Doanh nghiệp thủy sản ứng phó như thế nào trước biến động của tỷ giá?
BÀI LIÊN QUAN
Giá dầu tăng cao, 40 - 50% tài khai thác hải sản nằm bờ, VASEP đề xuất tạo chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sảnGiá xăng dầu tăng cao, doanh nghiệp thủy sản - du lịch kêu cứuCổ phiếu DAT của Đầu tư Du lịch và Phát Triển Thủy Sản tăng trần 5 phiên liên tiếpBiến động tỷ giá đồng Euro và Yên Nhật đang khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng
Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản sạch Việt Nam - ông Võ Văn Phục cho biết: "Sức mua của người tiêu dùng đã giảm đáng kể, cộng với biến động tỷ giá nữa làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn từ đầu tháng 8/2022".
Theo ghi nhận, đồng Yên Nhật đã rớt giá xuống mức thấp nhất trong 24 năm so với đồng USD đã xuất hiện tình trạng nhà nhập khẩu Nhật Bản đề nghị đàm phán lại giá nhập khẩu. Thậm chí, doanh nghiệp cũng phản ánh thị trường có độ ổn định rất cao như Nhật Bản cũng phải điều chỉnh giá và mức giá tăng khoảng 20% để bù đắp lạm phát. Người tiêu dùng của nước này vốn rất nhạy cảm với sự biến động của giá cả nên việc này đã khiến cho sức mua giảm mạnh. Các đối tác nhập khẩu không hủy đơn nhưng điều chỉnh lịch nhận hàng từ thời gian 3 - 5 tháng để chờ người tiêu dùng làm quen với mức giá mới.
Cũng theo phân tích của bà Kim Thu - chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), đồng Yên Nhật đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong thời gian 24 năm so với đồng USD. Lý do chủ yếu khiến cho đồng Yên giảm mạnh so với đồng USD là do các nhà đầu tư lo ngại khoảng cách lãi suất giữa hai nền kinh tế sẽ tiến hành nới rộng khi Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Chứng khoán BIDV (BSC) ước lợi nhuận sau thuế quý 2/2022: Nhóm ngân hàng, thủy sản, xây dựng đồng loạt tăng trưởng dương
Theo đó, các công ty có kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dương đa số là các đơn vị thuộc ngành ngân hàng, xây dựng, vật liệu xây dựng, hóa chất phân bón và thủy sản, hàng khôn, vận tải, cảng biển.SSI Research: Xuất khẩu thủy sản đạt mức cao nhất trong quý 2, đến quý 3 sẽ bắt đầu giảm tốc
Bất chấp áp lực lạm phát, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn kỳ vọng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tháng 9 năm nay, ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 cho đến tháng 12. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng các doanh nghiệp xuất khẩu khó giữ được giá bán bình quân của tôm cao như mức giá ở nửa đầu năm nay.Điều này cũng đã dẫn đến việc xuất hiện tình trạng nhà nhập khẩu Nhật Bản đề nghị đàm phán lại giá nhập khẩu để có thể bù đắp những thiệt hại cho họ khi đồng Yên sụt giá. Hoặc cũng có tình trạng khách hàng đã ký hợp đồng từ trước nhưng lại đề nghị đàm phán nhận hàng chậm lại. Bị thiệt nhiều khi đồng nội tệ mất giá, các nhà nhập khẩu của Nhật Bản cũng sẽ tiến hành điều chỉnh kế hoạch cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng trong giai đoạn này.
Song song với đó, đồng EUR của Châu u cũng đã chứng kiến lần đầu tiên trong thời gian 20 năm giảm xuống mức giá ngang với đồng USD. Và một trong những nguyên nhân khiến cho đồng EUR mất giá là do giá khí đốt tăng mạnh cùng sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung năng lượng từ Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra lo ngại suy thoái trong khu vực đồng EUR. Trong khi đó, Cơ quan Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất mạnh mẽ để làm giảm lạm phát còn Ngân hàng Trung ương Châu u lại chưa đưa ra các quyết định tương tự.
Và khi đồng EUR giảm giá so với đồng USD, dù cho các doanh nghiệp Việt không bị ảnh hưởng do hầu hết các giao dịch xuất nhập khẩu bằng USD, nhưng lợi nhuận của nhà mua hàng giảm nên họ có thể giảm nhu cầu với nhà xuất khẩu Việt Nam. Hơn thế, khi đồng nội tệ yếu đi thì hàng hóa nhập khẩu cũng trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng Châu u cũng sẽ cân nhắc trong việc chi tiêu và lựa chọn những mặt hàng thiết yếu có giá phù hợp với túi tiền và điều này đã làm giảm đi sức cầu.
