch sử hàng chục năm kinh doanh của ngân hàng này. Đồng thời, đây cũng là năm mà mọi hoạt động của nhà băng đều ở mức chạm đáy. 

Sau 26 năm, VIB dưới sự chèo lái của Đặng Khắc Vỹ đã ngày càng phát triển, cũng từ đó, “mạng nhện” trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có liên quan tới vị chủ tịch này cũng theo đó mà trở nên chằng chịt hơn. Mới đây nhất, kết thúc quý I/2022, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt hơn 4.100 tỷ đồng.

Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; thu nhập ngoài lãi đạt 650 tỷ đồng, đóng góp 16% vào tổng thu nhập hoạt động. Tăng trưởng tín dụng của VIB ở mức 6,1%, dư nợ ở mức gần 217.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng trưởng tốt ở mức 7,7%, đạt 302.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận của VIB trong quý này tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, nguyên nhân đến từ việc Ngân hàng đã tập trung vào danh mục bán lẻ chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu rủi ro tập trung với gần 90% danh mục cho vay bán lẻ và 95% có tài sản đảm bảo. Biên lãi ròng của VIB cũng được cải thiện đáng kể ở mức 4,5%, nhờ vào chi phí huy động vốn đã giảm 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước. Chi phí huy động vốn của ngân hàng được mở rộng chủ yếu đến từ số dư tiền gửi không kỳ hạn, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, những khoản vay từ các định chế tài chính nước ngoài cũng tăng gần 80% so với cùng kỳ năm trước. 


Sự phát triển vượt trội của ngân hàng số là một trong những thành tựu nổi bật trong 5 năm qua, trong đó 97% giao dịch của khách hàng VIB đã được thực hiện trên nền tảng số
Sự phát triển vượt trội của ngân hàng số là một trong những thành tựu nổi bật trong 5 năm qua, trong đó 97% giao dịch của khách hàng VIB đã được thực hiện trên nền tảng số

Tính đến ngày 31/03/2022, số dư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng VIB là 2.612 tỷ đồng, con số này tương đương 1,2% tổng danh mục tín dụng. Điều đáng nói, đây là con số cực thấp trong ngành ngân hàng. Trái phiếu do VIB đầu tư phần lớn là của doanh nghiệp sản xuất, có kết quả kinh doanh tốt, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng, an toàn, minh bạch, tài sản đảm bảo chất lượng, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

VIB là ngân hàng tiên phong áp dụng những chuẩn mực quốc tế hàng đầu về quản trị rủi ro, ngân hàng ghi dấu ấn trên thị trường là một nhà băng phát triển bền vững cùng nền tảng quản trị rủi ro hàng đầu. Đáng chú ý, Ngân hàng còn có những chỉ số về an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và thanh khoản được quản lý chặt chẽ, thuộc nhóm tốt nhất ngành. 

Vào ngày 19/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho VIB với Phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.545 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên. Số cổ phiếu này tính từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau đợt phát hành cổ phiếu này, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên trên 21.000 tỷ đồng. Với số vốn này, VIB có thể tiếp tục mở rộng kinh doanh dựa trên nền tảng vốn vô cùng vững mạnh. 

Trong những năm sắp tới, VIB đặt mục tiêu phục vụ 10 triệu khách hàng đến năm 2026. Một trong số những chiến lược chính của ngân hàng chính là phát triển hệ sinh thái khách hàng trên đa dạng các nền tảng tài chính thông minh.

Thời điểm hiện tại, VIB đang là ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ dẫn đầu thị trường khi có tới gần 90% danh mục tín dụng, lớn hơn nhiều so với trung bình ngành là 40%. Trong đó, có tới gần 95% danh mục của ngân hàng có tài sản đảm bảo. Tính về quy mô, VIB nằm trong top 4 ngân hàng TMCP tư nhân có mảng bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Nhà băng này cũng liên tục dẫn đầu thị phần trong các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, bao gồm cho vay ô tô, bảo hiểm nhân thọ, thẻ tín dụng. Đáng chú ý, sự phát triển vượt trội của ngân hàng số là một trong những thành tựu nổi bật trong 5 năm qua, trong đó 97% giao dịch của khách hàng VIB đã được thực hiện trên nền tảng số.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

14 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

14 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

14 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

14 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

14 giờ trước