meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp Việt có đang “khát” nhân lực?

Chủ nhật, 11/09/2022-10:09
Có thể thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà hồi phục. Doanh nghiệp cũng đã nhận được nhiều đơn hàng hơn song song với nhu cầu nâng công suất sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiều đơn vị đang vướng mắc bỏi thiếu hụt nguồn lao động đáng chú ý là nguồn nhân lực thạo việc, chất lượng cao.

Doanh nghiệp Việt đang “khát” nhân lực

Theo Thông tấn xã Việt Nam, khi về thôn Rùa Hạ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội những ngày này thì có đến hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp nhỏ rốt ráo sản xuất để có thể kịp trả đơn hàng cuối năm. Và chỉ với mỗi cơ sở sản xuất tại đây cũng đã có đến hàng chục người lao động sản xuất. Mặc dù vậy thì số nhân lực này vẫn chưa đủ để có thể đáp ứng khí thế sản xuất đang hừng hực ở huyện ngoại thành Hà Nội này. 

Cụ thể, Giám đốc công ty doanh nghiệp Cơ khí chính xác SKD Việt Nam - ông Nguyễn Văn Kết cho biết, công ty luôn trong tình trạng thiếu lao động và đặc biệt là giai đoạn sau dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp cũng đã khôi phục sản xuất từ đó nhận được nhiều đơn hàng từ trong nước và ngoài nước như Nhật Bản Và Đài Loan. 

Ông Kết bộc bạch: “Chúng tôi cũng đang tiến hành kết nối với phía Hàn Quốc để làm linh kiện cho họ, tuy nhiên thì đang rất lo ngại bởi tình trạng không đủ người làm”. 



Có thể thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà hồi phục. Doanh nghiệp cũng đã nhận được nhiều đơn hàng hơn song song với nhu cầu nâng công suất sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiều đơn vị đang vướng mắc bỏi thiếu hụt nguồn lao động đáng chú ý là nguồn nhân lực thạo việc, chất lượng cao
Có thể thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà hồi phục. Doanh nghiệp cũng đã nhận được nhiều đơn hàng hơn song song với nhu cầu nâng công suất sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiều đơn vị đang vướng mắc bỏi thiếu hụt nguồn lao động đáng chú ý là nguồn nhân lực thạo việc, chất lượng cao

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho biết, trên cả nước có khoảng gần 15.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí nhưng chỉ có hơn 100 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động và số còn lại đều là các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ chỉ với vài trăm hoặc chỉ có vài chục lao động.

Chủ tịch VAMI - ông Đào Phan Long cho hay, cơ khí chính là ngành dễ kiếm việc nhưng lại khó có thể kiếm được người giỏi. Hơn thế, cũng là học đại học, cao đẳng nhưng mức thu nhập từ lao động này lại không thực sự cao và không hot như nhiều ngành tài chính hiện nay. 

Chính vì thế mà lĩnh vực này chưa thể nhận được sự quan tâm đúng mực của các bậc phụ huynh hay các bạn sinh viên. Bởi ngành cơ khí thường được xem là ngành học top dưới và làm những công việc đơn giản như gò, hàn, tiện, khuôn,...

Ông Long nhấn mạnh, với những lý do đó mà các doanh nghiệp cơ khí đã liên tục tuyển dụng lao động nhưng vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt từ kỹ sư cho đến công nhân chứ chưa nói đến đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm. 

Không riêng gì ngành cơ khí mà đối với ngành dệt may, với những ông lớn có hàng nghìn lao động thì tình trạng khát lao động cũng tương tự như thế. Tổng Giám đốc Công ty TNHH May mặc Donny - ông Phạm Quang Anh cho biết, công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề và tay nghề cao với mức lương cũng như chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Dù vậy thì vẫn rất khó để có thể tuyển được người lao động bởi không chỉ doanh nghiệp Donny mà rất nhiều doanh nghiệp trong ngành may mặc cũng đang ráo riết tìm kiếm ngân lực để có thể tăng sản xuất để đáp ứng đơn hàng cuối năm. 

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam, bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay, hiện nay điều khó khăn của nhiều doanh nghiệp chính là không tìm được lực lượng lao động đã qua đào tạo và có chất lượng cao. 
  
Phía Hiệp hội cũng đã tiến hành kết nối với các trường hay các cơ sở đào tạo nhưng nguồn cung lại không đủ. Những năm tháng dịch bệnh cũng đã khiến cho thị trường lao động dịch chuyển một cách nhanh chóng giữa các ngành nghề và nhiều lao động vẫn tha thiết với các ngành may mặc. Cũng chung quan điểm này, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) - ông Trương Văn Cẩm cho hay, từ nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp đã đứng trước nhiều khó khăn và thách thức dù toàn ngành vẫn đang giữ mục tiêu phấn đấu đạt mức 43,5 tỷ USD cho cả năm 2022. Dệt may vẫn được xem là ngành thâm dụng lao động và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tác động của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, lao động về quê đã không trở lại nên việc tuyển dụng lao động mới cũng đã gặp rất nhiều khó khăn cũng như tăng chi phí đào tạo, năng suất của lao động mới tuyển thấp. Và nhất là tình trạng thiếu lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, làm việc thời gian ngắn rồi xin nghỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã gây ra tình trạng mất ổn định lao động. 