Song song với đó, khi đồng USD tăng giá cũng có nghĩa rằng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ tăng theo. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam do phải nhập khẩu lượng lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài. Đứng trước tình hình này, ông Mai Bá Dũng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chế biến xuất khẩu Tôm Việt cho biết, nhiều nhà máy đã đẩy mạnh đàm phán và chia sẻ hài hòa giá thu mua nguyên liệu cũng như giá nhập khẩu đồng thời tăng cường sản xuất hàng tinh chế để có thể tạo ra sức cạnh tranh cho thủy sản Việt khi EU và Nhật Bản đều ưa chuộng các sản phẩm này.
Trong khi đó, đại diện của VASEP cũng lưu ý, trong điều kiện thị trường hàng hóa thế giới và thị trường ngoại hối có nhiều biến động thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương để có thể lựa chọn được thị trường xuất nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi dành cho doanh nghiệp. Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT - TS Phan Minh Hòa cũng lưu ý, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi những biến động về tỷ giá và cập nhật về tình hình lạm phát, lãi suất, dịch bệnh COVID- hay chiến sự Nga - Ukraine,... Để từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình được thị trường xuất khẩu và nhập khẩu cũng như đa dạng hóa, lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi và giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD.
Để có thể phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn cho mình những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt hay sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như múa bán ngoại tệ có kỳ hạn hay các hợp đồng hoán đổi (SWAP) nhằm đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học.
Nhiều chuyên gia cũng dự báo rằng, nhu cầu mặt hàng thủy sản thế giới sẽ tăng nhanh trong tháng 9 và ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 đến tháng 12 để có thể chuẩn bị cho mùa lễ hội. Chính vì thế mà mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn có thể nằm trong tầm tay nhưng những tháng cuối năm cũng sẽ khó khăn hơn những tháng đầu năm.
Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng - ông Trần Nguyễn Hoàng Phú cho biết, tích cực đàm phán và chia sẻ hài hòa về giá mua nguyên liệu cũng như giá xuất khẩu chính là giải pháp mà doanh nghiệp đang khẩn trương thực hiện để có thể ứng phó trước những bất lợi của tỷ giá. Hơn thế, doanh nghiệp cũng một mặt hỗ trợ khách hàng về giá cả cũng như chia sẻ với khách hàng. Song song với đó là cần có trách nhiệm với bà con nông dân để có thể giữ mức giá tôm trong nước ở mức ổn định.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cho biết, xuất khẩu thủy sản đang ảnh hưởng tiêu cực. Cũng vì thế mà chính quyền và doanh nghiệp cũng cần đồng hành cùng với nhau để có thể vượt qua những khó khăn này. Trước mắt thì cần rút ngắn khoảng cách giữa đầu ra và đầu vào, trong đó cũng cần giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Quan trọng hơn là các doanh nghiệp thủy sản phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức Hiệp hội, Hội nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản cùng các hộ dân nuôi tôm để có thể đảm bảo đáp ứng hài hòa giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường xuất khẩu được bền vững.
Nếu so với Thái Lan và Ấn Độ thì Việt Nam đang là nước sở hữu công nghệ chế biến sâu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tốt hơn. Trong khi đó, đây là sản phẩm rất được ưa chuộng tại EU và Nhật Bản. Chính vì thế cần tăng cường sản xuất hàng tinh chế và cũng là giải pháp cho ngành thủy sản hiện nay. Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP thực phẩm Sao Ta - ông Hồ Quốc Lực cho biết: “Để có thể đối phó với những khó khăn, doanh nghiệp cần phải linh hoạt các giải pháp khác nhau”. Trong xuất khẩu tôm thì doanh nghiệp cũng có thể thay thế người tiêu dùng làm một số công đoạn ví dụ như lột sẵn vỏ, bao bột và chiên sẵn,... để cho người tiêu dùng thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng từ đó có thể kích cầu mua sắm. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng cần phải duy trì hoạt động để có thể giữ chân thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động và mối nhập hàng với người nông dân, khuyến khích những người nông dân tiếp tục thả giống dù cho tỷ suất lợi nhuận giảm sút.