meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp xây dựng vẫn còn nỗi lo nợ đọng

Thứ năm, 21/09/2023-16:09
Ngành xây dựng trong quý II/2023 có sự phục hồi mạnh mẽ, nhưng nỗi lo về thiếu nhân lực và bị nợ đọng vẫn bao trùm…

Theo ĐTCK, giám đốc một công ty xây dựng tại Vĩnh Phúc - Ông Trần Văn Lập chia sẻ về “sức khỏe” doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng hiện nay: “Nhìn chung vẫn khó khăn lắm”. Nhiều doanh nghiệp mãi chỉ luẩn quẩn trong “đơn hàng - nguồn việc - thiếu vốn - nợ đọng”.

Thời gian qua xuất hiện thông tin một số nhà thầu lớn trung các gói thầu trị giá vài chục nghìn tỷ đồng, phần nào giúp giải bài toán tài chính song chưa phản ánh hết sự khó khăn của ngành.

Qúy II/2023, cùng sự quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình đầu tư công, thì các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là nhóm được hưởng lợi, trong khi nhóm các doanh nghiệp xây dựng nhà các loại và xây dựng chuyên dụng vẫn chồng chất khó khăn. 

Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA), Chủ tịch Hệ thống Secoin - Ông Đinh Hồng Kỳ cho hay, việc nhiều dự án BĐS đình trệ kéo dài do vướng pháp lý khiến các doanh nghiệp xây dựng và cung ứng vật liệu cũng “đứng hình”.

“Dù đã lường trước khó khăn nhưng cú sốc lớn như vậy vẫn gây ra sự sụt giảm doanh thu quá lớn, khiến không ít doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng phải thu hẹp quy mô, giảm nhân sự… thậm chí tạm dừng hoạt động” - Vị này nói. 


Không chỉ lo ngại về đơn hàng hay nguồn vốn, một nỗi lo khác là tình trạng nợ đọng kéo dài
Không chỉ lo ngại về đơn hàng hay nguồn vốn, một nỗi lo khác là tình trạng nợ đọng kéo dài

Theo dữ liệu của VietstockFinance, quý II có 55 doanh nghiệp xây dựng dân dụng trên sàn chứng khoán có doanh thu giảm gần 2% về mức 23.000 tỷ đồng, tổng lãi ròng tăng gần 4% lên hơn 1.300 tỷ đồng, nhưng chủ yếu đến từ 9 doanh nghiệp có lãi ròng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại đều lỗ.

Không chỉ lo ngại về đơn hàng hay nguồn vốn, một nỗi lo khác là tình trạng nợ đọng kéo dài: Chủ đầu tư nợ nhà thầu chính, nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ, các nhà thầu nợ nhà cung cấp…

Giám đốc Tài chính Công ty cổ phần Xây dựng Module 9 - Ông Phạm Tuấn Linh cho hay, tình trạng này đến từ hợp đồng xây dựng thiếu chặt chẽ, thiếu cơ sở để thanh quyết toán và giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng. Nhiều hợp đồng có chủ đầu tư là tư nhân thường tìm cách trì hoãn thanh toán, thậm chí khi quyết toán đã viện đủ cớ trốn tránh trách nhiệm.

Nguồn lực cũng là một thách thức lớn vì ngành xây dựng có đặc thù là dùng lao động thời vụ, chiếm tới 70% lực lượng. Nhưng sau dịch, nhiều người không trở lại làm việc khiến các doanh nghiệp rơi vào thế khó, dù đơn giá nhân công tăng 25 - 30% so với trước. 

Theo nhiều nhà thầu, phần lớn các gói thầu, giá nhân công phải trả thực tế cho thợ phụ khoảng 350.000 - 400.000 đồng/người/ngày, thợ tay nghề cao từ 450.000-500.000 đồng/người/ngày, thậm chí cao hơn. Nhưng giá nhân công áp dụng cho các dự án sử dụng ngân sách nhà nước chỉ khoảng 210.000 đồng/ngày nên chủ thầu phải bù lỗ lớn.

Theo thông tin từ đại diện Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam, từ nay đến cuối năm 2023 sẽ tiếp tục kiến nghị cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động xây dựng, đấu thầu như hợp đồng và tranh chấp hợp đồng xây dựng; Bù giá và thanh toán hợp đồng; Xây dựng cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư và giải quyết nợ đọng trong xây dựng; Cơ chế bảo hành và quyết toán hợp đồng…

Hiệp hồi cũng tiếp tục hỗ trợ các hội viên xử lý các vấn đề liên quan tới định mức, đơn giá; Đồng thời phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành quy định áp dụng lập đơn giá thanh toán vào cuối năm 2023; Kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh cơ chế xác định đơn giá tiền lương, cơ chế công bố giá vật liệu sát với thị trường…

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

2 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

2 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

3 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

3 ngày trước