Để có thể giải quyết tình trạng thiếu lao động, Giám đốc SKD Việt Nam - ông Nguyễn Văn Kết cho biết công ty đã buộc phải xoay sở bằng cách thuê nhân lực thời vụ với tay nghề thấp lại vừa đào tạo và sàng lọc
Để có thể giải quyết tình trạng thiếu lao động, Giám đốc SKD Việt Nam - ông Nguyễn Văn Kết cho biết công ty đã buộc phải xoay sở bằng cách thuê nhân lực thời vụ với tay nghề thấp lại vừa đào tạo và sàng lọc

Tiến hành kết nối nhân lực cho sản xuất

Tổng cục Thống kê cho biết, đợt dịch COVID-19 thứ tư đã có khoảng 2,2 triệu người lao động về quê để tránh dịch. Dòng lao động dịch chuyển ồ ạt cũng đã làm đứt gãy nguồn nhân lực để có thể phục hồi việc sản xuất của các doanh nghiệp. 

Để có thể giải quyết tình trạng thiếu lao động, Giám đốc SKD Việt Nam - ông Nguyễn Văn Kết cho biết công ty đã buộc phải xoay sở bằng cách thuê nhân lực thời vụ với tay nghề thấp lại vừa đào tạo và sàng lọc để có thể lựa chọn nhân lực tốt làm việc lâu dài với chế độ đãi ngộ tốt. Đây chính là giải pháp tạm thời nhưng cũng mang đến hiệu quả trong bối cảnh công ty cần người để làm hàng trả cho đối tác. 

Còn về lâu dài, ông Kết cho biết Nhà nước cùng các trường đào tạo cần cân đối các ngành nghề cho thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế của sự phát triển cũng như nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Ông Nguyễn Văn Kết bộc bạch: “Thực tế cho thấy doanh nghiệp cơ khí hiện nay đều đã hiện đại hóa và đầu tư sâu hơn cho nghiên cứu cũng như phát triển sản phẩm mới với độ chính xác, hàm lượng công nghệ cao hơn. Những lĩnh vực này chúng tôi rất khó có thể tìm được nhân lực mà thường phải tự mò mẫm hay là thuê ngoài nên rất tốn kém và không chủ động. Trong khi đó có nhiều trường hay các cơ sở đào tại hiện tại vẫn đang dạy những môn rất cơ bản như hàn và tiện. Những nội dung và nếu xuống thực tế doanh nghiệp thì chúng tôi chỉ dạy nửa tháng - 1 tháng là các em có thể làm được”. 

Còn đối với ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm đã đưa ra đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Thời điểm hiện tại tỷ lệ đóng bảo hiểm là quá cao và đặc biệt rà soát thời gian về hưu, điều kiện hưởng lương hưu sao cho phù hợp với khu vực sản xuất kinh doanh từ đó tránh tình trạng người lao động xin nghỉ hàng loạt để rút bảo hiểm xã hội một lần gây ra tình trạng biến động rất lớn cho doanh nghiệp. 

Ông Trương Văn Cẩm cho hay: “Việc sửa đổi quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp để tránh tình trạng lao động trẻ nhảy việc. Lấy ví dụ nếu chỉ đi làm 12 tháng xin nghỉ để hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp sẽ gây nên tình trạng mất ổn định lao động. Song song với đó, hiệp hội cũng đề nghị Chính Phủ cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo giảng viên, sinh viên học dệt, nhuộm cùng chuyển đổi số tại các trường đại học, cao đẳng bởi vì đây là chính lĩnh vực đào tạo thời gian dài hơn, phức tạp hơn hay chi phí cũng tốn kém hơn không phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các trường". 


Đối với ngành dệt may, với những ông lớn có hàng nghìn lao động thì tình trạng khát lao động cũng tương tự như thế
Đối với ngành dệt may, với những ông lớn có hàng nghìn lao động thì tình trạng khát lao động cũng tương tự như thế

Còn theo Chủ tịch Tập đoàn EDX - đơn vị đào tạo nhân lực cho biết doanh nghiệp đồng hành với các cơ sở đào tạo, nhà trường ngay từ khâu thiết kế chương trình, mở ngành đào tạo mới hay đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và cử chuyên gia hướng dẫn sinh viên thực hành để có thể sớm tiếp cận với công nghệ mới ngay trên giảng đường.

Trên thực tế, nhiều năm qua việc này đã giúp cho sinh viên có thể tiếp cận sớm hơn với môi trường sản xuất, kinh doanh từ đó có thể rút ngắn được khoảng cách giữa đào tạo cũng như thực tiễn. Hiện tại, EDX cũng đã thiết kế và đưa vào nhiều chương trình học và có sự kết hợp thực hành ở các doanh nghiệp sản xuất. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước